Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã từng chọn những địa bàn hiểm yếu, xây dựng lực lượng, làm bàn đạp tấn công kẻ thù. Thế kỉ thứ VI, Triệu Quang Phục trong đấu tranh chống quân Lương, đã biết dựa vào vùng đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) để xây dựng lực lượng, chờ thời cơ thuận lợi tiến lên đánh đuổi quân lương, giải phóng đất nước.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi xây dựng căn cứ địa Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa) mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh, làm nên sự nghiệp lớn (thế kỉ XV). Sau 10 năm chiến đấu ròng rã đã quét sạch quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh (thế Kỉ XVIII) cũng mở đầu sự nghiệp chói lọi bằng việc thành lập căn cứ địa ở ấp Tây Sơn và miền núi rừng Quy Nhơn.
Trong phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trước khi có Đảng lãnh đạo, Trương Định đã xây dựng căn cứ ở Gò Công, Tân An Gia Định; Nguyễn Trung Trực xây dựng căn cứ kháng chiến ở Hòn Chông, Rạch Giá; Đinh Công Tráng xây dựng căn cứ Ba Đình; Nguyễn Thiện Thuật xây dựng căn cứ ở vùng Bãi Sậy, Hưng Yên; Phan Đình Phùng kéo dài 10 năm kháng chiến nhờ vào căn cứ Vụ Quang, Hương Khê, Hà Tĩnh; Hoàng Hoa Thám đã tung hoành 30 năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược trong vùng rừng núi hiểm trở Yên Thế, Bắc Giang... Mặc dù các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta cuối cùng đều thất bại vì những người lãnh đạo chưa đề ra được một đường lối kháng chiến đúng đắn và phương pháp đấu tranh thích hợp, song việc xây dựng căn cứ địa đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng ta sau này.
rừng, sông ngòi, đầm lầy, ao hồ xây dựng căn cứ đánh giặc.
Kế thừa kinh nghiệm của ông cha ta trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, khi về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng (1/1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chọn điểm dừng chân, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Căn cứ vào nhiều yếu tố, Bác đã chọn Cao Bằng là điểm đứng chân.
+ Yếu tố địa: Cao Bằng thông với Trung Quốc bằng những con đường mòn, những con sông nhỏ mà dân hai bên đi lại đó "chính là điểm thuận tiện, chỗ mạnh của những người yêu nước, nhưng lại là điểm nghịch, chỗ yếu của bọn thống trị ở mọi cấp độ" [108, tr. 62].
Từ Cao Bằng có thể đi sang Trung Quốc bằng cả đường sông (sông Năng) và đường bộ (Trà Lĩnh, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng) có rất nhiều cửa khẩu và hàng trăm lối mòn. Đó chính là điều kiện thuận lợi khi ta cần "Thoái".
Còn "Tiến", thì từ Cao Bằng nối với Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội bằng quốc lộ số 3; mà Thái Nguyên là gạch nối giữa đồng bằng và miền núi. Nối với Thái Nguyên là nối được với tất cả các vùng rừng núi Đông Bắc và Tây Bắc đất nước phát triển về xuôi. Từ Cao Bằng theo quốc lộ 4 về Lạng Sơn, một điểm giao thông quan trọng trên con đường quốc tế và xuyên Việt. Như vậy từ Cao Bằng khả năng phát triển của cách mạng là hết sức rộng mở.
Hơn nữa Cao Bằng về địa lý, còn phải kể đến yếu tố hiểm trở. "Chính vì yếu tố này mà mảnh đất Cao Bằng trở thành nơi dung thân, đợi thời của những ai chống đối lại chính quyền hiện hành" [108, tr. 62].
+ Yếu tố nhân: Người dân tộc đầu tiên mà Nguyễn ái Quốc tiếp xúc là một người Tày Cao Bằng. Đó là Hoàng Văn Nọn, tức Hoàng Tú Hưu, trong đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương, tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva vào tháng 7/1935. Trong thời gian lưu lại Matxcơva dự lớp học ngắn hạn của Trường Đại học Phương Đông, Hoàng Văn Nọn đã được Nguyễn ái Quốc giúp đỡ tận tình và qua đó Người có được những ấn tượng tốt đẹp về anh và vùng quê Cao Bằng. Hoàng Văn Nọn và một người đồng hương là Hoàng Đình Giong là những người Cao Bằng đầu tiên lựa chọn con đường cách
mạng của Nguyễn ái Quốc, anh là người đầu tiên xây dựng chi bộ Đảng đầu tiên ở Cao Bằng, đầu tiên ở Việt Bắc là chi bộ Nặm Lìn, Hòa An, Cao Bằng vào tháng 4/1930. Dưới ảnh hưởng của chi bộ này hàng loạt cho bộ khác đã ra đời.
So với các tỉnh giáp với Trung Quốc, Cao Bằng có phong trào Cộng sản sớm nhất và vững chắc nhất. Đó là một điểm mạnh của Cao Bằng để Nguyễn ái Quốc chọn hướng "đột nội".
