4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Quảng Trạch là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 33 xã và 01 thị trấn Ba Đồn là trung tâm huyện lỵ, theo quy hoạch được phê duyệt, thị trấn Ba Đồn được đầu tư xây dựng mở rộng phát triển để trở thành Thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2010.
2.1.2.1. Dân số và lao động
Tính đến cuối năm 2008 tổng dân số huyện Quảng Trạch khoảng 206.538 người, mật độ dân số bình quân khoảng 336 người/km2. Dân số thành thị chiếm 3,96%, dân số nông thôn chiếm 96,04%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,87% [38].
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, lao động huyện Quảng Trạch giai đoạn 2006 – 2008 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh % Tăng B/Q 2006 2007 2008 07/06 08/07 % 1 Diện tích km2 613,89 613,89 613,89 100,0 100,0 0,0
2 Dân số trung bình người 203.320 205.187 206.538 100,9 100,7 0,8 a Trong độ tuổi LĐ người 101.818 102.835 103.507 101,0 100,7 0,85 b Có khả năng LĐ người 98.033 99.048 100.073 101,0 101,0 1,0
Dân số trong độ tuổi lao động là 103.507 người chiếm 50,1%, dân số có khả năng lao động là 100.073 người chiếm 48,5% tổng dân số. Người dân Quảng Trạch lao động cần cù, sáng tạo và mến khách - Đây là một lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn vừa giãi quyết công ăn việc vừa đóng góp nguồn thu cho NSNN.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Có hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ, quốc lộ nối liền Bắc - Nam. Đường quốc lộ 12A đi qua nước Lào, Thái Lan. Cảng biển Hòn La đã khánh thành đi vào hoạt động.
Có các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt Nhà máy Xi măng Sông gianh công suất 1,4 triệu tấn/năm; Khu kinh tế cảng biển Hòn La đã và đang trên đà thu hút các nhà đầu tư .
Hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố và xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư trên địa bàn trong năm 2008 gần 410 tỷ đồng ( Nhà nước 160 tỷ đồng, ngoài nhà nước 250 tỷ đồng).