Văn hoá gia đình truyền thống của Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay docx (Trang 31 - 40)

Theo cổ sử, Hà Tĩnh là một vùng đất cổ - từ xa xưa cách đây hàng vạn năm, vùng đất này đã có người đến ở. Những di chỉ khảo cổ học đã khai quật được trong lòng đất ở Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ,... đã cho thấy cuộc sống của con người thời tiền sử trên mảnh đất này.

Theo “Đại Việt sử lược” Hà Tĩnh là một lãnh địa của bộ Việt Thường - một trong 15 bộ của nước Văn Lang vào thời Hùng Vương.

Khi Triệu Đà đánh bại An Dương Vương, biến nước Âu Lạc thành một bộ phận của nước Nam Việt, chia thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân thì Hà Tĩnh nằm ở vị trí là miền đất cực Nam của quận Cửu Chân.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Hà Tĩnh đã trải qua biết bao giai đoạn thăng trầm, là “Việt Thường thời cổ; Cửu Chân đời Tần, Hàm Hoan đời Hán; Cửu Đức đời Ngô đời Tấn; Đức Châu và Hoan Diễn đời Đường. Năm 939, Ngô Quyền dựng nền độc lập nhưng mãi đến năm Thành Thiên thứ III đời Lý Thánh Tông (1030) mới đặt tên là Nghệ An gồm vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh bây giờ. Đến năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện một cuộc cải cách hành chính rộng lớn trên quy mô toàn quốc, chia nước ta thành ba mươi tỉnh. Tỉnh Hà Tĩnh ra đời trên cơ sở hai tỉnh Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên Hà Tĩnh xuất hiện như một đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc triều đình phong kiến Trung ương. Đây là mốc lịch sử quan trọng về đất đai, dân số, kinh tế của vùng đất này.

Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976 Hà Tĩnh được sát nhập với Nghệ An trở thành tỉnh Nghệ Tĩnh và lại được tách ra thành tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến nay.

Bàn về văn hoá gia đình Hà Tĩnh chủ yếu nghiên cứu văn hoá gia đình của người Kinh bởi ở Hà Tĩnh người Kinh chiếm đại đa số. Dân tộc ít người ở đây rất ít. ở Hương Sơn xưa kia có một tộc người gọi là Kiei, sau đó họ chuyển về phía biên giới lập thành làng xóm ở Khe Chè, Đá Gân mà người địa phương quen gọi là Lào Khe Chè, Lào Đá

Gân. Một số khác ở lại đã Kinh hoá. ở Hương Khê trước đây có người Lào, ngày nay có người Chứt nhưng cũng chỉ có 269 nhân khẩu. Đất Hà Tĩnh tiếp cận với hai vùng Bắc và Nam, trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc một số người Tàu đã ở lại. Trong chiến tranh thế giới II và các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ phần lớn người Hoa Kiều từ Thành phố Vinh, Núi Thành, Chợ Tràng, Phù Thạch đã di cư về thôn quê Hà Tĩnh, trong đó có một bộ phận lâu đời đã “Việt hoá” khó phân biệt với người Hà Tĩnh gốc. Quân Chiêm Thành sau khi Lê Đại Hành đánh dẹp, một số đã ở lại sinh sống ở Hà Tĩnh. Số tù binh quân Chiêm bị bắt giữ sau đó đã lập gia đình và Việt hoá. Ngoài ra một số vùng ở Hà Tĩnh còn là nơi bị lưu đày của các vị quan triều đình bị phạm trọng tội như vùng Vọng Liệu (Kỳ Anh), Trừng Thanh (Hương Khê). Hà Tĩnh còn có nhiều người ở các tỉnh khác như Hà Tây, Hải Dương đến làm ăn sinh sống và gắn bó lâu đời.

Dù có nguồn gốc khác nhau từ xa xưa, nhưng tất cả đoàn kết, gắn bó, thương yêu, đùm bọc nhau trong cuộc sống và đã góp phần mình trong công cuộc xây dựng quê hương Hà Tĩnh giàu đẹp. Vì vậy văn hoá gia đình Hà Tĩnh nó có những nét đặc sắc riêng, nét đặc sắc của vùng bản địa cộng với sự hỗn dung văn hoá các vùng miền tạo nên sự đa dạng phong phú hiếm thấy ở bất cứ một vùng quê nào.

