Những nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 62 - 67)

- Công tác xã hội hoá giáo dục (XHH GD)

2.2.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

- Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của đất nước, của thành phố; công tác quản lý giáo dục còn chồng chéo giữa các ban, ngành, các cấp. Hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý và các trường học, cơ sở đào tạo chưa cao.

- Việc tham mưu với các cấp, ngành và thành phố về chế độ chính sách riêng của địa phương còn chưa kịp thời hoặc chậm được thực hiện như: chế độ chính sách hỗ trợ giáo viên có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế; chính sách thu hút nhân tài...

- Một số cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quyết tâm, cố gắng chưa cao; chưa mạnh dạn đổi mới nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông hỗ trợ công tác quản lý, công tác dạy và học.

- Tình hình kinh tế suy giảm trong giai đoạn hiện nay phần nào làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục.

- Giáo dục toàn diện còn chưa được chú ý đúng mức, nhất là giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh.

- Chính sách về học phí còn nhiều điểm không phù hợp, chậm thay đổi, làm hạn chế nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục.

- Trong công tác xây dựng trường chuẩn. Các trường đạt chuẩn chủ yếu ở các huyện ngoại thành; các trường ở các quận nội thành ít đạt vì diện tích hẹp, không đủ tiêu chuẩn 6m2/1 học sinh. Nhiều trường ở ngoại thành có điều kiện về diện tích nhưng không đủ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất.

- Giáo dục mầm non tuy đã được Luật Giáo dục 2005 xác định là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước, cơ chế chính sách đối với giáo dục mầm non không phù hợp với thực tế, nhất là chính sách cho giáo viên mầm non nông thôn. Điều kiện kinh tế - xã hội của một số khu vực kém phát triển, mức thu nhập của người dân còn thấp, việc đóng góp có hạn nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của giáo viên. Hiện nay, GDMN là lĩnh vực yếu kém nhất so với các ngành học của Hải Phòng.

Mạng lưới trường, lớp mầm non khu vực ngoại thành còn phân tán, nhỏ lẻ (toàn thành phố có 529 điểm trường mầm non/ 252 trường, nhiều xã có tới 6,7 điểm trường). Trường mầm non bán công còn tận dụng nhà kho cấp 4 của hợp tác xã nông nghiệp trước đây không đủ tiêu chuẩn và không an toàn cho trẻ; trường, lớp mầm non tư thục hầu hết là tận dụng diện tích nhà ở. Một số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo phải học ghép nhiều độ tuổi nên chất lượng không đảm bảo. Một bộ phận cơ sở GDMN của các xí nghiệp trước đây đã bị thu hẹp do sự chuyển của cơ chế kinh tế, cơ sở vật chất, thiết bị được chuyển đổi, thanh lý sử dụng vào mục đích khác; gần 50 cơ sở GDMN thuộc các cơ quan xí nghiệp đến nay chỉ còn lại 7 trường.

Cơ chế thị trường cùng với tốc độ đô thị hoá cao, sự di dân cơ học đã tạo nhu cầu gửi trẻ đến trường lớp mầm non ngày càng lớn của cha mẹ học sinh là nguyên nhân trực

tiếp tạo ra sự quá tải của các trường mầm non khu vực nội thành, nội thị hiện nay.

Nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và người dân ở một số nơi về GDMN còn hạn chế; trong cách nghĩ, cách làm chưa đổi mới, còn nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khó khăn, phát triển giáo dục mầm non của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các sở, ngành liên quan chưa đúng mức, thể hiện trong quan điểm, nhận thức quy hoạch phát triển, đầu tư chưa tương xứng với vị trí, vai trò cũng như ý nghĩa xã hội của GDMN. Kinh phí và tỷ lệ đầu tư kinh phí cho GDMN chưa cao, chưa hợp lý so với các bậc học và các loại hình giáo dục khác (kinh phí Nhà nước đầu tư cho GDMN chỉ gần bằng 1/3 so với Tiểu học và Trung học cơ sở); ngân sách Nhà nước chủ yếu tập trung cho các trường mầm non công lập khu vực nội thành, nội thị, GDMN nông thôn còn rất nhiều khó khăn nhưng đầu tư còn thấp.

