- Công tác xã hội hoá giáo dục (XHH GD)
3.2.3.6. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo
dục - đào tạo
ngành, các địa phương triển khai thực hiện “Đề án ổn định phát triển giáo dục mầm non đến năm 2015”.
- Về giáo dục mầm non: Tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới trường lớp mầm non, đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non, gắn với nhu cầu, tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương; khuyến khích, tạo mọi điều kiện về đất phát triển hệ thống trường, lớp mầm non tư thục; phấn đấu các trường đạt chuẩn quốc gia.
Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi, đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới; đặc biệt trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Về giáo dục phổ thông: Ưu tiên giáo dục vùng khó khăn (các xã vùng núi Thuỷ Nguyên, huyện đảo Cát Bà và Bạch Long Vĩ), quan tâm đến giáo dục khuyết tật. Huy động và hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ra lớp học, không để trẻ em thất học. Tiếp tục thực hiện Quy định về Giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Củng cố và duy trì kết quả phổ cập GDTH, phổ cập THCS, phấn đấu hoàn thành phổ cập THPT và nghề; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; bên cạnh việc dạy kiến thức, cần phải chú trọng trang bị cho học sinh những kiến thức xã hội, ý thức về chính trị, năng lực công dân.
ở cấp tiểu học, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh; tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, sức khoẻ vào các môn học và hoạt động giáo dục khác; dạy học môn Thủ công, Kỹ thuật theo hướng điều chỉnh nội dung, kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Quan tâm huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi, huy động tối đa trẻ khuyết tật được tới trường học các loại hình hoà nhập và chuyên biệt. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
THCS, phấn đấu hoàn thành phổ cập THPT và nghề. Chủ động tạo sự phối hợp giữa ngành GD&ĐT, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học để mỗi gia đình và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đến việc học tập của học sinh. Tiếp tục thực hiện việc bàn giao học sinh giữa tiểu học và THCS, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm học và kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu từ đầu năm học.
ở cấp trung học, cần đưa hoạt động dạy học tự chọn vào nề nếp. Giáo viên giảng dạy tự chọn có tài liệu và giáo án riêng, giảng dạy gắn với thực hành, thí nghiệm, đảm bảo đầy đủ các bài thực hành theo quy định; có biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện các bài thực hành và sử dụng đồ dùng dạy học; phân biệt rõ ràng giữa tiết dạy tự chọn và tiết dạy thông thường.
Tăng cường chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường THCS tổ chức thực hiện phấn đấu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS ban hành theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009.
Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục phổ thông 37 tuần, chú trọng việc nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Hạn chế đến mức tối thiểu câu hỏi đòi hỏi, học sinh học thuộc, nhớ máy móc; tăng cường các câu hỏi bài tập, ra đề “mở” theo hướng kiểm tra sự vận dụng kiến thức; khuyến khích các trường tổ chức kiểm tra chung đề theo khối lớp; chấm dứt tình trạng dạy học theo lối “đọc - chép”.
Thúc đẩy các trường triển khai hoạt động tự đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và tổ chức đánh giá từ bên ngoài đối với các trường THCS, THPT. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tin học. Từng bước triển khai thực hiện Đề án của Bộ GD&ĐT về dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Triển khai thí điểm dạy ngoại ngữ có yếu tố giáo viên là người nước ngoài ở một số trường THCS, THPT có điều kiện; tổ chức Festival ngoại ngữ theo hướng đổi mới cả về nội dung và hình thức.
Củng cố kết quả đạt được trong việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới; chuyển một số trường sang học 2 buổi/ngày để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao năng lực công dân. Ngay từ đầu năm học có sự khảo sát phân loại học sinh từ đó tổ chức bồi dưỡng học sinh kém, đặc biệt là với những học sinh cuối cấp, chú trọng đổi mới công tác quản lý chuyên môn theo chiều sâu, có hiệu quả rõ. Làm tốt công tác dạy nghề, tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.
Chỉ đạo tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học phấn đấu tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt cao, tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng đạt 60%. Làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, giữ vững vị trí trong tốp đầu về công tác học sinh giỏi trong toàn quốc.
- Về giáo dục thường xuyên: Cần củng cố và phát triển các cơ sở giáo dục thường xuyên; đa dạng hoá nội dung, chương trình, các hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập liên tục, học tập suốt đời của mọi người dân trong cộng đồng. Củng cố vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục; tăng cường quản lý các cơ sở liên kết đào tạo, các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, các tổ chức dịch vụ du học tự túc. Tổ chức hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng một cách có hiệu quả và thiết thực.
Tăng cường nề nếp, kỷ cương trong dạy học; đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với tất cả chương trình giáo dục thường xuyên.
- Về giáo dục nghề nghiệp: Cần củng cố, ổn định mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp và mạng lưới các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; chỉ đạo các trường hoàn thiện cơ cấu, tổ chức bộ máy, vận hành các hoạt động của nhà trường theo điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của BộGD&ĐT.
Nâng cao chất lượng rèn luyện của học sinh, sinh viên; làm tốt công tác quản lý sinh viên đặc biệt là sinh viên ngoại trú; tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao; tăng cường công tác tuyên truyền, ngăn ngừa tệ nạn xã hội thâm nhập vào nhà trường.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo giáo dục chuyên nghiệp; đào tạo theo nhu cầu xã hội, mở rộng quan hệ với các cơ quan doanh nghiệp, tạo chỗ thực tập cho học sinh và tạo việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp.
Tiếp tục mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp của thành phố, nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp phân luồng học sinh sau THCS và THPT; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; thực hiện đổi mới quản lý giáo dục trong đó tập trung đổi mới cơ chế tài chính, cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong quản lý, tăng cường thanh tra và xử lý công khai các vi phạm. Các trường trung cấp chuyên nghiệp phải công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo và kế hoạch tổ chức thực hiện cho đạt chuẩn, đảm bảo năng lực làm việc của sinh viên sau khi ra trường, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố và đất nước. Tích cực triển khai công tác kiểm định chất lượng đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và xây dựng đề án quy hoạch hệ thống các trường trung cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.