Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay docx (Trang 69 - 72)

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế còn mắc phải, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cụ thể sau:

- Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa ngành văn hoá thông tin và Mặt trận, các đoàn thể từ tỉnh xuống cơ sở thì vấn đề văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá mới phát triển và có chất lượng.

- Cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người về vị trí, vai trò của gia đình trong sự phát triển bền vững của xã hội, đề ra tiêu chí thiết thực phù hợp với tình hình, đặc điểm từng vùng, miền, với truyền thống văn hoá của địa phương là yếu tố quan trọng thúc đẩy phong trào phát triển bền vững.

- Phát huy nội lực và truyền thống tốt đẹp của mỗi gia đình, sức mạnh cộng đồng dân cư, phát huy vai trò gương mẫu của mỗi cán bộ công chức, của người cao tuổi, ông bà cha mẹ mẫu mực con cháu hiếu thảo... trong văn hoá gia đình và xây dựng gia đình văn hoá.

- Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lồng ghép nội dung phong trào thi đua khác của các ngành, các tổ chức đoàn thể thì chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá sẽ bền vững.

- Tăng cường đầu tư kinh phí để triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Việc sơ kết, tổng kết, tập huấn phổ biến các nội dung, tiêu chí, quy trình xây dựng gia đình văn hoá hàng năm và kịp thời biểu dương, khích lệ, động viên khen thưởng, nhân rộng gương gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc là một yếu tố quan trọng đẩy mạnh phong trào phát triển bền vững.

- Sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của phòng văn hoá - thông tin, Trung tâm văn hoá và đặc biệt là Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn” các cấp, thủ trưởng các đơn vị. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, tâm huyết, nhiệt tình cho đội ngũ làm công tác văn hoá thì phong trào mới phát triển nhanh và đảm bảo chất lượng.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng văn hoá gia đình và gia đình văn hoá Hà Tĩnh hiện nay phản ánh sự vận động và biến đổi của quê hương Hà Tĩnh. Cái mới, cái tiến bộ đang hình thành và ngày càng phát huy tác dụng tích cực của nó. Bên cạnh đó, cái cũ, cái tiêu cực cũng ảnh

hưởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Vấn đề đặt ra là đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền địa phương cần có những phương hướng, giải pháp hữu hiệu để khắc phục và tạo điều kiện để các yếu tố văn hoá trong các gia đình phát huy hết vai trò tích cực của mình trong giáo dục đào tạo con người cũng như trong môi trường xã hội tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của quê hương.

Có thể khẳng định, văn hoá gia đình truyền thống Hà Tĩnh mang một nét riêng trở thành niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Dù đi đâu về đâu, hay làm gì thì văn hoá gia đình cũng là hành trang giúp họ tự tin và vươn lên trong cuộc sống. Văn hoá gia đình Hà Tĩnh hôm nay tiếp tục phát huy những giá trị truyền thống nhưng đồng thời từng bước tiếp thu những tư tưởng tiên tiến của thời đại để góp phần vào sự giàu mạnh của quê hương.

Chương 3

Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá ở Hà Tĩnh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay docx (Trang 69 - 72)