Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 50)

sống của người Việt Nam hiện nay

Lâu nay, không ít người cho rằng, Phật giáo chỉ quan tâm đến thoát tục, giải thoát khổ đau, tìm kiếm Niết bàn ở cõi sau hơn là quan tâm đến những vấn đề thuộc về thực tại. Và không có một tư tưởng kinh tế đáng kể nào trong giáo lý Phật giáo. Cũng không ít người cho rằng, đã là đệ tử nhà Phật thì việc kinh doanh chỉ mang tính cầm chừng, vì giáo lý Phật giáo

chủ trưởng “vô ngã” cuộc sống này là “vô thường” phải quan niệm “thiểu dục, tri túc” (bớt ham muốn dục vọng và biết đủ). Phải chăng quan niệm đó đã tác động phần nào đến nền kinh tế Việt Nam - một đất nước mà hiện có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo và đa phần nhân dân trong nước ít nhiều đều chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo này. Xuất phát từ cách lý giải như trên, có ý kiến đã cho rằng, hiện nay, Phật giáo không còn phù hợp với xu hướng phát triển của dân tộc và thời đại.

Trong kinh Phật giáo không có một lời dạy trực tiếp nào về chủ đề kinh tế, nhưng những giáo huấn của Đức Phật về 4 nhu cầu: ăn, mặc, ở và thuốc men xuất hiện khắp trong kinh điển, đều có liên quan đến kinh tế học. Kinh chuyển pháp Luân vương (Dhammcakka pavattanasuttra) trao truyền lại nội dung của “Tứ diệu đế” và “Bát chính đạo” giúp làm sáng tỏ câu hỏi trên. Hướng đến đạo đức trong sự tiến bộ vật chất của loài người, Kinh chuyển pháp Luân vương đã chỉ ra rằng, sự nghèo nàn đưa đến trộm cắp và phá huỷ những định chế xã hội, đưa đến sự suy thoái trong đời sống cá nhân và xã hội. Trong kinh, Đức Phật gián tiếp đề cập đến công ăn việc làm, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và phát triển kinh tế cá nhân hay quốc gia để nuôi dưỡng hạnh phúc vật chất của con người.

Ngược lại với kinh tế học hiện đại cho rằng hoạt động kinh tế là để thoả mãn tối đa những ham muốn, kinh tế học Phật giáo hướng về sự an lạc và hạnh phúc. Theo đạo Phật, việc tu tập hằng ngày, sự điều độ trong cuộc sống sinh hoạt có thể làm cho người ta thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện. Như vậy, cần tu tập theo 4 nhu yếu ăn, mặc, ở và thuốc men. Sự tu tập bốn sự điều độ nói trên sẽ mở ra cho tất cả những ai nỗ lực vì an lạc và hạnh phúc của chính họ. Sự điều độ và hạnh phúc sẽ giúp thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện, sẽ đưa đến việc kiểm soát rắc rối do sản xuất quá mức và tiêu dùng quá độ gây nên.

Đoạn kinh ngắn dưới đây về lời dạy của Đức Phật đã bao hàm một triết lý kinh tế. Đức Phật dạy cho một người nông dân về cách sử dụng đồng tiền mà mình kiếm được như sau: Nên chia số tiền mình có được thành bốn phần, một phần dùng để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, hai phần kế tiếp dùng để đầu tư sinh lợi, và phần còn lại hoặc để dành hoặc dùng để giúp đỡ người nghèo khó. Theo tinh thần lời dạy này thì luôn phải có một phần tích lũy bằng ¼ số tiền mà mình kiếm được để sử dụng đến khi cần thiết. Theo Phật giáo, chỉ cần ¼ số tiền kiếm được, chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống tạm ổn.

Thực phẩm, quần áo, nhà cửa, thuốc men, giáo dục (xa hơn nữa là tinh thần) là những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thực phẩm thiết yếu phải được sản xuất ngay chính trong nước để tránh tình trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, với một nền kinh tế phát triển thì chỉ cần ¼ tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn 5 nhu cầu thiết yếu trên.

