Về quan điểm quần chúng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 69 - 70)

Thấu suốt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Hồ Chủ tịch luôn đặt lên hàng đầu công tác giáo dục, vận động, tổ chức quần chúng thành một lực lượng chính trị to lớn. Đảng ta coi lực lượng chính trị quần chúng là lực lượng cơ bản của cách mạng, quyết định thắng lợi của cách mạng. Đồng thời nắm vững quan điểm cách mạng bạo lực, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng lực lượng vũ trang trên cơ sở lực lượng chính trị, vừa xây dựng lực lượng chính trị, vừa xây dựng lực lượng vũ trang.

Lực lượng chính trị là cơ sở của lực lượng vũ trang và lực lượng vũ trang là "mũi mác" của lực lượng chính trị. Hai lực lượng kết hợp với nhau tạo nên một sức mạnh to lớn

Trong những năm tháng ở Việt Bắc, khi suy nghĩ về mối quan hệ giữa vũ khí và con người, trong cuốn "Kinh nghiệm du kích Tàu", Hồ Chí Minh đã trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu. Người viết "... hễ nói đến khởi nghĩa, nói đến du kích thì người ta thường hỏi: "súng ở đâu?"... trả lời rằng: "có người thì ắt hẳn có súng; dân mà biết đoàn kết chắc chắn, thì nhất định tìm ra súng". Lý lẽ ấy đối với nước ta lại càng thiết thực lắm. Phần nhiều súng ống ở trong tay lính tập. Lính tập là một bộ phận đồng bào ta. Họ cũng có lòng yêu nước như các đồng bào khác. Theo Hồ Chí Minh nếu dân ta biết đoàn kết, biết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đoàn kết thống nhất dân tộc, lấy khối liên minh công nông và trí thức làm nền tảng, đoàn kết với mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ của dân tộc trong mặt trận thống nhất rộng rãi,thì cách mạng sớm muộn nhất định thành công.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)