d) Quỹ việc làm cho người tàn tật
3.1. Quan điểm trong thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt nam hiện nay
3.1. Quan điểm trong thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt nam hiện nay hiện nay
1. Hoạt động thực hiện pháp luật cần quán triệt và thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước về người khuyết tật, đồng thời trên cơ sở nội dung của hệ thống luật pháp của nước ta về lĩnh vực người khuyết tật cần phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và các điều ước quốc tế Việt Nam đã cam kết tham gia hoặc phê chuẩn có liên quan đến người khuyết tật.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác định: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi”. Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ" và “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” [29]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả người khuyết tật đều được nhà nước bảo đảm quyền công dân như nhau và đều được hưởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật” và “tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật".
Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật nhằm cụ thể hoá cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, từng bước đưa luật pháp điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, tạo môi trường pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với người khuyết tật trong thực tiễn cuộc sống.
2. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật có mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, từng bước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường xã hội ngày càng chăm lo tốt hơn quyền lợi của người khuyết tật.
Để bảo đảm những mục tiêu đối với sự hoà nhập đời sống cộng đồng của người khuyết tật việc hoàn thiện các văn bản pháp luật trên cơ sở kế thừa, chọn lọc Pháp lệnh người tàn tật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người khuyết tật, đảm bảo giữ ổn định những quy định còn phù hợp, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định không còn phù hợp, bổ sung những vấn đề mới nẩy sinh cần được điều chỉnh bằng văn bản luật. 3. Hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, với nhận thức chung của cả cộng đồng, khả năng tài chính cũng như các điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội của nhà nước ta.
Thực hiện quan điểm này đòi hỏi các cơ quan trong bộ máy nhà nước khi xây dựng và thiết lập các chính sách cần căn cứ vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Thực tế cho thấy những đòi hỏi từ phía người khuyết tật trong việc bảo đảm quyền tiếp cận là chính đáng, tuy nhiên do điều kiện đất nước còn khó khăn do đó đáp ứng tất cả nguyện vọng thì khả năng ngân sách cũng như các hỗ trợ khác là khó bảo đảm.
4. Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật chính là đưa những căn cứ pháp lý cơ bản về quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật và quy định chi tiết về các chế độ chính sách, điều kiện đảm bảo đặc biệt là xác định trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội để người khuyết tật thực hiện các quyền cơ bản trong tiếp cận xã hội.
Đối với người khuyết tật thì cần thiết xác định trách nhiệm ban đầu từ phía gia đình, điều này có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên những điều kiện bảo đảm cho việc tiếp cận cũng như những hỗ trợ trong xây dựng các mục tiêu quốc gia đòi hỏi nỗ lực từ phía nhà nước, chỉ có nhà nước với bản chất tốt đẹp và năng lực của mình mới thiết lập hành lang bảo vệ cho người khuyết tật tiếp cận đầy đủ hoạt động hoà nhập đời sống cộng đồng xã hội của người khuyết tật.