Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 60 - 62)

- Công tác xã hội hoá giáo dục (XHH GD)

2.2.2.1. Nguyên nhân của những kết quả, thành tựu

- Trong những năm vừa qua, bối cảnh tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được giữ vững; thành phố và cả nước hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Có sự ổn định về kinh tế - xã hội, một điều kiện quan trọng để thực hiện thành công chính sách, trong đó có chính sách GD-ĐT.

- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng và chính quyền thành phố Hải Phòng; sự quan tâm ủng hộ của các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và của các bậc cha mẹ học sinh.

- ý thức tự vươn lên trong chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng vị thế của nhà giáo đối với xã hội trong đội ngũ những người làm giáo dục ở thời kỳ CNH, HĐH có bước phát triển tốt. Sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; học sinh, sinh viên toàn thành phố.

- Việc đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp quản lý bước đầu đã phát huy tác dụng; công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đã đi vào thực chất.

- Triển khai thực hiện các biện pháp chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã phát huy tác dụng tích cực.

- Kinh tế của thành phố phát triển làm cơ sở vững chắc tạo thế và lực cho sự phát triển của GD-ĐT được bền vững.

- Trong khi nhà nước còn khó khăn trong việc đầu tư cho giáo dục thì thành phố đã có chủ trương đúng đắn, chỉ đạo cụ thể các sở, ngành, các đơn vị quận huyện thực

hiện XHH GD. Đây là chủ trương đúng đắn, đã huy động được mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư kinh phí, trí tuệ, phát triển các cơ sở giáo dục, đáp ứng nhu cầu giáo dục đào tạo của nhân dân thành phố.

- Ngành GD&ĐT Hải Phòng đã có nhiều sáng kiến trong việc nâng cao chất lượng thực hiện chính sách GD-ĐT, cụ thể:

+ Đối với công tác xây dựng trường chuẩn: Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học là một chủ trương, chính sách đúng đắn. Chủ trương này có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu đổi mới, được các cấp uỷ đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục và cha mẹ học sinh nhận thức đúng và tích cực thực hiện. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Hải Phòng đã có sự đồng thuận quyết tâm cao các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cán bộ giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh.

+ Đối với GDMN: GDMN là ngành học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp đảng, chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới chính sách phát triển GDMN, trong Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh nhiệm vụ “phải chăm lo phát triển giáo dục mầm non”.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Thành uỷ, UBND thành phố Hải Phòng đã có nghị quyết và xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non khu vực ngoại thành. Hải Phòng đã là một điểm sáng trong toàn quốc về sự hỗ trợ chính quyền và người dân thành phố cho sự phát triển GDMN.

+ Đối với GDPT: Nhận thức về vị trí, vai trò của ngành học phổ thông là nhu cầu tất yếu của công cuộc đổi mới ngày càng được hoàn thiện từ các cấp lãnh đạo, quản lý đến giáo viên, học sinh và cộng đồng xã hội. Ngành GD&ĐT Hải Phòng đã có sự chuyển biến tích cực, xác lập và bước đầu cải thiện chất lượng thực chất của GDPT theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Trong quá trình thực hiện việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, Hải Phòng đã huy động được các nguồn lực và nhận được sự hỗ trợ từ các dự án Phát triển giáo viên tiểu học và Phát triển giáo viên trung học

về bồi dưỡng giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất trường học.

+ Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi: Trên cơ sở chất lượng giáo dục toàn diện và nền tảng vững chắc của chất lượng đại trà, ngành GD&ĐT đã thực hiện tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi. Ngược lại, kết quả chất lượng học sinh giỏi có tác động thúc đẩy mạnh mẽ nâng cao chất lượng toàn diện. Hải Phòng chú trọng, khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, huy động đầu tư các nguồn lực, sự quan tâm của cả xã hội. Lãnh đạo thành phố, lãnh đạo ngành GD&ĐT xác định đúng đắn: đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương và đất nước từ nền móng phổ thông nên đã quan tâm xây dựng trường Phổ thông trung học chuyên Trần Phú; các lớp chuyên, chọn ở các trường.

+ Đối với GDTX: Thành phố Hải Phòng luôn quan tâm đến ngành học GDTX. Thành uỷ có Nghị quyết 14-NQ/TU (Khoá XII) về phổ cập giáo dục THPT và nghề. Hải Phòng là một địa phương đầu tiên của cả nước phấn đấu hoàn thành phổ cập THPT và nghề vào năm 2010 (Trong khi Bộ GD&ĐT chỉ đạo đề ra mục tiêu phổ cập THCS trên cả nước). UBND thành phố quyết định số 1474/QĐ-UBND chuyển 13 trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc UBND quận (huyện) về Sở GD&ĐT tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn. Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “ Xây dựng xã hội học tập”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)