- Sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý
1.2.4.3. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện chính sách giáo dục đào tạo
Công bằng xã hội là mục tiêu phát triển của Việt Nam, điều đó được thể hiện rõ qua các nghị quyết của Đảng với quan điểm “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng trong xã hội”. Bình đẳng trong GD-ĐT là sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục, là đối xử như nhau với mọi học sinh khi học tại các cơ sở đào tạo khác nhau.
Mục tiêu của bình đẳng GD-ĐT là đảm bảo quyền hưởng thụ theo chuẩn tối thiểu về giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho mọi người dân, đảm bảo cho mọi người đều được học tập đạt trình độ phổ cập theo quy định của mỗi quốc gia. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc tiếp nhận và thực hiện chăm lo của Nhà nước từ lúc sinh ra cho đến tuổi đi học đạt chuẩn phổ cập đó. Bình đẳng trong GD-ĐT còn bao gồm cả việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa giáo dục đại trà và giáo dục trọng điểm, giữa sự quan tâm đến quyền lợi giáo dục của số đông và dành quyền ưu tiên cho những người có năng lực học tập đặc biệt.
Bình đẳng trong giáo dục là một trong những nội dung chính của việc xây dựng nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cơ hội được học tập cho mọi người, tạo điều kiện cho nhân dân lao động, nhất là con em các gia đình nghèo và diện chính sách được học hành. Điều này được thể hiện rõ qua các chính sách của Đảng và Nhà nước như:
- Điều 10, Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi rõ: “Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng giới tính nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ đề người nghèo để học tập, đảm bảo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”.
- Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII Về định hướng phát triển GD-ĐT thời kỳ CNH, HĐH đã chỉ rõ, “Thực hiện công bằng xã hội trong GD-ĐT. Tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm cho những người học giỏi phát triển tài năng”.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010 đã đề ra: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn”.
Để thực hiện các mục tiêu về công bằng trong GD-ĐT, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách như : các chính sách về đảm bảo chuẩn tối thiểu trong giáo dục (xoá mù chữ, phổ cập giáo dục); các chính sách đối với các nhóm xã hội đặc biệt (trẻ khuyết tật, trẻ cần được sự bảo trợ); các chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển tài năng; các chính sách ưu tiên nữ; các chính sách khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục... Vì vậy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện bình đẳng về GD-ĐT.
kinh tế thị trường đã tác động một cách mạnh mẽ vào xã hội, trong đó có lĩnh vực GD- ĐT, mà điều dễ nhận thấy nhất là sự bất bình đẳng, sự chênh lệch trong việc thụ hưởng chính sách GD-ĐT. Đảng, Nhà nước cần phải có chính sách nhằm giảm thiểu, khắc phục sự bất bình đẳng này. Cụ thể, cần có chính sách hợp lý phát triển sự nghiệp GD-ĐT ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; với người khuyết tật; gia đình chính sách; vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai; giảm thiểu sự chênh lệch về chất lượng giáo dục ở các vùng, miền, địa phương...