Phần thứ tư của tổng thu nhập dùng để tích lũy hay tiết kiệm. Phật giáo luôn khuyến khích việc tiết kiệm tiền của, vì nếu không biết tiết kiệm, chúng ta sẽ phải đối diện với sự khủng hoảng tài chính, đặc biệt là đau ốm thình lình xảy ra. Nếu không có sự tích trữ của cải, thì một cá nhân hay một quốc gia chắc chắn sẽ rơi vào nợ nần chồng chất.

Trong kinh Trung Bộ, Đức Phật khuyến cáo 6 nguyên nhân gây phung phí tài sản cần tránh là: Đam mê các loại rượu, du hành đường phố phi thời, la cà đình đám hí viện, đam mê cờ bạc, giao du ác hữu, quen thói lười biếng

Trong đó nguyên nhân thứ sáu có liên quan trực tiếp đến việc gây dựng tài sản. Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: “quá lạnh”, không làm việc; “quá nóng”, không làm việc; “quá trễ”, không làm việc; “quá sớm”, không làm việc; “tôi đói quá”, không làm việc; “tôi quá no”, không làm việc. Trong khi những công việc cần phải làm thì lại bê trễ, không làm. Tài sản chưa có không gây dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao”.

Theo Phật giáo, chính sách phát triển kinh tế dựa trên 4 nguyên tắc quan trọng sau: - Những thứ có liên quan tới sản xuất kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp phải được cung cấp cho người dân như: hạt giống, gia súc, phân bón, đất canh tác, nước tưới tiêu, dụng cụ v.v… Nói tóm lại, rất cần những hoạt động hỗ trợ sản xuất như vậy của nhà nước.

- Khuyến khích giao thương buôn bán vì chúng mang lại lợi nhuận cho đất nước. Nhà nước phải giám sát sự giao thương buôn bán này để có thể bảo vệ lợi ích của người lao động và người tiêu dùng.

- Những quan chức cũng như các chuyên gia phục vụ đất nước phải có những chế độ đãi ngộ thích đáng như lương bổng, thăng chức, nghỉ phép, khích lệ hay những đặc quyền khác để họ phấn đấu cống hiến hết sức mình cho công việc. Không được tạo điều kiện để họ tham nhũng, hối lộ cũng như bỏ bê công việc của mình.

- Nhà nước nên ủng hộ và khuyến khích mọi người tham gia vào các lĩnh vực phát triển tinh thần.

Đức Phật thừa nhận rằng, thật khó để có một đời sống ổn định trong một hoàn cảnh nghèo khó. “Đối với những gia chủ trên thế gian này, nghèo là khổ đau”, “Khổ đau trên cuộc đời này là nghèo và nợ nần”[27,3]. Nghèo khó, giống như lòng tham, góp phần vào tội phạm và bất ổn xã hội [27,65-70]. Do đó, ở góc độ nhà nước, cần phải thấy được nhu cầu của những người nghèo khó và phải xua đuổi nghèo khó ra khỏi đất nước. Tối thiểu, mọi người phải có được việc làm lương thiện, buôn bán nên được khuyến khích, vốn liếng cần được tổ chức và kinh doanh cần được giám sát để chặn đứng những công việc bất thiện hay bóc lột. Theo tiêu chí này, thì sự vắng mặt nghèo khó, một loại thành công của nhà nước, có thể tốt hơn sự có mặt của những nhà triệu phú. Đức Phật cũng nhấn mạnh đến việc mở rộng công việc kinh doanh, “Tài sản cần chia làm bốn phần: Một phần để ăn uống và làm các bổn phận, hai phần để đầu tư mở rộng doanh nghiệp, và phần tư còn lại để dành lúc khó khăn”[27,70]. Tuy nhiên, ngài cấm buôn bán một số nghề làm hại con người, động vật, làm hại đến sức khoẻ, nhân phẩm đưa đến rối loạn xã hội. Đó là: buôn bán vũ khí, buôn bán con người, buôn bán thịt động vật, buôn bán các chất gây nghiện, và buôn bán thuốc độc [27, 5].

Đức Phật chỉ ra bốn điều kiện dẫn đến hạnh phúc và lợi ích trong tương lai. Đó là niềm tin tinh thần, đạo đức, bố thí và trí tuệ. Theo quan điểm Phật giáo thì lao động sản xuất phát triển kinh tế nhưng phải bảo đảm an sinh xã hội, công bằng xã hội.

