Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc người khuyết tật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 87 - 94)

- Chương II Chăm sóc sức khoẻ: Gồm các điều quy định về phát hiện sớm, can thiệp sớm người khuyết tật; khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật; trách nhiệm

3.2.5.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động nguồn lực của các tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc người khuyết tật

Xã hội hoá là chủ trương chung của Đảng và nhà nước ta không chỉ trong công tác chăm sóc người khuyết tật. Là bộ phận dân cư yếu thế trong xã hội cần thiết huy động nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nước thì công tác bảo vệ người khuyết tật mới đạt hiệu quả. Thực hiện chủ trương này nhà nước cần thiết phải có chiến lược cụ thể và khả thi với mục tiêu là khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật tham gia hoạt động trợ giúp người khuyết tật với các hình thức phù hợp.

Trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ cần đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng cả về vận động cũng như các loại khuyết tật khác nhằm bảo đảm người khuyết tật còn khả năng có thể tham gia lao động và tích cực hoà nhập đời sống cộng đồng.

Lĩnh vực phát hiện sớm và can thiệp sớm tình trạng khuyết tật hiện nay ở nước ta chưa quan tâm đúng mức trong khi tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh hiện rất cao. Thực tế cho thấy gia đình nào có người khuyết tật thì vô cùng vât vả và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực này đòi hỏi nhà nước cần huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong hoạt động chăm sóc người khuyết tật trong đó đặc biệt quan trọng là phát hiện sớm và can thiệp sớm đối với người khuyết tật. Trong những năm vừa qua nhiều tổ chức quốc tế cũng đã tham gia hỗ trợ bước đầu trong công tác sàng lọc trẻ sơ sinh, những hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế các nguy cơ xảy ra khuyết tật, nhiều trẻ em đã thoát khỏi tình trạng khuyết tật khi được can thiệp sớm. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động phát hiện sớm và can thiệp sớm chưa được đẩy mạnh dưới góc độ xã hội hoá và thực tiễn cho thấy các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và đặc biệt là cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản chưa thực hiện đầy đủ hoạt động xét nghiệm ban đầu với tất cả các trẻ sơ sinh vì vậy tỷ lệ khuyết tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực. Quy định trách nhiệm của tất cả các cơ sở y tế trong phòng ngừa khuyết tật là giải pháp khả thi trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay.

Trong lĩnh vực giáo dục cần thiết nghiên cứu mô hình giáo dục hoà nhập phù hợp với khả năng và đặc điểm của từng dạng khuyết tật. Chủ trương này đòi hỏi chủ trương xã hội hoá cao trong công tác nghiên cứu mô hình trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục, nhiệm vụ của trung tâm là phát hiện sớm và can thiệp nhằm lựa chọn phương thức giáo

dục phù hợp, tư vấn tâm lý tình cảm giáo dục hướng nghiệp và cung cấp chương trình, nội dung, thiết bị tài liệu phù hợp đặc thù của từng dạng và hạng trẻ khuyết tật.

Các chính sách xã hội hoá cần áp dụng và mở rộng mô hình trung tâm bảo trợ xã hội không chỉ do nhà nước thiết lập. Ngoài việc hỗ trợ những chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ kỹ thuật cần tạo sự bình đẳng trong việc thụ hưởng các chính sách của đối tượng bảo trợ xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội trong hay ngoài công lập.

Huy động mọi nguồn lực của các tổ chức Quốc tế trong công tác chăm sóc người khuyết tật và nhanh chóng phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật mà nước ta đã ký tham gia năm 2006.

Kết luận

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa rằng, việc đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với người khuyết tật nói riêng, các tầng lớp dân cư khác nói chung là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam.

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể làm suy giảm về thể chất, thần kinh hay trí tuệ trong một thời gian dài và cùng với các rào cản xã hội mà họ tiếp cận xã hội rất khó khăn. Bộ phận dân cư này luôn cần được sự trợ giúp của gia đình, nhà nước và xã hội.

Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về người khuyết tật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế tác động và điều chỉnh những quan hệ pháp luật liên quan đến người khuyết tật.

Đất nước ta đang trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, chính vì lẽ đó, việc chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật là yêu cầu quan trọng. Hơn lúc nào hết cần phải tổ chức tốt hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật với hệ thống pháp luật đồng bộ, không rào cản đối với người khuyết tật nói riêng và hoạt động thực hiện hệ thống pháp luật nói chung.

