Học văn hoá của người khuyết tật được quy định trong Pháp lệnh người tàn tật đồng thời cũng đã được quy định trong Luật giáo dục do Quốc Hội thông qua ngày ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Luật giáo dục và Pháp lệnh quy định về đối tượng học là người khuyết tật, loại hình giáo dục, cơ sở vật chất, chính sách đối với giáo viên... Thực hiện các quy định Luật và Pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật giáo dục, trong đó có quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên là người tàn tật, khuyết tật; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tạo cơ sở vật chất để thực hiện tốt các quy định về giáo dục đối với người tàn tật góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho người tàn tật.
Số lượng học sinh, sinh viên là người tàn tật, khuyết tật tăng nhanh: Năm học 1996- 1997 cả nước có 6.000 trẻ tàn tật học trong 72 cơ sở giáo dục chuyên biệt, 36.000 trẻ tàn tật học trong 900 trường phổ thông đến năm học 2005-2006 có 230.000 trẻ tàn tật đi học trong 9.000 trường phổ thông (đạt 25%). Người tàn tật đi học không chỉ tập trung ở bậc mầm non, tiểu học mà còn ở các cấp học cao hơn.
Công tác đào tạo nguồn lực cho giáo dục tàn tật ngày càng được quan tâm đến nay các trường đại học, cao đẳng, sư phạm đã có các khoa đào tạo, giáo dục đặc biệt; Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ liên quan đã ban hành mã ngành đào tạo giáo dục trẻ em tàn tật, giáo dục đặc biệt
Ngoài việc triển khai thực hiện các chính sách đối với trẻ tàn tật công tác nghiên cứu khoa học về giáo dục trẻ tàn tật ngày càng có chiều sâu và tập trung nghiên cứu mô hình phát hiện, hỗ trợ cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, khó khăn về học. Đồng thời xây dựng mô hình giáo dục hoà nhập, chuyển đổi và thẩm định sách giáo khoa chữ phẳng sang chữ nổi Braille, xây dựng hệ thống ngôn ngữ kí hiệu, thống nhất hệ thống chữ cho người mù và nhiều đề tài nghiên cứu về các chương trình, nội dung và sách giáo khoa.
Theo kết quả đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008 thì có 36,8% người tàn tật đã từng đi học tại các trường tiểu học hoặc phổ thông còn 46,6% chưa từng đi học. Những người chưa từng đi học phổ thông ở nông thôn cao hơn thành thị (58,2% và 41,8%). Số lượng người tàn tật tập trung chủ yếu ở nông thôn (87%), chủ yếu lại tập trung ở những hộ nghèo, nên đầu tư cho việc đi học của người không tàn tật trong gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên cơ hội dành cho người tàn tật lại càng bị thu hẹp và nguyên nhân chủ yếu là:
Chưa có sự đồng bộ trong chương trình học, loại đào tạo, cơ sở vật chất, v.v… phù hợp với người tàn tật.
Người khuyết tật không có khả năng tiếp thu hay không có nhu cầu học tập bởi họ có suy nghĩ là học cũng không làm gì.
- Về trình độ văn hoá : Khoảng 35,83% người tàn tật không biết chữ; 12,58% biết đọc, biết viết; 20,74% có trình độ THCS; 24,13% có trình độ THPT. Hầu hết người tàn tật chưa qua dạy nghề (97,64%), chỉ có một số lượng rất nhỏ ở khu vực đô thị được dạy nghề, tạo nghề.
- Về hoàn cảnh, môi trường sống: ở thành thị từ 70-80% và ở nông thôn từ 65-70%