Sự "phát triển bền vững" được Phật giáo quan niệm như là một sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hóa cho cả thế hệ hiện tại lẫn thế hệ tương lai. Một mặt, nó đòi hỏi phải cải thiện những điều kiện sống trên lĩnh vực kinh tế và xã hội sao cho phù hợp với sự bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, nó đòi hỏi một sự quan tâm và chịu trách nhiệm chung về những vấn đề môi sinh, kinh tế, văn hóa và xã hội, trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. "Sự phát triển bền vững" được nhất thể hóa với "sự bảo vệ môi trường". Trong sự nhất thể hóa này, nội dung của "sự phát triển bền vững" bao gồm 4 điểm cơ bản:

1. Ðáp ứng được những nhu cầu cơ bản của người dân;

2. San bằng hố sâu cách biệt giữa giàu nghèo và hoàn cảnh xã hội;

4. Tạo những điều kiện tốt giúp con người nhận thức được giá trị làm người, hiểu rõ được những vấn đề chung của nhân loại và biết rõ những gì ưu tiên cần phải thực hiện trước, cũng như giúp con người đạt được quyền tự quyết trong cộng đồng.

Tóm lại, theo quan niệm Phật giáo, sự điều độ và hạnh phúc sẽ giúp thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện, sẽ đưa đến việc kiểm soát rắc rối do sản xuất quá mức và tiêu dùng quá độ gây nên. Phật giáo khuyến khích sự phát triển của con người trong sự hài hòa với thiên nhiên. Đây là một đóng góp quan trọng của Phật giáo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Những tư tưởng kinh tế của Phật giáo nói trên đã có ảnh hưởng nhất định đến cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay.

Dưới triều đại Lý, Trần khi Phật giáo giữ vai trò là hệ tư tưởng chủ đạo, nhà nước phong kiến thế tục đã biết vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị nước an dân làm cho nước ta trở nên hùng mạnh mà vẫn hiếu hòa, dân nước ta nhu thuần mà vẫn phú cường trong gần 3 thế kỷ. Những vị vua Phật tử khai sáng như Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông đã xây dựng một cơ sở tinh thần để từ đó và trên đó, vận dụng tinh thần dung hợp và khai phóng của Phật giáo, đoàn kết và thống nhất toàn bộ nỗ lực, tri thức và nguồn lực vật chất xã hội để vừa có thể đánh bại các đạo quân xâm lược hung bạo phương Bắc, vừa mở mang bờ cõi về phương Nam, vừa tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo các nền văn hóa ngoại nhập làm phong phú diện mạo văn hóa dân tộc. Những chính sách quân phân điền thổ, lương bổng và thuế khóa, cải tạo tù binh và hàng binh, giáo dục và thi cử để tuyển chọn nhân tài,... của triều các đại Lý - Trần đều có sự đóng góp rất lớn của tư tưởng Phật giáo.

Ngày nay, Phật giáo vẫn có ảnh hưởng nhất định đến cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, với xu hướng nhập thế tích cực, các chức sắc, những nhà tu hành Phật giáo Việt Nam rất chú trọng khai thác, vận dụng kinh điển Phật giáo trong đời sống thực tế. Từ ý tưởng trong Kinh chuyển pháp Luân vương xem sự nghèo khổ là điều kiện chính phát sinh ra những tội ác và rối loạn xã hội, cũng như kế thừa tư tưởng của tổ Bách Trượng ở Trung Quốc rằng “Một ngày không làm, một ngày không ăn” (nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực), tăng ni, phật tử Việt Nam hiện đại đã triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần đưa Phật giáo Việt Nam hòa nhập cùng xã hội.