Nhắc đến Hà Tĩnh chắc không ai quên câu ca:

Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Một miền quê đẹp đẽ, yên ả như bao vùng quê trên đất nước Việt Nam nhưng lại rất khác biệt. Nó là mảnh đất của địa linh nhân kiệt, của ví dặm, ca trù. Trên mỗi bước đường đi, mỗi địa danh đều in đậm dấu ấn anh hùng và những người nghệ sĩ. Nghi Xuân mời bạn đến thăm Tiên Điền- quê hương Nguyễn Du, qua cổ Đạm - cái nôi ca trù; lên Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn là quê của Lê Hữu Thiếp, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Xuân Diệu đi đâu ta cũng gặp “tứ hổ”, “tứ lân”.

Nằm sâu trong chế độ chính trị phong kiến quân chủ kéo dài (từ thế kỷ X đến thế kỷ XX) và chế độ thực dân với hơn 30 năm chiến tranh. Những khó khăn, khắc nghiệt cũng như những mất mát, đau thương, những phân ly, hợp tan của hậu quả chiến tranh để lại ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi gia đình cũng như người dân nơi đây. Nhưng phải

khẳng định rằng người dân Hà Tĩnh có một sức sống mãnh liệt, có truyền thống chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm bảo vệ quan hệ làng xóm đồng thời cũng kiên cường chống thiên tai để giành giật sự sống. Điều đó làm nên tính cách của người Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh là vùng đất thiếu màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt nhưng bù lại, người Hà Tĩnh cần cù, chịu thương, chịu khó, họ biết “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”. Đặc biệt dù gian khổ đến đâu người Hà Tĩnh vẫn luôn lạc quan, yêu đời và son sắt, thuỷ chung, chính vì thế văn hoá Hà Tĩnh truyền thống, trong đó có văn hoá gia đình vẫn được duy trì và phát huy được những giá trị tốt đẹp trước bao biến thiên của lịch sử.

Văn hoá gia đình Hà Tĩnh truyền thống vẫn là văn hoá gia đình của xã hội cổ truyền: nông dân - nông thôn - nông nghiệp. Hà Tĩnh cũng như cả nước ta trong suốt thời kỳ trung, cận đại về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Chính điều kiện kinh tế này đã quy định cơ cấu, tính chất của gia đình và văn hoá gia đình Hà Tĩnh.

Cơ cấu của gia đình Hà Tĩnh trong xã hội cổ truyền ít biến đổi, loại hình chủ yếu là gia đình hạt nhân bên cạnh gia đình mở rộng. Quy mô gia đình hai thế hệ chiếm tỷ lệ lớn, mỗi gia đình có từ bốn đến năm thành viên, gia đình có ba, bốn thế hệ không phổ biến vì trong xã hội cổ truyền tuổi thọ của con người chưa cao và các gia đình luôn luôn tách nhỏ, khi con cái lập gia đình là cho ở riêng để phù hợp với nền sản xuất tiểu nông.

Gia đình Hà Tĩnh chịu sự tác động của tư tưởng và văn hoá Nho giáo. Sự tác động này có hai mặt, một mặt Nho giáo đề cao gia đình, củng cố gia đình và văn hoá gia đình vì lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như: đưa gia đình và các quan hệ của gia đình vào những khuôn khổ cứng nhắc và bảo thủ, bắt người phụ nữ lệ thuộc vào đàn ông, con cái lệ thuộc vào bố mẹ, thế hệ sau lệ thuộc vào thế hệ trước. Tóm lại, tư tưởng Nho giáo in đậm trong đời sống văn hoá gia đình truyền thống.

Nét đặc sắc của văn hoá gia đình Hà Tĩnh chính là truyền thống hiếu học. Người ta bảo Hà Tĩnh nghèo vì đất đai cằn cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt nên con người Hà Tĩnh cũng lầm lũi, khắc khổ đến cục cằn. Người ta quyết chí rời quê hương đi “học gạo” để đổi đời. Nhưng thực chất tinh thần hiếu học, ý chí sắt đá, thái độ tôn sư trọng đạo là những nếp nhà cỗ vũ người dân nơi đây “học gạo” để lập nghiệp lớn với khát vọng đổi

đời. Người Hà Tĩnh nhìn chung là ham hiểu biết, khát khao vươn lên để làm chủ bản thân mình, giúp ích cho đời cho quê hương, đất nước bằng con đường học hành.

