Kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 25 - 28)

tật ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia đi đầu khu vực Châu á trong lĩnh vực ưu tiên dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật ở các thành phần kinh tế: quốc doanh, tập thể và tư nhân. Những chính sách quan trọng dành cho người khuyết tật có thể được lựa chọn để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam như: Thành lập quỹ trợ giúp người khuyết tật, thiết bị thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận với các phương tiện giao thông, thông tin và truyền thông; phát triển và cải thiện đời sống của người khuyết tật; y tế và

phục hồi chức năng, quy định trách nhiệm của Chính phủ và cơ quan địa phương và người dân đối với người khuyết tật.

Theo pháp luật Nhật Bản thì Người khuyết tật là những cá nhân có cuộc sống xã hội hàng ngày bị hạn chế một cách cơ bản và sẽ tiếp tục bị hạn chế về mặt thể xác, tinh thần hoặc trí tuệ.

Luật này không đề cập đến việc phân loại, phân hạng cụ thể tuy nhiên theo Luật này, Chính phủ phải thiết lập một chương trình cơ bản quan tâm đến tiêu chuẩn cho người tàn tật để đưa ra tiêu chuẩn cụ thể và phù hợp nhất cho cuộc sống và hạn chế tàn tật cho người tàn tật. Theo đó, các cơ quan cấp huyện cần thiết lập các chương trình liên quan đến tiêu chuẩn của người tàn tật theo điều kiện và hoàn cảnh của họ.

Chính phủ và cơ quan địa phương cần có biện pháp để tăng cường nghiên cứu nguyên nhân, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tàn tật, đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa tàn tật thông qua tuyên truyền những kiến chức cần thiết, đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em, phòng tránh và can thiệp sớm những bệnh có thể gây tàn tật. Thêm vào đó, Chính phủ và các cơ quan địa phương phải nỗ lực phòng ngừa và chữa trị những bệnh gây tàn tật, tăng cường nghiên cứu những bệnh gây tàn tật và có biện pháp cần thiết cụ thể đối với người tàn tật gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Về lĩnh vực y tế: Chính phủ và các cơ quan địa phương cần cung cấp cho người tàn tật các dịch vụ y tế và phục hồi chức năng để họ có thể phục hồi và duy trì cuộc sống hàng ngày; nghiên cứu phát triển các dịch vụ y tế và các dịch vụ khác để họ có thể có một cuộc sống độc lập phù hợp độ tuổi và tình trạng tàn tật; giáo dục đào tạo chuyên môn y tế và phục hồi chức năng cần thiết; cung cấp hay cho thuê các trang thiết bị hỗ trợ, dịch vụ chăm sóc và các dịch vụ khác cho cuộc sống hàng ngày của người khuyết tật; đẩy mạnh các nghiên cứu và phát triển các thiết bị hỗ trợ và tập huấn cách sử dụng các thiết bị này.

Về trợ cấp: cần áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hệ thống hưu trí và phụ cấp nhằm giảm gánh nặng kinh tế cho người tàn tật và người chăm sóc họ, miễn giảm thuế và phí các dịch vụ công cộng.

Về giáo dục: cải thiện nội dung và phương pháp giáo dục để người tàn tật có thể nhận được một chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi, năng lực và mức độ tàn tật

của họ; nghiên cứu, đầu tư và phát triển cơ sở vật chất giảng dạy; tạo sự thông cảm giữa học sinh bị tàn tật và học sinh không tàn tật trong quá trình học tập tại trường.

Về việc làm: cung cấp dịch vụ tư vấn việc làm, hướng nghiệp, đào tạo nghề; nghiên cứu phát triển các công việc và nơi làm việc phù hợp; cải thiện và duy trì việc làm của họ thông qua việc trợ cấp các chi phí để sửa sang các trang thiết bị cần thiết để người tàn tật làm việc.

Về nhà ở: đảm bảo nhà ở cho người tàn tật và sửa sang nhà ở phù hợp với điều kiện sống hàng ngày của người khuyết tật.

Hỗ trợ tiếp cận trang thiết bị và công trình giao thông công cộng: Chính phủ cà cơ quan địa phương cần đảm bảo cho người tàn tật có thể tiếp cận được các thiết bị công cộng, giao thông công cộng và các thiết bị công cộng khác để học có thể tham gia vào xã hội một cách độc lập; các nhà cung cấp dịch vụ giao thông công cộng và thiết bị công cộng khác cần nỗ lực đảm bảo người tàn tật có thể dễ dàng tiếp cận với các trang thiết bị để tạo khả năng độc lập và tham gia xã hội của người tàn tật.

Truyền thông: cung cấp máy tính tiếp cận, các thiết bị công nghệ thông tin tiếp cận nhằm đảm bảo người tàn tật có thể tiếp cận thông tin và thể hiện mong muốn của họ; các nhà cung cấp cần quan tâm đến khả năng tiếp cận của người tàn tật trong khi cung cấp dịch vụ hay sản xuất thiết bị trên cơ sở đoàn kết xã hội.

Văn hoá: khuyến khích người khuyết tật tham gia vào các hoạt động văn hoá, giải trí, thể thao thông qua việc điều chỉnh các thiết bị, dụng cụ và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động này.

Chính phủ và các cơ quan địa phương có trách nhiệm đối với cuộc sống của người tàn tật thông qua việc đưa ra các tiêu chuẩn để bảo vệ quyền của người tàn tật, chống phân biệt đối xử và hỗ trợ họ trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội một cách độc lập.

Vấn đề tham gia, giám sát được thực hiện bởi Uỷ ban Trung ương và phân cấp cho uỷ ban địa phương các cấp về phát triển tiêu chuẩn Người tàn tật. Các thành viên của Uỷ ban Trung ương được Thủ tướng chỉ định trong số những người tàn tật, những người làm công tác cải thiện đời sống của người tàn tật, các chuyên gia có kiến thức chuyên ngành trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay potx (Trang 25 - 28)