Sau năm 1975, với tinh thần đẩy mạnh việc “đem đạo vào đời”, khá nhiều chùa thuộc hệ phái Bắc tông, tịnh xá của hệ phái Khất sĩ đã tạo điều kiện để tự túc lương thực, đẩy mạnh hoạt động kinh tế cho nhà chùa. Qua 5 nhiệm kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1981đến nay, nhiều chùa đã đã hoàn toàn tự túc được lương thực. Đại đa số các tăng, ni thuộc hệ phái Bắc tông đều vừa tu hành vừa tự lao động kiếm sống. Nhiều chùa đã tạo thêm thu nhập qua việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, đan lát, làm đồ chay, trồng cây ăn trái, hoặc trồng rừng theo quy mô nhỏ. Công ty cổ phần Thiện Tài (ở Thành phố Hồ Chí Minh) do Ban Kinh tế, Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập và lãnh đạo đã hoạt động có hiệu quả gần 20 năm nay, góp phần cơ bản giải quyết kinh phí cho hoạt động chung của Giáo hội.

Nhiều tín đồ Phật giáo thấm nhuần thuyết “vô thường”, “vô ngã” và “lý duyên khởi” đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống làm giàu cho bản thân, gia đình và cho đất nước. Điều răn không tham của nhà Phật được các nhà tu hành và các phật tử tiến bộ hiện nay hiểu và vận dụng theo ý nghĩa rất tích cực đó là, cần làm giàu để có điều kiện giúp đỡ, bố thí cho người khác. Theo kết quả khảo sát mà chúng tôi thực hiện điểm ở ba miền Bắc, Trung, Nam trong bộ phận tín đồ Phật giáo, với 400 phiếu khảo sát thu được. Kết quả như sau: 26,3% số Phật tử được hỏi cho rằng, Phật dạy có thể làm bất cứ nghề gì, miễn là không gian lận; 21% số Phật tử cho rằng, Phật dạy làm giàu là chính đáng và 36% số Phật tử cho rằng, Phật dạy làm giàu để giúp đỡ mọi người.

Chính vì vậy, thực tế ở khắp các vùng, miền trên đất nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nhân thành đạt là tín đồ Phật giáo. Trong những năm qua, nhiều nhà tu hành và tín đồ Phật giáo đã và đang dùng những đồng tiền chân chính do mình làm ra để chung tay cùng nhà nước sẻ chia những khó khăn của cộng đồng. Trong đó, nổi lên những tấm gương sáng điển hình như: Sư thầy Thích Đàm Khoa chùa Trăm Gian- Hà Nội; Phật tử Võ Thị Ái Hương, phường Phú Hòa, thành phố Huế, Thượng tọa Thích Thanh Thu quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Ni sư Thích Nữ Như Từ thành phố Vũng Tàu.vv... và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng nữa.

Ở các vùng nông thôn Việt Nam, tính đoàn kết, tương thân tương ái của Phật giáo ít nhiều vẫn còn hiển lộ rõ trong các lối sinh hoạt sản xuất nông nghiệp trong các làng xã làm

cho sự cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt. Mỗi thành viên trong làng ngoài công việc riêng của gia đình mình còn phối hợp với nhau, bổ trợ nhau trong sản xuất. Hình thức điển hình nhất của tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất là việc đổi công cho nhau. Thực tế lịch sử nông nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay rất chú trọng và đề cao vai trò của đổi công trong sản xuất nông nghiệp. Vai trò của đổi công vẫn là hết sức cần thiết ngay cả với nông nghiệp ngày nay chứ không chỉ riêng gì trong quá khứ. Đổi công là cách tập trung huy động tối đa sức người trong việc giải quyết nhanh những công việc đồng áng mà khi có ít người không thể thực hiện được. Nó phù hợp với tính mùa vụ cao của nông nghiệp Việt Nam. Hơn nữa về ý nghĩa nhân văn nó còn thể hiện sự thắt chặt thêm mối tình giao hảo giữa anh em làng xóm láng giềng, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoặc trong rủi ro bất trắc. Chẳng hạn khi một gia đình nào đó có người ốm đau hoặc không có nhân lực lao động thì hình thức đổi công kia sẽ khoả lấp chỗ trống nhân lực đó. Tuy nhiên, không nên hiểu đổi công trong sản xuất nông nghiệp cứ nhất thiết là phải một đổi một. Ở đây đổi công chỉ mang tính chất tương đối và nặng về tình cảm hơn so với ý nghĩa thật của nó. Theo kết quả của cuộc khảo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 50)