Hầu như ai cũng lo đến chuyện học, không trực tiếp đi học thì dồn sức cho con em, cho người thân. Điều ấy biểu hiện trước hết ở vai trò của các bậc cha mẹ. Dù phải dở bán từng gian nhà, sống tần tảo mò cua bắt ốc, buôn thúng bán mẹt vẫn quyết chí nuôi con ăn học bằng người, cho con bụng chữ hơn cân vàng đầy. Hoàn cảnh gia đình như vậy nên con cái cũng dốc lòng học tập, dùi mài kinh sử. Ham học, học quyết liệt nên người Hà Tĩnh học giỏi có tiếng xưa nay, gạt sang một bên dụng ý trêu đùa, khích bác thì hình ảnh “con cá gỗ” là một biểu tượng của chuyện học hành, đến mức khổ học.

Việc học hành thi cử của người xứ Nghệ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đã trở thành đạo học. Nói đạo học có nghĩa là đã có sự giác ngộ đến mức sâu sắc. Không có giáo lý nhưng trong thực tế đã hình thành một lý tưởng về học tập và được thấm nhuần rộng rãi và sâu sắc trong cộng đồng. Đối với người Hà Tĩnh việc học như là một tiêu chuẩn về đạo đức, một đặc điểm tâm lý và trở thành truyền thống. Việc xã hội hoá học tập đã có từ rất lâu đời ở vùng đất này, ít nhất cũng đã 7 - 8 trăm năm, từ thời nhà Trần. Tìm hiểu các bản hương ước bất kỳ ở làng nào cũng đều có điều khoản về khuyến học. Chính lòng quyết tâm ấy mà Hà Tĩnh đã có nhiều thời thịnh đạt trong khoa cử,... Nếu tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa. Nguyễn Tử Trọng người An ấp (Hương Sơn) đỗ Tiến sỹ lúc 18 tuổi. Người có độ tuổi cao nhất là Nguyễn Văn Suyền (Thạch Hà) đỗ Tiến sỹ lúc 52 tuổi. Đỗ Tiến sỹ ở độ tuổi 30 là phổ biến. Việc học hành còn nổi trội từng vùng. Tiêu biểu là: Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Sơn, Nghi Xuân. ở từng địa phương lại có những gia đình có truyền thống như gia đình Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai (Can Lộc) có 13 con trai đều đỗ từ Hương Cống trở lên. Gia đình Thám hoa Đặng Bá Tĩnh đỗ Tiến sỹ đệ nhất dưới thời Trần. Dòng dõi của ông là Đặng Tất, Đặng Dung, Đặng Đôn Phục, Đặng Tiếp, Đặng Tông Sử... rồi đến ông cháu, cha con, anh em đều đỗ đạt. Người được khắc tên vào bia Tiến sỹ số 82 - bia cuối cùng dựng tại Văn Miếu là Phan Huy Ôn, khoa Kỷ Hợi, Cảnh Hưng 40 (1779). Vì thế người Hà Tĩnh luôn tự hào về truyền thống khoa cử của mình.

Cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà.

Sở dĩ người Hà Tĩnh có ý chí hiếu học như vậy ngoài việc mong muốn đền đáp công ơn cha mẹ thì họ đã ý thức được một cách sâu sắc rằng, cần phải học để làm người, để dựng nước. Họ thấm nhuần lời dạy trong sách thánh hiền “Nhân bất học, bất tri lý”.

Hiếu học không phải chỉ có ở tầng lớp khoa bảng mà còn được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Do đó, dưới chế độ phong kiến các “thầy đồ” có vị trí nhất định trong làng xã. Không phải chỉ có văn mà còn cả học võ. Dòng họ nổi lên về tài năng quân sự rất nhiều, ngày xưa gọi đó là dòng thế tướng. Có lẽ trong cả nước chỉ có họ Đinh, họ Đặng ở Hà Tây mới sánh được với họ Võ ở Thạch Hà. Bên cạnh làng văn, làng võ còn có những làng nghề tinh luyện (nghề đây là cả kỹ nghệ và nghệ thuật) theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Tĩnh hiện nay có khoảng 60 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nổi tiếng từ lâu đời như: dệt chiếu Nam Sơn (Can Lộc), dệt vải ở Yên Hồ (Đức Thọ), Thợ bạc ở Thạch Hà...

