Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 104 - 106)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.4. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế

Công tác quản lý thu nợ thuế tuy đã có tiến bộ hơn nhưng số thuế nợ vẫn còn ở mức cao (chiếm bình quân gần 10% trên tổng số thu ngân sách từ các DNVVN).

Tỷ lệ nợ này vẫn còn rất cao so với yêu cầu của Tổng Cục thuế đề ra là giảm nợ xuống dưới 5% trên tổng số thuế phải nộp của DN.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cơ quan thuế chưa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, mới dừng lại ở mức độ nhắc nhở hay phạt nộp chậm. Việc theo dõi, đánh giá chính xác, đầy đủ các khoản nợ và phân loại nợ còn nhiều lúng túng do thiếu các quy định hướng dẫn về quản lý và cưỡng chế thu nợ; chưa áp dụng các biện pháp mạnh như trích tài khoản tại Ngân hàng, kê biên tài sản bán đấu giá để thu hồi nợ thuế. Một nguyên nhân nữa của tình trạng này là do cơ quan thuế chưa thực sự chủ động làm đầy đủ thủ tục xoá nợ thuế của các DN đã giải thể, bỏ trốn, mất tích... dẫn đến số nợ thuế ảo lớn.

2.5.5. Công tác kiểm tra thuế

Số lượng DN tăng nhanh trong khi số CBCC thuộc Đội Kiểm tra chỉ có 12 người chiếm 16,22% tổng số CBCC trong biên chế. Đây là một tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu cải cách ngành thuế đặt ra đòi hỏi số lượng CBCC thuế ở Đội kiểm tra phải chiếm 25- 30% tổng số CBCC toàn đơn vị.

Trong đó có 8 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra, thực hiện dự toán thu đối với DN; 4 người chịu trách nhiệm phụ trách kiểm tra nội bộ.

Bình quân một CBCC thuế phụ trách phân tích số liệu, đôn đốc thực hiện chính sách thuế 24 doanh nghiệp đây là tỷ lệ khá cao trong khi trình độ CBCC thuế còn nhiều hạn chế do đó việc tổ chức một cuôc kiểm tra còn phụ thuộc vào một số ít người nhất định có năng lực nghiệp vụ làm trưởng Đoàn. Do đó chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao, chưa phát hiện ra các gian lận trốn thuế của DN; tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra còn quá ít so với

yêu cầu: hàng năm tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra khoảng từ 10-12%. (Trong khi nếu theo yêu cầu của công tác quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra phải đạt khoảng 20%).

Mặt khác chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế.

Qua phân tích ở phần khảo sát đánh giá của DN và CBCC thuế về công tác kiểm tra thuế còn có nhiều vấn đề cơ quan thuế cần phải có cải tiến đánh giá điều chỉnh để sự phối hợp đồng thuận của DN được tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w