tật ở Mỹ
Đạo luật này được tiếp cận dựa trên quyền của người khuyết tật. Đây là một đạo luật về dân quyền có tính chất bước ngoặt nhằm đảm bảo cơ hội bình đẳng cho những người khuyết tật trong lĩnh vực công ăn việc làm, tiện nghi công cộng, phương tiện chuyên chở, liên lạc viễn thông và các dịch vụ của địa phương, Chính phủ và các tiểu bang. Đạo luật gồm 10 luật liên bang nghiêm cấm sự kì thị và xác lập các quyền của những người khuyết tật được sống một cuộc đời độc lập và đầy đủ nhân phẩm trong xã hội
Theo định nghĩa của Đạo luật này, một cá nhân có khuyết tật là người bị suy yếu về thể xác hoặc tâm thần làm hạn chế đáng kể một hay nhiều hoạt động quan trọng trong đời sống.
Về chống phân biệt đối xử: ADA định nghĩa phân biệt đối xử để phù hợp với từng mục đích cụ thể, bao gồm giáo dục, giao thông và việc làm. ADA không có một định nghĩa áp dụng cho tất cả các trường hợp hay tình huống khác nhau.
Về chính sách ưu tiên: đạo luật này đưa ra khái niệm “khó khăn đặc cách”. Khó khăn đặc cách sẽ cho phép miễn trừ việc tuân thủ một số dịch vụ và các toà nhà đã tồn tại và sẽ gây ra khó khăn về mặt tài chính nếu như tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, Chính phủ cần có một cơ chế giám sát đánh giá nhằm ngăn ngừa việc lạm dụng “khó khăn đặc cách” bởi các tổ chức hay cá nhân.
Về đào tạo nghề: Đạo luật Phục hồi Chức năng 1973 của Hoa Kỳ có các điều khoản quy định các chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật trong đó quy định của Hoa Kỳ cho tất cả các tiểu bang phải có một kế hoạch cá nhân về tuyển dụng cho từng người khuyết tật.
Về tiếp cận phương tiện giao thông công cộng: theo ADA, phương tiện giao thông công cộng mà người khuyết tật không thể tiếp cận được thì bị coi là phân biệt đối xử.
Về giáo dục: đạo luật ADA của Mỹ quy định trẻ em khuyết tật độ tuổi từ 3 đến 21 sẽ được học miễn phí. Đạo luật ADA của Mỹ quy định việc sử dụng các trang thiết bị trợ
giúp học tập và các dịch vụ để tạo điều kiện tốt cho trẻ em khuyết tật được học tập. Các quốc gia cần phải dạy học sinh khuyết tật theo hình thức đáp ứng ôn ngữ và nhu cầu giao tiếp của trẻ khuyết tật. Ngoài ra trẻ khuyết tật được học ở những trường ít nghiêm ngặt hơn. Điều đó có nghĩa trẻ khuyết tật được hoà nhập hoàn toàn vào hệ thống giáo dục, kể cả trường công và trường tư, với những trẻ không khuyết tật. Tuy nhiên, nếu là trẻ có khuyết tật nặng và không thể tham gia đầy đủ vào các lớp học bình thường, thì nhà nước cần tổ chức cho các em học ở các lớp học chuyên biệt để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ.
Chính phủ của các tiểu bang và địa phương có nhiệm vụ cung cấp cho những người khuyết tật cơ hội bình đẳng để được hưởng những lợi ích của mọi chương trình, dịch vụ và hoạt động của Chính phủ như giáo dục công cộng, công ăn việc làm, phương tiện chuyên chở, giải trí, chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ xã hội, toà án, bầu cử và các cuộc họp cử tri.
Về giáo dục: Luật cần quy định chương trình giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật, miễn giảm học phí và một số môn mà người khuyết tật không đủ điều kiện để học tập, cho phép họ được học tập chung với những người bình thường khác. Luật cũng cần đề cập đến chương trình giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật.
Về đào tạo nghề: Luật cũng nên quy định các địa phương cần vạch ra kế hoạch đào tạo nghề hàng năm cho người khuyết tật.
Thực hiện pháp luật chính là quá trình đua pháp luật về người khuyết tật vào thực tiễn cuộc sống. Để những quy phạm đó đi vào thực tiễn liên quan tới vấn đề quan niệm như thế nào về người khuyết tật. Trên thế giới hiện nay chưa có quan niệm thống nhất về người khuyết tật. Quan niệm về mặt y tá cho rằng người khuyết tật bị khiếm khuyết bộ phận cơ thể hoặc chức năng, như vậy những khiếm khuyết như vậy có thể nhận thấy và dùng biện pháp giám định có thể xác định được mức độ khuyết tật. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng. Quan niệm này rõ ràng chưa tiếp cận dưới góc độ xã hội và quyền của người khuyết tật và chưa xác định trách nhiệm xã hội đối với người khuyết tật. Dưới góc độ quyền có thể nhận thấy, mặc dù khiếm khuyết về bộ phận cơ thể hoặc chức năng nhưng nếu xã hội tạo cho họ điều kiện tiếp cận thì họ hoàn toàn có thể tiếp cận vào đời sống xã hội. Một người khuyết tật nhìn hoặc khuyết tật
vận động thực tế tham gia giao thông là rất khó khăn nhưng nếu nhà nước cung cấp các công cụ và phương tiện về hướng dẫn thâm gia giao thông hoặc bảo đảm các điều kiện tiếp cận thì những cá nhân đó không còn khó khăn nữa và như vậy họ không còn là người khiếm khuyết và không khuyết tật nữa.
Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều phân dạng và phân hạng người khuyết tật để có chính sách đi kèm tuy nhiên phân lhạng khuyết tật dựa vào tiêu chí nào hiện nay ở nước ta chưa có câu trả lời chính xác.
- Hoạt động phân hạng và dạng khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật về người khuyết tật.
- Mô hình cùng chi trả.
Những chính sách tác động tới người khuyết tật bao gồm những chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể nói rằng việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới người khuyết tật. Những chính sách gián tiếp thông thường là những chính sách bảo đảm quyền tiếp cận trong các lĩnh vực khác nhau còn những chính sách trực tiếp là những chính sách bảo trợ xã hội học là thường xuyên hoặc là đột xuất. Việc thực hiện hoạt động theo mô hình cùng chi trả được nhiều nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế khuyến nghị là nên áp dụng tại Việt Nam. Mô hình cùng chi trả thực chất xây dựng hệ thống thực hiện hoạt động bảo trợ, an sinh xã hội thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Mô hình này khắc phục những hạn chế của quá trình thực hiện chính sách xã hội đơn lẻ như hiện nay. Một số các Quốc gia Đông Nam á đang áp dụng mô hình này và rất thành công tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng các chính sách trong đó có người khuyết tật.
- Mô hình sống độc lập.
Sống độc lập là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam. Trên cơ sở tiếp cận dưới
góc độ quyền của người khuyết tật họ cho rằng người khuyết tật được quyền đưa ra các quyết định mà không bị lệ thuộc vào áp lực nào từ phía gia đình hoặc xã hội. Để thực hiện mô hình này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của đất nước cũng như tập quán của người dân, tuy nhiên cần thiết phải nhận thức rằng thành viên trong xã hội - Người khuyết tật có đầy đủ quyền và xã hội có trách nhiệm tạo cho họ những điều kiện cần thiết phù hợp với nhận thức của xã hội nhằm bảo đảm họ có thể sống tự lập.
Mô hình này đang được xây dựng thí điểm và nhân rộng ở nước ta dưới sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ.
- Điều kiện bảo đảm tiếp cận với các hoạt động xã hội của người khuyết tật là không tách rời với môi trường hoà nhập. Hoạt động học văn hoá, học nghề, vui chơi giải trí không thể tạo môi trường tách biệt cộng đồng xã hội.
Như vậy, với đề tài thực hiện pháp luật về người khuyết tật luận văn đã khái quát những vấn đề mang tính lý luận về thực hiện pháp luật về người khuyết tật. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm về người khuyết tật, đặc điểm thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật về người khuyết tật, các yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật đó để làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu thực trạng cũng như luận chứng các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về người khuyết tật.
Thực hiện pháp luật về người khuyết tật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy phạm pháp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến người khuyết tật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động chăm sóc, tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập đời sống xã hội.
Về đặc điểm thực hiện pháp luật về người khuyết tật, luận văn nhấn mạnh thực hiện pháp luật về người khuyết tật ngoài các đặc điểm chung của thực hiện pháp luật còn có các đặc điểm riêng đó là: về hình thức thực hiện; về phạm vi thực hiện, đối tượng thực hiện và về chủ thể thực hiện.
Điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về người khuyết tật trong thực tiễn là hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, không chồng chéo. Hệ thống luật pháp đó ngoài tính hệ thống còn phải có tính khả thi trong cuộc sống, bên cạnh đó là ý thức của chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật liên quan và các đối tượng thực thi pháp luật đối với người khuyết tật; Mức độ hoàn thiện của tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về người khuyết tật; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như yếu tố điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Trong phần những vấn đề về mặt lý luận, luận văn cũng đã nghiên cứu nghiêm túc và có hệ thống về kinh nghiệm Quốc tế trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật làm cơ sở cho việc hoàn thiện những vấn đề nâng cao vai trò của thực hiện pháp luật về người khuyết tật.
Chương 2
Thực trạng người khuyết tật và thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam 2.1. Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
Có thể khẳng định, từ trước đến nay ở Việt Nam chưa có một cuộc điều tra quy mô, tổng thể và đầy đủ nào về tình hình và thực trạng người khuyết tật. Nguyên nhân của tình trạng đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, song có vấn đề là chưa có quan niệm thống nhất như thế nào là người tàn tật, như thế nào là người khuyết tật, vì vậy không thể có con số thống kê chính xác được.
Liên quan tới các cuộc điều tra về thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam có nhiều tổ chức quốc tế và trong nước tham gia, tuy nhiên hầu hết các cuộc điều tra chỉ trong phạm vi nhất định và như vậy kết quả tổng thể chưa có thể kiểm chứng. Tuy nhiên việc vào cuộc của các tổ chức chứng minh sự quan tâm về đời sống của người khuyết tật và bước đầu đưa ra cách nhìn tổng quan về thực trạng người khuyết tật ở nước ta.