Xây dựng lực lượng chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 29 - 31)

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng chính trị trong cách mạng.

Nói đến việc xây dựng lực lượng chính trị, trước hết và cơ bản là xây dựng lực lượng và tạo dựng phong trào quần chúng.

Sau khi về nước, tháng 5/1941 (từ 10 - 19/5), Bác đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được" [64, tr. 130].

Thấm nhuần tư tưởng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng muốn thành công phải có lực lượng lớn mạnh, phải biết đoàn kết thật rộng rãi, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, do đó nhiệm vụ của người cán bộ là phải bám sát quần chúng, phải "tuyên truyền cho từng người", "giác ngộ phát động lòng yêu nước, căm thù giặc, xây dựng tổ chức Việt Minh cho thật vững". Muốn làm được việc đó người cán bộ phải quán triệt tư tưởng " lấy dân làm gốc, như cá dựa vào nước "phải biết quý trọng dân". Người căn dặn trong công tác cũng như trong sinh hoạt người cán bộ phải "làm cho dân tin, dân yêu, dân phục". Muốn vậy phải trung thành, thực thà với cách mạng, với lợi ích của nhân dân, phải kính già yêu trẻ, đoàn kết với mọi người, đứng đắn với phụ nữ... phải đứng vững khi quần chúng gặp khó khăn, phải xông vào chỗ

nguy nan để giải quyết những khó khăn cho quần chúng... Có vậy mới vận động được quần chúng... lực lượng ta mới mạnh, cách mạng mới thành công. Người chỉ thị cho các đồng chí lãnh đạo Cao Bằng "phải luôn luôn phân công người và có kế hoạch bám làng dân thường xuyên... xa quần chúng là người cách mạng sẽ mất hết tác dụng" [4, tr. 25].

Nguyễn ái Quốc chú trọng xây dựng lực lượng cách mạng của quần chúng, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Người yêu cầu cán bộ phải bám sát dân, tuyên truyền, giác ngộ, vận động quần chúng. Người chỉ thị cho các đồng chí lãnh đạo Cao Bằng phải luôn phân công người và có kế hoạch bám làng, bám dân thường xuyên, bởi xa quần chúng người cách mạng sẽ mất hết tác dụng. Người đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền giác ngộ quần chúng, lôi cuốn đồng bào vùng cao, vừa nghèo, văn hóa thấp, lại bị bọn đế quốc và tay sai kìm kẹp chặt chẽ. Để làm được việc này, Người cho thí điểm thành lập Mặt trận Việt Minh, một hình thức tổ chức nhằm quy tụ, tập hợp lực lượng quần chúng. Nhờ sự chỉ đạo sát sao, bền bỉ của Hồ Chí Minh và sự kiên trì của các chiến sĩ cách mạng trung kiên, các tổ chức Việt Minh đã phát triển rất mạnh. Sau ba tháng thí điểm, Việt Minh ở ba châu: Hòa An, Hà Quảng, Yên Bình đã có hơn 2000 người, đủ các dân tộc tham gia vào các tổ chức cứu quốc [25, tr. 83].

Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh trên cả nước, nhằm liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng. Sau hội nghị, hình thức tuyên truyền của Việt Minh chủ yếu là vạch trần tội ác của Nhật, Pháp và tay sai, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của mỗi người dân. Hoạt động tích cực của Việt Minh đã cuốn hút mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân ở Cao Bằng. Phong trào phát triển nhanh, mạnh đã đưa đến việc thành lập ủy ban Việt Minh huyện Hà Quảng (6/ 1944). Cùng với việc tổ chức, xây dựng Mặt trận Việt Minh, để tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp rộng rãi quần chúng, Hồ Chí Minh đã sáng lập và chỉ đạo tờ báo Việt Nam độc lập. Đâylà tờ báo, có vai trò quan trọng trong thời kỳ Người ở Việt Bắc. Mục đích báo như Người đã nêu rõ:

Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già

Đoàn kết vững bền như khối sắt Để cùng nhau cứu nước ta".

Tuân chỉ mục đích đó, trong tất cả 36 số đầu của tờ báo (từ số 101 đến 135), những bài viết của Bác thường là thơ và có tranh minh họa đều nhằm vào việc vạch trần những thủ đoạn dã man của Nhật - Pháp và tay sai, đồng thời kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội gồm nông dân, công nhân, thương nhân, viên chức, binh lính, thanh niên, phụ nữ, trẻ em đoàn kết một lòng, xây dựng lực lượng theo phương châm "đồng tâm đoàn kết". Bởi "không có gì mạnh bằng đoàn kết", có đoàn kết mới đánh tan quân thù. Với báo Việt Nam độc lập, phương pháp tuyên truyền của Bác đã đạt đến nghệ thuật tuyệt vời của báo chí cách mạng xuất bản bí mật trước khi nhân dân ta giành được chính quyền, nhất là báo chí địa phương.

ảnh hưởng của báo Việt Nam độc lập không chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Cao Bằng, mà còn lan rộng sang các tỉnh bạn, bởi mỗi câu thơ, mỗi đoạn văn vần của báo hết sức tự nhiên, xác đáng, nhưng cũng ngắn gọn dễ hiểu, súc tích và rất dễ thuộc, dễ đi vào lòng người dân. Do đó đã đưa đến một hiện tượng đặc sắc là sự xuất hiện những xã, những tổng, và những châu "hoàn toàn Việt Minh".

Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng chính trị được coi là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa. Thể hiện rõ tư tưởng coi trọng nhân tố con người, xem đó là điều cốt lõi để giành thắng lợi cho cách mạng.

Thành công của việc xây dựng lực lượng chính trị và phát động quần chúng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi Cách mạng Tháng Tám.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954) doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)