Có lẽ truyền thống cách mạng thì nổi hơn hết ở Hà Tĩnh, thật hiếm thấy ở đâu lại có một gia đình mà:

Ông xưa khởi nghĩa Cần Vương

Bỏ mình trong trận đánh gần ốc Giang Bác nối chí hiên ngang xốc tới

Giặc chém đầu bên dưới Tùng Sơn Cha nơi gió dập sóng dồn

Chú nơi tù ngục hao mòn xác ve

(Phan Trọng Bình - Đức Thọ - Hà Tĩnh)

Đó chính là truyền thống chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm bảo vệ quê hương, làng xóm của mỗi người dân Hà Tĩnh, nó đã thấm sâu vào mỗi gia đình làm nên nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn hoá ứng xử và cách xưng hô đặc sắc. Cách xưng hô trong gia đình Hà Tĩnh cũng có những nét đặc sắc riêng, ít gặp ở những vùng quê khác. Ta biết rằng tình cảm con người Hà Tĩnh sâu đằm, trung thực, rõ ràng và lưỡng phân đến cùng cực. Vì thế,

trong các kiểu ứng xử khác nhau, người Hà Tĩnh đã diễn đạt bằng cái võ ngữ âm, vốn từ vựng của quê mình cả trong ngôn ngữ nói và viết. Thật khó có một nơi nào mà trong giao tiếp cộng đồng với các vai khác nhau lại xuất hiện những từ như: anh học, anh xạ (xã),

anh hoe, anh hoét, anh chắt... ả cu, ả đị, ả hoe, ả hoét... Cách cấu tạo từ anh/ả, ông/bà... tiếp đến là chắt, cu, đị và đến tên riêng là mô hình cấu tạo như nhau. Ví dụ: ông đị Lan, bà đị Hằng... Trong giao tiếp hàng ngày, người Hà Tĩnh dùng những từ chỉ ngôi thứ nhất, thứ hai ở cả số ít lẫn số nhiều như: tui, tau, mi, hấn, choa, bay... ở đây không thuần tuý chỉ là sự đối ứng ngữ âm mà còn có sự chuyển di về ý nghĩa tuỳ thuộc vào cảnh huống giao tiếp nhất định. Hai từ ông, cha có cách sử dụng đặc biệt ở Hà Tĩnh. Ngoài ông, cha

thì bọ vẫn được sử dụng ở một số địa phương. Từ ông ở Hà Tĩnh được phát âm là oong

hoặc ung. Ngoài nét nghĩa trong gia tộc ra từ này được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày đã biến đổi nghĩa: chỉ mức độ thân mật của những người tham gia cuộc thoại. Có một điều thú vị là từ mệ, từ này đối ứng ngữ âm với từ mẹ nhưng lại có thêm nét nghĩa là vợ. Do vậy trong giao tiếp gia đình người chồng xứ này có thể gọi vợ là: mệ chắt, mệ cu, mệ đị, mệ hoa, mệ hoét... Từ ở đây vừa có nghĩa như chị Tiếng Việt lại vừa được sử dụng với hàm nghĩa coi khinh.

Hoặc là danh hiệu Cố. Cố vừa để chỉ vào một thứ bậc trong lớp người già cả, Cố

cũng là một thứ bậc trong gia đình gia tộc, bậc tứ đại đồng đường của một nhà một họ. Có lẽ chỉ ở Hà Tĩnh và Nghệ An mới có Cố. Có những cố trong huyền thoại như Cố Ghép, Cố Bu, những Cố trong đời sống thông thường như cố Sơn. Ngay những ông quan to những vị đại thần cũng được dân chúng đẩy vào khối đại gia đình thông thường gần gũi như Nguyễn Công Trứ được gọi là Cố Lới. Hay cách gọi anh cu, mẹ đĩ. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh từng nhận xét về vấn đề này: “Những người ở Thành phố, hay ở những môi trường nào có tiếp xúc với văn hoá Phương Tây thường có ý chế diễu người nhà quê xứ Nghệ hay dùng lối gọi nhau bằng anh cu, mẹ đĩ. Tôi lại thấy rằng, cách gọi này ở Hà Tĩnh có một ý nghĩa văn hoá rất lớn” [47, tr35]. Trai gái bắt đầu thành vợ thành chồng được gọi ngay là anh nhiêu, ả nhiêu. Đó là xã hội muốn nhắc nhở anh chị rằng, giờ đây anh chị đã có tư cách mới, trách nhiệm mới. Mọi người và ngay cả bản thân vợ chồng mới luôn phải nhắc đến nó để tự đề cao, tự ý thức về trách nhiệm ấy. Khi vợ

chồng đã có con thì tên gọi cũng thay đổi thành anh cu, ả đĩ... có nghĩa là sang một tư cách khác, đã thành cha thành mẹ, không còn son rỗi như ngày nào nữa. Nhưng lại không được phép quên cha ông, tổ tiên của mình. Vì vậy, anh sinh con mà còn bố thì được gọi là anh cháu. Nếu anh còn ông nội thì được gọi là anh chắt. Cả bố anh cũng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà tĩnh hiện nay docx (Trang 31 - 40)