phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được của công tác kế hoạch hoá gia đình thì vẫn còn không ít những gia đình nhất là gia đình nông thôn, gia đình vùng giáo không chấp nhận đăng ký thực hiện. Bởi theo họ đông con hơn đông của, gia đình phải có nếp có tẻ, ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” cho nên vẫn sinh nhiều con chưa thực hiện tốt chủ trương dân số - kế hoạch hoá gia đình. Do đó có sự giảm về tỉ lệ sinh nhưng ở Hà Tĩnh vẫn giảm chưa đều và chưa vững chắc, tỉ lệ sinh con thứ 3 gia tăng.
2.2.2.3. Động viên các thành viên trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân dân
Nâng cao ý thức tự giác chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước của địa phương là những nội dung và yêu cầu đặt ra trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nói chung và phong trào xây dựng gia đình văn hoá nói riêng.
Nội dung hương ước quy ước, các quy định, các tiêu chí, tiêu chuẩn gia đình văn hoá được xây dựng theo chủ trương, chính sách của Đảng, theo quy định của pháp luật, phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa phương, lấy quy chế dân chủ cơ sở để động viên, vận động cán bộ, Đảng viên và nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Các gia đình văn hoá trở thành hạt nhân nòng cốt, tích cực trong việc thực hiện hương ước, quy ước cộng đồng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, thực hiện tốt nếp sống văn minh.
Hiện nay, Hà Tĩnh đang trong quá trình thực hiện các dự án lớn. Vì vậy, vấn đề di dân tái định cư là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Điều này không phải dễ bởi nó liên quan đến việc buôn bán kiếm sống, đến cuộc sống sinh hoạt, truyền thống văn hoá... của
họ. Vì vậy mỗi gia đình phải có ý thức vì chủ trương, chính sách của nhà nước, vì sự phát triển của quê hương mà nêu cao tinh thần trách nhiệm, động viên các thành viên trong gia đình thực hiện tốt nhiệm vụ công dân để đảm bảo cho công trình đúng tiến độ.
Gia đình Hà Tĩnh cũng thường xuyên dạy bảo con em mình chấp hành nghiêm túc chủ trương của địa phương như nghĩa vụ nộp thuế nhà nước, tham gia ngày công trong công tác thuỷ lợi, thuỷ nông nội đồng, các công trình giao thông nông thôn.
Nhiều gia đình văn hoá đã tự nguyện vận động mọi người, mọi nhà, góp tiền của, cống sức xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn liên thôn liên xã, xây dựng các công trình phúc lợi về văn hoá, y tế, giáo dục như: Hội quán, trạm xá, trường học, sân chơi thể thao theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V về xã hội hoá các hoạt động văn hoá truyền thống vật thể, phi vật thể đã được các gia đình văn hoá góp công sức, tiền của để bảo vệ tôn tạo và phát huy giá trị. Tiêu biểu là gia đình ông Nguyễn Quang Trung ở Thị trấn Kỳ Anh huyện Kỳ Anh; gia đình chị Trần Thị Thương ở xã Hương Minh - Vũ Quang; gia đình ông Đặng Quang Hạnh ở xã Thiên Lộc - Can Lộc (Báo cáo Sở văn hoá Hà Tĩnh)... đã đóng góp hàng chục triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn. Hiện nay hầu hết các tuyến giao thông nông thôn đều được rải nhựa hoặc bê tông hoá.
Trong 5 năm (2004 - 2009), phát huy nội lực trong nhân dân, cùng với sự hỗ trợ, kích cầu của nhà nước toàn tỉnh đã làm mới 458km đường nhựa, 2067km đường bê tông xi măng, 2558km đường cấp phối, giải toả hành lang giao thông 7266km, làm hàng trăm ki lô mét kênh mương kiên cố và nhiều công trình phúc lợi có giá trị trên 1.100 tỷ đồng và hàng chục vạn ngày công. Điển hình như Thành phố Hà Tĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh... tạo nên bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh thêm khởi sắc. Hệ thống đường sạch đẹp, thiết chế văn hoá cơ sở được Tỉnh đầu tư tốt hơn, đã góp phần mở mang dân trí cho người dân.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự, hàng năm các gia đình đã gương mẫu cho con em trong độ tuổi làm bổn phận của con trai đối với dòng họ, quê hương, đất nước. Nhờ sự động viên từ gia đình dòng họ mà thanh niên Hà Tĩnh đã nhập ngũ hoàn thành chỉ tiêu, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Để xây dựng gia đình mới trong giai đoạn hiện nay, vấn đề nóng bỏng và cấp bách đang đặt ra là phòng chống các tệ nạn xã hội như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, hiểm hoạ HIV/AIDS... Đây là những vấn đề hết sức gay gắt của đời sống xã hội, cần có sự giúp sức của các gia đình. Các tệ nạn này không chỉ tàn phá truyền thống tốt đẹp của xã hội mà còn trực tiếp tàn phá đời sống kinh tế và đời sống văn hoá, tinh thần của các gia đình. Không có một gia đình nào có thể giàu có và hạnh phúc được khi trong gia đình có người sa vào tệ nạn xã hội. Và một lẽ dĩ nhiên không một cộng đồng dân cư nào ổn định và phát triển được nếu bao che, dung túng trong lòng nó những tệ nạn xã hội. Do đó, dù mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng các tệ nạn xã hội trong các gia đình mang Tĩnh đã có sự lây lan nhanh chóng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất là những tệ nạn mang tính quốc nạn như: nghiện hút, ma tuý, mại dâm. Vì vậy, Hội liên hiệp phụ nữ và công an tỉnh Hà Tĩnh đã ký kết Nghị quyết liên tịch số 01 về vấn đề đăng ký thực hiện gia đình không có người thân phạm tội và tệ nạn xã hội.
Hiện nay, theo số liệu năm 2009, trên toàn tỉnh có 276.207 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá. Con số này cho thấy đời sống tinh thần, ý thức giữ gìn văn hoá trong người dân ngày một nâng cao, tuy rằng đời sống vật chất còn thiếu thốn. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá hiện vẫn đang nhân rộng bởi nó phù hợp với mọi người và giúp các gia đình nhận thức và hành động đúng góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và tiến bộ.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như: mặt trái cơ chế thị trường tác động tới gia đình, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, tranh chấp đất đai... tất cả những tiêu cực đó đã tạo nên lực cản lớn đối với tiến trình xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh nhà.