Thực hiện chính sách chuẩn hoá công tác giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 47 - 50)

- Giáo dục phổ thông (GDPT)

2.2.1.1. Thực hiện chính sách chuẩn hoá công tác giáo dục đào tạo

Nền giáo dục đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH phải là nền giáo dục được chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Chuẩn hoá có thể hiểu bao gồm chuẩn hoá chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng GD-ĐT. Đặc biệt nhấn mạnh chuẩn hoá tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của nền giáo dục là con người và nguồn nhân lực; chuẩn hoá đội ngũ giáo viên; chuẩn hoá về cơ sở vật chất, trường lớp, các trang thiết bị dạy và học ở tất cả các cấp bậc học.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Hải Phòng đã tích cực đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển GD-ĐT địa phương như: Tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động và chất lượng giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.

Bộ máy quản lý nhà nước ngành GD&ĐT Hải Phòng (Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT) được xây dựng, tổ chức đồng bộ thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Hải Phòng từ Sở GD&ĐT đến các Phòng GD&ĐT đã đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng, đáp ứng được chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT ở địa phương.

Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Hải Phòng

Tổng số Nữ Trê n ĐH Đại học Cao đẳn g Trung cấp cấp Trun g cấp Cao cấp Giám đốc, phó giám đốc Sở 4 1 4 4 Trưởng phó phòng cấp Sở 30 11 20 10 20 10 Trưởng phó phòng cấp quận huyện 42 21 7 35 32 10

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng.

- Tuy vậy, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục của Hải Phòng vẫn còn hạn chế. Đảo Bạch Long Vĩ có vị trí đặc biệt về chủ quyền lãnh hải, an ninh, quốc phòng và kinh tế. Từ năm 1993, Chính phủ đã có quyết định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ, một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Là một huyện đảo ở xa đất liền 74 hải lý (khoảng 137 km), diện tích phần đất nổi của đảo chỉ có 4,5km2 và dân số có 254 người, mật độ 56 người/km2, do chưa có Phòng GD&ĐT nên UBND huyện đảo trực tiếp quản lý nhà nước về GD-ĐT và Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn.

Thực hiện yêu cầu chuẩn hoá và nâng cao năng lực đội ngũ công chức giáo dục, Hải Phòng đã triển khai quyết định số 202/TCCP-VC của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD-ĐT, đặc biệt với đội ngũ giáo viên và các cấp bậc học; tích cực thực hiện quyết định số 2988/GD-ĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên các cấp học. Do đó, trình độ giáo viên đào tạo theo ngạch bậc, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương (xem phụ lục 2).

Bên cạnh chuẩn hoá về đội ngũ giáo viên, chuẩn hoá về trường lớp cũng được chú trọng. Hải Phòng đã xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia làm cho hệ thống các trường

ngày càng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng các điều kiện giáo dục và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn đúng đắn, mang tính chiến lược của ngành GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục theo tinh thần chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là giải pháp tổng thể, tạo điều kiện cho các nhà trường thực hiện đầy đủ mục tiêu và kế hoạch của từng ngành học, cấp học và quyết tâm xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Thực tiễn xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Hải Phòng đã đi vào cuộc sống, đem lại gương mặt mới cho hệ thống các trường từ mầm non đến tiểu học, THCS và THPT. Tổng số các trường đạt chuẩn là 210 /734 trường, trong đó:

- Giáo dục mầm non : 40/252 trường (15,87%) - Tiểu học : 119/218 trường (54,60%)

- Trung học cơ sở : 39/204 trường (19,11%)

- Trung học phổ thông: 12/60 trường (20%) [39, tr.5].

Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh, cho cả cộng đồng, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét ở tất cả các mặt trong xã hội:

+ Nhận thức về tính chất của nhà trường phổ thông ngày càng được củng cố và nâng cao, vì vậy các cấp uỷ đảng, chính quyền và xã hội ủng hộ việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thành uỷ Hải Phòng đã thông qua chủ trương này và đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố ra chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo ngành giáo dục và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thực hiện.

+ Cơ sở vật chất được đầu tư một cách thoả đáng theo đúng tiêu chuẩn của trường học, môi trường sư phạm được cải thiện, tạo được cảnh quan môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp; khuôn mặt nhà trường được đổi mới khang trang và bề thế hơn. Nhờ có phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhiều trường học được mở rộng diện tích khuôn viên, được xây dựng thêm các phòng học mới, có sân chơi, bãi tập, phòng thư viện và các phòng chức năng phục vụ các môn nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật), tin học.

+ Cán bộ quản lý ở các trường chuẩn quốc gia đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý; giáo viên được học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

+ Chất lượng và hiệu quả có chuyển biến tích cực rõ nét theo hướng giáo dục toàn diện, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao và duy trì ổn định.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng trường chuẩn vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: số lượng các trường đạt chuẩn chưa cao, mới đạt 210/734 trường, tỷ lệ 28,6%, so với cả nước, Hải Phòng ở nhóm 2. Tỉ lệ các trường đạt chuẩn trong các cấp học chênh lệch nhau khá xa: Tiểu học đạt 54,60%; THPT đạt 20%; THCS đạt 19,11%; Mầm non đạt 15,87%. Thành phố tập trung nhiều vào việc xây dựng trường chuẩn nhưng chưa có kế hoạch đầu tư để duy trì và phát triển các trường đã đạt chuẩn nên có một số trường sau thời hạn 5 năm đạt chuẩn có nguy cơ “mất chuẩn”.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực hiện chính sách giáo dục - Đào tạo ở Hải Phòng hiện nay - thực trạng và giải pháp ppt (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)