Chọn địa bàn làm căn cứ cách mạng và kháng chiến là vô cùng quan trọng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 77 - 80)

trọng

Ngày nay, xu thế chung của thế giới là hòa bình, hợp tác và phát triển song vẫn có những cuộc chiến tranh sắc tộc, biên giới, tôn giáo..., vì vậy việc xây dựng căn cứ địa đề phòng khi có chiến tranh vẫn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu đó là chọn địa bàn làm căn cứ cách mạng kháng chiến.

kháng chiến chống Pháp của Hồ Chí Minh và Đảng ta đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về vấn đề này: xây dựng căn cứ địa cần phải có đủ các điều kiện thuận lợi về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, trong đó điều kiện nhân hòa là quyết định nhất.

Về địa thế: căn cứ địa Việt Bắc được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn, chủ yếu là núi rừng, có xen kẽ những cánh đồng hoặc soi bãi rải rác ven sông, suối, dọc các thung lũng v.v... rừng rậm bạt ngàn, các dãy núi trùng điệp. Nhiều dãy núi đá vôi có những hang động thiên nhiên rất lớn. Địa thế hiểm trở đó đã giúp cho việc bí mật gây dựng lực lượng cách mạng lúc đầu và trở thành địa bàn thuận lợi cho lực lượng vũ trang cách mạng đánh du kích lâu dài, tiêu hao lực lượng địch và dễ dàng phát triển, duy trì lực lượng của ta.

Phía Bắc căn cứ địa Việt Bắc giáp Trung Quốc. Vùng biên giới Việt- Trung là nơi cách mạng hoạt động rất thuận lợi và qua đấy có thể liên lạc được với phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng Trung Quốc. Lực lượng cách mạng Việt Nam và lực lượng cách mạng Trung Quốc có thể nương tựa vào nhau hoạt động. Nhờ đó, Việt Bắc sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, nhanh chóng xây dựng các cơ sở Đảng.

Việt Bắc lại là cửa ngõ của miền xuôi, nên phong trào cách mạng Việt Bắc vừa tranh thủ được sự lãnh đạo của Ban chỉ huy Hải ngoại, lại vừa tranh thủ được giúp đỡ và chỉ đạo của Trung ương ở dưới xuôi.

Phía nam căn cứ địa Việt Bắc là vùng trung du, đồng bằng. Từ Thái Nguyên về Hà Nội 80 ki-lô-mét. Do đó, gặp thời cơ thuận lợi, lực lượng vũ trang cách mạng có thể tiến nhanh, phát huy thắng lợi, và nếu gặp khó khăn có thể lui về bảo vệ an toàn lực lượng. Cũng do đó mà trong thời kỳ bí mật, Đảng ta đã lập được một đường dây liên lạc giữa trung ương ở trong nước với bộ phận Hải ngoại bằng con đường quần chúng đi qua phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai (Thái Nguyên cũ) lên Lạng Sơn.

Theo triền núi phía đông Việt Bắc có thể liên lạc được với biển Hải Phòng

Theo các triền núi phía tây, Việt Bắc liên lạc được với khu Tây Bắc và các tỉnh miền núi Trung Bộ.

Nói chung Việt Bắc có vị trí rất cơ động "tiến có thể đánh, lui có thể giữ"

Về kinh tế: Tài nguyên ở Việt Bắc vô cùng phong phú, nhưng chưa được khai thác. Nhân dân sinh hoạt trong điều kiện tự cấp tự túc. Tuy nhiên bằng sức lao động cần cù của mình và dựa vào thiên nhiên phong phú, nhân dân các dân tộc Việt Bắc, ngoài việc tự bảo đảm cuộc sống, còn có thể nuôi được lực lượng vũ trang cách mạng và đóng góp để mua sắm trang bị cho lực lượng vũ trang.

Nếu có bị quân thù đế quốc, tay sai uy hiếp về quân sự, bao vây về kinh tế thì lực lượng vũ trang cách mạng vẫn có thể tồn tại và phát triển bằng kinh tế sẵn có trong căn cứ địa.

Về điều kiện nhân dân, ta thường gọi là "nhân hòa". Xây dựng căn cứ địa trên đất Việt Bắc thật là đặc biệt thuận lợi. Nhân dân các dân tộc Việt Bắc có truyền thống lâu đời và rất vẻ vang, cùng đoàn kết chặt chẽ bên nhau để đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Xưa kia, mỗi lần quân phong kiến phương Bắc đến xâm lược, nhân dân các dân tộc Việt Bắc lại đoàn kết cùng nhân dân cả nước chiến đấu rất oanh liệt.

Trong cuộc kháng chiến của triều đình nhà Lý chống quân Tống xâm lược, Nùng Chí Cao đã lãnh đạo nhân dân vùng Cao Bằng ngăn quân Tống tràn sang nước ta ở mặt này và Thân Cảnh Phúc đã tổ chức đồng bào Tày Quang Lang (Lạng Sơn) đánh du kích quấy rối quân Tống.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh (Chi Lăng, Lạng Sơn), Hà Bổng, Hào Đặc (Tuyên Quang), lãnh đạo đồng bào các dân tộc phối hợp chiến đấu với quân triều đình nhà Trần đánh cho quân địch thua chạy tơi bời.

Thời Lê, trong trận Chi Lăng Lịch sử chém đầu tướng Liễu Thăng của nhà Minh, tướng Lưu Nhân Chú (người Đại Từ, Thái Nguyên) và thủ lĩnh dân binh người Tày Lý Huề (người Chi Lăng, Lạng Sơn) đã cùng nhân dân địa phương đóng góp nhiều công lao to lớn vào chiến thắng chung của dân tộc.

nhân dân các dân tộc Việt Bắc liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa như: khởi nghĩa của Lương Tuấn Tú ở Cao Bằng (1881-1885); khởi nghĩa của Hà Quốc Chương (1891-1896) và Sùng Mí Chảng (1912-1913) dân tộc Mèo ở Hà Giang...

Nhân dân Việt Bắc cũng như nhân dân cả nước khát khao độc lập tự do. Khi Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, nhân dân các dân tộc Việt Bắc nhanh chóng tiếp thu đường lối cách mạng của Đảng; kiên quyết đi theo con đường cách mạng mà Đảng đã vạch ra. Trải qua các thời kỳ 1930 - 1931 và 1936 - 1939, nhân dân Việt Bắc đã đứng dậy đấu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Đến thời kì 1939-1945, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, với những chủ trương chính sách mới đúng đắn, Đảng ta đã thu hút tất cả già trẻ, gái trai, các tầng lớp, các dân tộc đoàn kết chặt chẽ trong mặt trận Việt Minh, phát huy sức mạnh chiến đấu của đồng bào cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Căn cứ địa Việt Bắc có đầy đủ các điều kiện thuận lợi địa lý, kinh tế, nhân dân, trong đó nhân dân là điều kiện thuận lợi, căn bản, quyết định nhất. Từ đó chúng ta thấy rằng: Muốn xây dựng, duy trì và phát triển căn cứ địa cách mạng, phải tranh thủ được lòng dân. ở đâu có dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ, tổ chức được quần chúng cách mạng, thì có thể xây dựng được căn cứ địa vững chắc. Trường hợp không có núi, không có rừng mà có dân, được nhân dân ủng hộ và tổ chức được nhân dân tham gia thì căn cứ địa cách mạng sẽ có "rừng người, núi người" thay cho rừng núi thiên nhiên che chở.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)