Kiểm tra, theo dõi, giám sát đánh giá, sơ tổng kết hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 80 - 82)

- Chương II Chăm sóc sức khoẻ: Gồm các điều quy định về phát hiện sớm, can thiệp sớm người khuyết tật; khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật; trách nhiệm

3.2.3.2.Kiểm tra, theo dõi, giám sát đánh giá, sơ tổng kết hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật

pháp luật về người khuyết tật

Chính phủ, Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện tương đối tốt và đồng bộ công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và các quy định. Các Bộ, ngành và các địa phương hàng năm ban hành hàng trăm công văn, quyết định cá biệt để xử lý và hướng dẫn xử lý những vấn đề bức xúc, hoặc tháo gỡ những khó khăn. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành cơ quan cũng đã được thực hiện tương đối tốt. Đây là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về người tàn tật.

Hàng năm nhiều cơ quan, Bộ, ngành tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật ở các địa phương: Các đoàn giám sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, các đoàn của các Bộ, ngành, các đoàn thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

Tổng hợp thống kê, khảo sát, đánh giá thực trạng người tàn tật và tình hình thực hiện chính sách, giải pháp được đặc biệt quan tâm. Hàng năm Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đều có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp thống kê về tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với người tàn tật. Để có cơ sở cho xây dựng và thực hiện chính sách, năm 2004 đã tiến hành đánh giá về trẻ em tàn tật, năm 2005 khảo sát thực trạng người tàn tật ở 8 tỉnh, làm cơ sở cho xây dựng đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2006-2010; năm 2006 Tổng cục Thống kê đã lồng ghép các chỉ tiêu đánh giá khuyết tật vào cuộc điều tra mức sống dân cư; năm 2007 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các địa phương tiến hành thống kê đối tượng và thực hiện thống kê thí điểm ở 8 tỉnh, đồng thời đã tiến hành tổng rà soát đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có người tàn tật nặng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội... Nhìn chung công tác tổng hợp báo cáo đã được thực hiện thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa tiến hành tổng rà soát, thống kê người tàn tật, do vậy chưa có công bố chính thức về tỷ lệ người tàn tật, công tác quản lý các đối tượng hưởng chính sách đã được làm nhưng chưa đầy đủ, làm thủ công, gián đoạn đã dẫn đến còn sự khác biệt về các con số báo cáo dẫn đến khó khăn cho các cơ quan quản lý.

Để thực hiện đầy đủ các hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật và đưa ra giải pháp mang tính khả thi cần có đánh giá chính xác kết quả thực hiện Quyết định số 239/2006/QĐ- TTG ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006- 2010(Sau đây gọi chung là đề án 239). Trên cơ sở đó kiến nghị chương trình Quốc gia nhằm hỗ trợ người khuyết tật trong giai đoạn mới.

Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:

- Có ít nhất 80% các tỉnh, thành phố có tổ chức tự lực của người khuyết tật. Đây là con số nằm trong đề án 239. Có thể thấy rõ khi các tổ chức tự lực của người khuyết tật được thành lập thì minh chứng cho sự phát triển của các tổ chức của người khuyết tật.

Trong đề án của giai đoạn mới cần thiết phải có sự can thiệp từ phía nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức và tạo thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực hỗ trợ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 80 - 82)