Hồ Chí Minh coi vấn đề đoàn kết dân tộc là yêu cầu cao nhất, vì có đoàn kết dân tộc thì mới chiến thắng được kẻ thù dân tộc, chiến thắng được nghèo nàn, lạc hậu. Theo Người, đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi, mọi người Việt Nam yêu nước, con lạc cháu
Hồng, không phân biệt thành phần giai cấp, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo nhằm chống đế quốc, tán thành xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ngay sau khi về nước, trong Diễn ca "Lịch sử nước ta" (1942) Người mở đầu bằng bốn câu:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa".
[82, tr. 221].
Và Người kết thúc bằng hai câu nhấn mạnh bài học "chữ đồng": "Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"
[82, tr. 229].
Mặt trận Việt Minh là hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, thực sự trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết các giai cấp, đảng phái chính trị và cá nhân yêu nước trong toàn quốc đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật.
Tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt (3/1951) Người nêu: "Trong Đại hội này, chúng ta có đại biểu đủ các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có, nữ có, thật là một gia đình tương thân, tương ái. Chắc rằng sau cuộc đại hội, mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân…" [84, tr. 182].
Sự ra đời, hoạt động của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng Tháng Tám và
Liên Việt trong kháng chiến chống Pháp gắn liền với tư tưởng, đường lối chính trị, đường lối tổ chức và sự hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Người là hiện thân của khối đoàn kết dân tộc vì độc lập, tự do theo tinh thần:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.