Nhà nước chưa có một cơ chế thích hợp cho việc thực hiện XHH để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển GDMN khu vực nông thôn. Việc quy hoạch dành quỹ đất, diện tích xây dựng trường, lớp mầm non không được quan tâm thực hiện, cơ chế đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non chưa phù hợp (trong 10 năm từ 1999 - 2009 không xây mới thêm một trường mầm non công lập nào trong khi số trẻ tăng gần 10.000 trẻ). Mức học phí quy định từ năm 2003 đã lạc hậu, trong khi giáo viên mầm non nông thôn hưởng lương từ nguồn thu học phí nên đã ảnh hưởng đến không ít đời sống của giáo viên. Trong các trường mầm non công lập từ năm 2003 đến nay không có chỉ tiêu tuyển dụng (do thực hiện Kế hoạch 5624/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố), hầu hết giáo viên bổ sung, thay thế chỉ được hưởng chế độ hợp đồng ngắn hạn. Giáo viên ngoài biên chế trong các trường mầm non công lập không được hưởng hỗ trợ lương theo Quyết định 161/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, thậm chí có giáo viên hợp đồng trong các cơ sở mầm non công lập dạy 5 đến 8 năm nhưng vẫn chỉ hưởng mức lương bậc 1.

Công tác tham mưu, chỉ đạo, phối hợp triển khai một số văn bản, quy định đối với GDMN chưa được thực hiện, hoặc vận dụng thực hiện không đúng đã gây không ít khó khăn cho các cơ sở GDMN trong việc tổ chức nuôi, dạy trẻ và đảm bảo chế độ cho người lao động.

chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển GDMN còn nhiều bất cập, nhất là cơ chế, chính sách đầu tư cho GDMN. Lương của giáo viên mầm non chưa tương xứng với thời gian làm việc, cường độ lao động, vẫn còn tình trạng giáo viên phải làm việc thêm bình quân từ 3- 4 giờ/ ngày.

Chế độ đối với giáo viên mầm non nông thôn không phù hợp và thiếu công bằng, lương của giáo viên có sự chênh lệch giữa trong biên chế và ngoài biên chế, lương của giáo viên mầm non có trình độ chuẩn bậc 1 trong biên chế khoảng 1.300.000đ, ngoài biên chế khoảng 800.000 đồng 900.000 đồng. Giáo viên mầm non khu vực nông thôn không được xếp và tính lương theo ngạch bậc, không được hưởng phụ cấp ưu đãi, không được tăng lương như giáo viên trong biên chế, giáo viên mầm non ngoại thành từ lúc vào nghề đến lúc nghỉ hưu chỉ được hưởng một bậc lương vì phụ thuộc vào nguồn thu học phí. Tại Hải Phòng, giáo viên các trường mầm non nông thôn hiện nay chỉ được hưởng hỗ trợ lương, cao nhất : 357.500đ/ giáo viên /tháng, thấp nhất: 227.500đ/ giáo viên /tháng.

Một số chủ trương chính sách đối với GDMN có những mặt chưa được vận dụng đúng, chưa kịp thời và chưa được thực hiện đầy đủ như: việc triển khai Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch 5624/ KH-UBND của UBND thành phố Hải Phòng, Thông tư 71/TTLB-BGDĐT-BNV liên Bộ về định biên giáo viên/lớp/trẻ, định biên nhân viên y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, chế độ hỗ trợ lương giáo viên ngoài biên chế trong các trường công lập, các văn bản phối hợp quản lý trong hoạt động giáo dục.

- Sự phối hợp, kết nối giữa trường Đại học Hải Phòng (các khoa đào tạo ngành sư phạm) với Sở GD&ĐT Hải Phòng trong công tác bồi dưỡng đổi mới chương trình sách giáo khoa còn lỏng lẻo, chưa có hiệu quả. Sở GD&ĐT trình UBND thành phố Hải Phòng kế hoạch mua sắm thiết bị còn chậm, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến trình dạy - học chương trình và sách giáo khoa mới.

- Huyện đảo Bạch Long Vĩ chưa có TTGDTX và TTHTCĐ vì xa đất liền, dân cư trên đảo còn ít, chủ yếu là lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội và ngư dân các tỉnh tạm trú ở đảo.

Chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách GD-ĐT ở Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009. Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GD-ĐT. Dựa trên những vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, chương 2 luận văn đã đi vào khảo sát, đánh giá việc thực hiện chính sách trên các nội dung như: công tác chuẩn hoá GD-ĐT; thực hiện chính sách GD-ĐT đối với các ngành học; thực hiện bồi dưỡng, phát hiện nhân tài... Luận văn đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế; nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Đây là những căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG Hướng Và Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)