Phân tích nhân tố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 74 - 78)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.2 Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắc dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có liên hệ với nhau và số lượng chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng để tiến hành các phân tích tiếp theo, chẳng hạn phân tích hồi quy.

Trong phần này, chúng ta sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố để thu gọn số liệu từ tập hợp 27 biến về các thuộc tính để đánh giá sự phù hợp của các chính sách thuế. Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ở đây, phương pháp rút nhân tố mà ta sử dụng là phương pháp phân tích thành phần chính (Principal componemts), số lượng nhân tố được rút ra dựa vào Eigenvalue: chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắc thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hoá mỗi biến gốc có phương sai là 1.

Kết quả phân tích nhân tố đối với các biến số được trình bày tại bảng 2.14 sau cho thấy hệ số tương quan yếu tố với các Communalities có được từ phương pháp quay vòng trục toạ độ Varimax đối với các câu hỏi đều thỏa mãn các yêu cầu mà phương pháp phân tích yếu tố đòi hỏi. Kết quả cho thấy

có 5 yếu tố có được từ phương pháp nói trên với các Eigenvalue thỏa mãn điều kiện chuẩn Kaiser lớn hơn 1. Đồng thời chỉ số KMO tính được bằng 0,764 thỏa mản yêu cầu lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Năm nhân tố này giải thích được 70,62% biến thiên của dữ liệu. Do đó các nhân tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích thích hợp để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chung của các đối tượng DNVVN và các CBCC thuế đối với công tác quản lý thuế . Các yếu tố này bao gồm:

Bảng 2.15. Phân tích nhân tố đối với các biến điều tra

Nhân tố

1 2 3 4 5

Tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp 0.697

Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho doanh nghiệp

0.93 2

Thông tin hổ trợ từ Website ngành thuế 0.570

Cung cấp phần mềm hổ trợ về kê khai thuế 0.867

Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với DN

0.56 5

Kỷ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế

0.67 2

Trang thiết bị phục vụ, hổ trợ doanh nghiệp 0.921

Hồ sơ, thủ tục, thời gian hoàn thuế GTGT 0.844

Chính sách thuế GTGT 0.641

Các quy định về sử dụng hóa đơn GTGT 0.677

Các quy định về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 0. 704 Thuế suất GTGT 0.901 Tờ khai thuế GTGT 0.875 Chính sách thuế TNDN 0.689 Quy định về chi phí hợp lý, hợp lệ 0.502

Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

0.6 25

Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 0.924

Tờ khai quyết toán thuế TNDN 0.865

Thủ tục thông báo quyết định kiểm tra tại DN 0.954

Kiểm tra theo đúng nội dung quyết định 0.815

Xử lý vi phạm các quy định về thuế 0.881

Đánh giá thái độ cán bộ thuế khi đến kiểm tra

tại DN 0.920

Khai thuế theo phần mềm tin học hổ trợ kê khai thuế

0. 800

Thời điểm nộp các loại tờ khai thuế

0.82 3

Cơ chế tự khai tự nộp thuế 0.936

Kê khai mã vạch hai chiều

0.87 6

Eigenvalue Value 7,644 3.324 2.993 2,755 2,351

(Nguồn : Số liệu điều tra)

Yếu tố 1 (Factor 1): Có giá trị Eigenvalue bằng 7,644 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến việc hổ trợ các doanh nghiệp như: Tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp, Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho doanh nghiệp, Thông tin hổ trợ từ Website ngành thuế, Cung cấp phần mềm hổ trợ về kê khai thuế, Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với DN, Kỷ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế, Trang thiết bị phục vụ, hổ trợ doanh nghiệp. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K1: Công tác tập huấn hổ trợ doanh nghiệp.

Yếu tố 2 (Factor 2): Có giá trị Eigenvalue bằng 3,324 lớn hơn 1.Yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến những quy định về thuế giá trị gia tăng như: Hồ sơ, thủ tục, thời gian hoàn thuế GTGT, Chính sách thuế GTGT, Các quy định về sử dụng hóa đơn GTGT, Các quy định về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Thuế suất GTGT, Tờ khai thuế GTGT. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K2: Những quy định về Thuế GTGT.

Yếu tố 3 (Factor 3): Có giá trị Eigenvalue bằng 2,993 lớn hơn 1. Yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến thuế TNDN như: Chính sách thuế TNDN, Quy định về chi phí hợp lý, hợp lệ, Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý, Tờ khai quyết toán thuế TNDN Thuế suất thuế TNDN. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K3: Những quy định về Thuế TNDN.

Yếu tố 4 (Factor 4): Có giá trị Eigenvalue bằng 2,755 lớn hơn 1. Yếu tố này bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra thuế như: Thủ tục thông báo quyết định kiểm tra tại DN, Kiểm tra theo đúng nội dung quyết định, Xử lý vi phạm các quy định về thuế, Đánh giá thái độ cán bộ thuế khi đến kiểm tra tại DN. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K4: Công tác kiểm tra thuế.

Yếu tố 5 (Factor 5): Có giá trị Eigenvalue bằng 2,351 lớn hơn 1. Yếu tố này bao liên quan đến những quy định về kê khai thuế như: Khai thuế theo phần mềm tin học hổ trợ kê khai thuế, Thời điểm nộp các loại tờ khai thuế, Cơ chế tự khai tự nộp thuế, Kê khai mã vạch hai chiều. Ta đặt tên cho nhóm yếu tố này là K5: Những quy định về kê khai thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w