Thực trạng người khuyết tật và công tác thực hiện pháp luật về người khuyết tật cho thấy mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong quá trình tổ chức thực hiện song đời sống của người khuyết tật vẫn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận đầy đủ và hoà nhập đời sống xã hội của họ vẫn còn nhiều rào cản. Thực tế này đòi hỏi phải có sự đổi mới trong nhận thức cũng như thực hiện pháp luật về người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay.

Những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về người khuyết tật hướng đến việc xác định trách nhiệm từ phía nhà nước cũng như vai trò của các tổ chức xã hội, đó là những chủ thể quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật.

Để thực hiện pháp luật trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về người khuyết tật. Phải nhận thức được họ là nhóm người yếu thế trong xã hội và có nhiều nguyên nhân dãn tới tình trạng bị khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng nào đó và họ cần được bình đẳng trong quá trình hội nhập đời sống cộng đồng xã hội.

Điều kiện về tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật trong đó có sự phối hợp, kết hợp giữa các ngành trong triển khai có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả thực hiện pháp luật. Trong nội dung này thì trách nhiệm của chính quyền địa phương có ý nghĩa là tác động trực tiếp tới quyền và những chính sách bảo trợ xã hội thường xuyên của người khuyết tật.

Hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật liên quan tới việc nhà nước có chính sách như thế nào đối với vị trí và vai trò của các tổ chức của người khuyết tật và tổ chức của người khuyết tật cúng như những chính sách đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá trong công tác bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật.

Để thực hiện tốt hoạt động thực hiện pháp luật đòi hỏi nhà nước cần từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân trong đó đặc biệt quan tâm tới những nhóm dân cư yếu thế trong đó có người khuyết tật đồng thời mở rộng và phát triển và tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người gặp khó khăn trong hoà nhập đời sống cộng đồng xã hội trong đó có người khuyết tật.

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Thị Báo (2007), Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt

Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị – Hành chính quốc

gia Hồ Chí Minh.

2 Vũ Ngọc Bình (2001), Trẻ em tàn tật và quyền của các em, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.

3 Bộ Giao thông- Vận tải (2008), Báo cáo thực trạng người khuyết tật tiếp cận giao

thông công cộng.

4 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2003), Báo cáo điều tra đánh giá sơ bộ 5

năm (1998- 2003) thực hiện pháp luật về người tàn tật.

5 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật - Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật

(NCCD).

6 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-

CP về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội.

7 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo kết quả thực hiện Pháo lệnh về người tàn tật và đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010.

8 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư số 09/2007/TT-

BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ- CP.

9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo Quốc gia lần thứ ba và thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật, quyền

của trẻ em giai đoạn 2002- 2007, Hà Nội.

10 Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (2009), Báo cáo điều tra tình hình thực hiện pháp luật về người tàn tật Việt Nam.

11 Chính phủ (1999), Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật.

12 Chính phủ (2000), Nghị định số 07/2000/NĐ- CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 về chính sách cứu trợ xã hội.

13 Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

14 Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội

16 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21 Đại học Quốc Gia Hà Nội - Khoa luật (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà

nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

22 Vũ Công Giao (2001), Cơ chế của Liên hợp quốc về nhân quyền, Luận văn thạc sỹ

luật học, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu

nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

23 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Nhà nước và pháp luật (2004), Tài

liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập I,

Lưu hành nội bộ.

24 Học viện Chính trị –Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật (2008), Thông tin nhà nước và pháp luật.

25 Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.

26 Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (2008), (Bản dịch VNAH), Luật người khuyết tật của một số nước trên thế giới (Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản).

27 Kết quả Khảo sát người tàn tật năm 2005 (2006), Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.

28 Phân tích tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam (2004), Nxb Lao động Xã hội, Hà

Nội.

29 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992.

30 Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2006), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho

người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật.

31 Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật.

32 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-

UBTVQH10 ngày 30 tháng 7 năm 1998.

33 Nguyễn Thị Hoàng Yến (2004), Các biện pháp tổ chức giáo dục hoà nhập giúp trẻ

em khuyết tật thính giác vào lớp 1, Luận án tiến sỹ giáo dục, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

34 PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến (2009), Từ thực tiễn đào tạo cán bộ, giáo viên

giảng dạy người khuyết tật kiến nghị về dự án xây dựng Luật người khuyết tật,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)