Chính sách tài chính cho giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 36 - 38)

- Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý

1.2.4.4. Chính sách tài chính cho giáo dục đào tạo

Về chính sách học phí, học bổng, Điều 59 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” [49, tr.218].

Nghị quyết Trung ương IV về “Phát triển giáo dục - đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn” nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt tạo nguồn đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên tại chỗ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 302/TTg năm 1993 về chế độ miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng đặc biệt là thương binh, là con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh hạng 1. Học sinh, sinh viên diện chính sách được nhận học bổng theo quy định hoặc nhận trợ cấp theo tiêu chuẩn, được miễn giảm học phí tuỳ theo đối tượng đã và đang nỗ lực học tập và rèn luyện.

Xuất phát từ thực tiễn xã hội có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự phân hoá giàu nghèo, để thực hiện sự bình đẳng và công bằng trong GD-ĐT đại học và cao đẳng, tạo cơ hội thuận lợi cho con em các gia đình có khó khăn học giỏi được học đại học, đồng thời thực hiện chủ trương đa dạng hoá các nguồn tài chính cho GD-ĐT, Nhà nước đã có chủ trương cho sinh viên vay tiền.

Trong bối cảnh nguồn lực của Nhà nước có hạn, việc thực hiện mục tiêu và các chính sách trên sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, việc tìm kiếm một cơ chế thích hợp để hiện thực hoá các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về GD-ĐT đang là một

thách thức lớn hiện nay mà chúng ta cần phải vượt qua.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận chung về chính sách công, trong đó trọng tâm là việc thực hiện chính sách công trên lĩnh vực GD-ĐT. Cụ thể, luận văn đã trình bày lý thuyết về chính sách công; trên cơ sở đó đưa ra quan niệm về thực hiện chính sách công trên lĩnh vực GD-ĐT. Nghiên cứu những vấn đề về chủ thể xây dựng chính sách, nội dung chính sách và thực hiện chính sách; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng, những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chính sách GD-ĐT ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng. Những nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng thực hiện chính sách GD-ĐT ở thành phố Hải Phòng trong Chương 2, và đưa ra các giải pháp ở Chương 3.

Chương 2

Thực Trạng thực Hiện Chính Sách Giáo Dục - Đào Tạo ở Hải Phòng giai đoạn 2000-2009

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)