Đặc biệt là đầu tháng Giêng năm 1941, trong thời điểm quyết định lựa chọn, Nguyễn ái Quốc gặp Hoàng Văn Thụ, đại diện của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta từ trong nước ra. Qua báo cáo của Hoàng Văn Thụ, Người đã nắm được tình hình, đặc biệt là tính giác ngộ của nhân dân Cao Bằng tương đối cao và cán bộ lãnh đạo khá vững vàng. Lời đề nghị của Hoàng Văn Thụ hợp với suy nghĩ của Nguyễn ái Quốc, nên Người đã chọn Cao Bằng là chỗ đứng chân của mình khi về Tổ quốc.
Cao Bằng là nơi có địa thế hiểm trở, bí mật, có "hàng rào quần chúng" bảo vệ tốt và có đường rút lui. Đó là hang Cóc Bó, thuộc bản Pác Bó huyện Hà Quảng. Từ 28/1/1941, Nguyễn ái Quốc với bí danh Già Thu cùng với những đồng chí thân cận sống tại hang đá này. Từ đó hang Cốc Bó trở thành đầu nguồn của cách mạng.
Cao Bằng với vị trí "địa lợi" và "nhân hòa" đã trở thành chỗ đứng chân đầu tiên khi Nguyễn ái Quốc về nước sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Từ đó mà đến tháng 6/1945 ta có khu giải phóng gồm 6 tỉnh (Cao - Bắc - Lạng, Hà - Tuyên - Thái).
Cắt nghĩa lý do chọn Cao Bằng, Hồ Chí Minh phân tích:
Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể công, lúc khó khăn có thể thủ [108, tr. 24-25].
Cao Bằng giữ vị trí chiến lược quan trọng có thể tiến lên uy hiếp địch, mở rộng ra các vùng xung quanh. Từ Cao Bằng có đường bộ xuống phía nam, nối liền với các tỉnh
đồng bằng Bắc Bộ, nhiều của nhiều người, có đường ra vùng duyên hải Đông Bắc sang hoặc sang Tây Bắc và đường thông sang Trung Quốc, liên lạc quốc tế rất thuận lợi.
Đường quốc lộ số 3 và số 4 là hai con đường chính nối liền Cao Bằng với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Quốc lộ 3 và 4 tạo thế nối liền giữa Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên.
Trong khi Nguyễn ái Quốc quyết định chọn Cao Bằng xây dựng thành trung tâm căn cứ địa Cách mạng của cả nước, thì Trung ương Đảng ở trong nước chọn Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên) xây dựng thành một trung tâm căn cứ địa cách mạng. Nhờ đó, ta có thể dễ dàng mở "con đường quần chúng cách mạng" đánh thông liên lạc từ Cao Bằng xuống Bắc Sơn - Võ Nhai và sau đó nhờ cơ sở Đảng ở Thái Nguyên có thể bắt liên lạc được với Trung ương Đảng ở miền xuôi, gắn phong trào cách mạng Cao Bằng với phong trào chung toàn quốc.
Trong lúc Pháp - Nhật đang tăng cường đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng của nhân dân ta, tổ chức Đảng và cơ sở quần chúng cách mạng ở nhiều nơi bị phá vỡ phải chuyển vào hoạt động bí mật, thì việc chọn Cao Bằng xây dựng căn cứ địa cách mạng là một quyết định kịp thời. Nguyễn ái Quốc đã khéo chọn địa bàn xây dựng căn cứ địa cách mạng, giữ được thế trận, một mặt có được địa bàn hoạt động ở Cao Bằng, mặt khác tạo điều kiện bảo vệ và mở rộng địa bàn hoạt động từ Cao Bằng qua Bắc Kạn, Lạng Sơn sang Hà Giang, Tuyên Quang và xuống Thái Nguyên, hoàn toàn có lợi cho phong trào cách mạng ở Việt Bắc và toàn quốc.
Tháng 5 năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã tới bước ngoặt quyết định. Ngày 8 tháng 5 năm 1945 phát xít Đức đã ký kết đầu hàng Đồng Minh không điều kiện.
Thất bại của phát xít Nhật ở châu á chỉ còn tính từng ngày, giờ. Nhân dân ta vô cùng phấn khởi, càng thêm tin tưởng vào khả năng của mình là sẽ giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Hạ tuần tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh về Tân Trào. Sau khi nghe Ban thường vụ Trung ương báo cáo về tình hình chung cả nước và Hội nghị quân sự cách mạng Bắc
Kỳ, Người chỉ thị: Vùng giải phóng miền núi Bắc bộ đã bao gồm hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng bên ngoài gồm một bộ phận các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên, địa thế nối liền nhau, cho nên cần thành lập một khu căn cứ cách mạng rộng lớn lấy tên là Khu giải phóng (sau này, trong một bức thư gửi đồng bào Việt Bắc nhân ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1947 Hồ Chủ tịch gọi đó là căn cứ địa Việt Bắc). Đồng thời Người chỉ thị khẩn trương chuẩn bị Hội nghị Cán bộ toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân.
Chấp hành chỉ thị của Hồ Chủ tịch, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập đại biểu 6 tỉnh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái về dự hội nghị chính thức thành lập Khu giải phóng.
Khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của ủy ban chỉ huy lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Hội nghị đã thông qua những chủ trương, chính sách thực hiện trong khu giải phóng, nhằm làm cho khu giải phóng trở thành căn cứ kháng Nhật kiểu mẫu, là nơi đóng các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ cách mạng lâm thời, khẩn trương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ nổi dậy Tổng khởi nghĩa. Tân Trào được chọn làm Thủ đô của khu giải phóng.
Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 4 tháng 6 năm 1945, căn cứ địa Việt Bắc được xúc tiến xây dựng vững chắc về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Về chính trị, mười chính sách lớn của Việt Minh được thực hiện trong căn cứ địa Việt Bắc. ủy ban nhân dân cách mạng các cấp cũng được củng cố và xây dựng thêm. Mặt trận Việt Minh - hiện thân của khối đoàn kết toàn dân cũng được củng cố và phát triển.
Về quân sự, một hệ thống ủy ban quân sự được thành lập từ cấp khu cho đến cấp châu. ủy ban quân sự khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của ủy ban lâm thời khu giải phóng.
Về kinh tế, trong khu giải phóng, ủy ban nhân dân cách mạng các cấp đã lãnh đạo, động viên nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định đời sống.
Về văn hóa xã hội, ngay sau khi căn cứ địa Việt Bắc ra đời, phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ diễn ra sôi nổi, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên nam nữ...
Việc bài trừ mê tín, các hủ tục, các nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, trộm cắp... được tiến hành. Đồng thời việc phổ biến nội dung thực hiện "đời sống mới" được các hội cứu quốc và chính quyền cách mạng các cấp chú ý hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân thực hiện. Nhiều nơi như Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) v.v... nhân dân các dân tộc đặc biệt là dân tộc ít người ở vùng cao bên cạnh việc dùng thuốc nam chữa bệnh đã bắt đầu làm quen với việc sử dụng thuốc Tây y. ở những địa phương trên có y tá phụ trách, giúp đỡ nhân dân trong việc tiêm thuốc, phòng và chữa bệnh. Cuộc sống có văn hóa từng ngày đi lên.
Chỉ trong vòng hai tháng (từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945), một thời gian không lâu, nhưng bộ mặt căn cứ địa Việt Bắc đã biến đổi vô cùng mau chóng.
Dưới sự lãnh đạo của ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân các dân tộc đã phát huy cao độ lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng, hăng hái xây dựng căn cứ địa Việt Bắc vững mạnh về mọi mặt. Căn cứ địa Việt Bắc là hình ảnh của nước Việt Nam mới thu nhỏ.
Khi thời cơ cách mạng đến, với tinh thần "dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" [50, tr. 267] của Hồ Chủ tịch, bão táp cách mạng cuồn cuộn dâng lên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cách mạng Tháng Tám thành công mở ra một kỉ nguyên mới vô cùng vẻ vang cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp vĩ đại đó của Cách mạng Tháng Tám, căn cứ địa Việt Bắc đã có phần đóng góp xứng đáng.
Trong Cách mạng Tháng Tám, sự ra đời của căn cứ địa Việt Bắc là quá trình đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân các dân tộc Việt Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc Việt Bắc đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, chiến đấu vô cùng dũng cảm, đoàn kết chặt chẽ, làm nên
thắng lợi huy hoàng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc Việt Nam, đã lái con thuyền Cách mạng Tháng Tám đến bến vinh quang. Người còn trực tiếp đặt những viên gạch đầu tiên và từng bước xây dựng nên căn cứ địa Việt Bắc vững chắc. Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt Bắc cùng với những thành tích của nó, gắn liền với sự hoạt động của Hồ Chí Minh trong những năm chuẩn bị và tiến hành Cách mạng Tháng Tám.
Sau ngày cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử đồng chí Phạm Văn Đồng và một số cán bộ ở lại Việt Bắc giúp đồng bào xây dựng cuộc sống mới về mọi mặt, qua đó củng cố thêm căn cứ địa cách mạng để làm hậu phương vững chắc nếu chiến tranh xảy ra.
Từ giữa năm 1946, một số cán bộ của Đội công tác đặc biệt lần lượt lên Việt Bắc. Sau khi khảo sát nắm tình hình, cân nhắc trên mọi phương diện, Đội đã báo cáo lên Trung ương, Bác Hồ và Bộ Chính trị quyết định trở lại Việt Bắc, chọn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) mà trung tâm là Định Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn, Chợ Đồn, làm địa bàn xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ương.
Nhận được Chỉ thị của Trung ương về việc xây dựng An toàn khu (ATK), các đơn vị ủy ban hành chính và ủy ban kháng chiến huyện của các địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ cán bộ và cơ quan, đồng thời ra sức giúp đỡ sức người, sức của xây dựng đại bản doanh.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra trong khi tiềm lực kinh tế, quân sự so với đối phương còn nhỏ yếu, hầu như không có dự trữ. Đảng ta nhận định, muốn giành thắng lợi chúng ta không thể "đem toàn lực dốc vào một trận hòng phân thắng bại" (Trường Chinh), mà phải có thời gian để chuyển hóa, phát triển lực lượng. Vào nửa đầu