4. Định giá trong thực tiễn:
4.3 Ph−ơng pháp định giá dự phòng và các vùng đất ngập n−ớc ở n−ớc Anh
n−ớc Anh
N−ớc Anh đ−ợc đặc tr−ng bới rất nhiều khu vực đầm lầy lớn. Hai vùng đầm lầy quan trọng nhất trong số đó là đầm Norfolk Broads ở phía Đông Anglia và những đầm lầy than bùn trải rộng của vùng nông thôn ‘Flow’ ở Scotland. Cả hai vùng ngập n−ớc này đã từng đ−ợc nghiên cứu đánh giá kinh tế nhằm xem xét các giá trị của việc duy trì các khu đất ngập n−ớc hay cho phép cải tạo chúng để sử dụng vào các mục đích khác hay đơn giản là suy thoái do thiếu đầu t− vào công tác quản lý và kiểm soát (Bateman và cộng sự 1993, 1995, Hanley and Craig,
1991). Nghiên cứu về vùng đầm Norfolk Broads đ−ợc thảo luận tr−ớc, tiếp đến là một bản tóm tắt phân tích vùng nông thôn ‘Flow’ của Scotland.
Vùng đầm lầy Norfolk Broads gồm một tổ hợp đầm khá to lớn giúp ích nhiều cho nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, nh− là trồng hoa màu và chăn thả gia súc, và những cơ hội nghỉ ngơi giải trí tầm cỡ quốc gia. Sự duy trì nguồn dinh d−ỡng cũng là một dịch vụ quan trọng mà vùng đầm Norfolk Broads mang lại, và đây là một môi tr−ờng sống quan trọng của nhiều loài chim n−ớc khác nhau và các hệ động vật khác. Kể từ khi khu vực đầm lầy trở thành mối quan tâm của quốc gia, nó không chỉ đ−ợc kỳ vọng mang lại những giá trị sử dụng quan trọng mà cả những giá trị phi sử dụng đáng kể khác. Vùng này tr−ớc đây đã từng gắn liền với việc khai thác than bùn và từng phụ thuộc vào hệ thống thoát n−ớc, quá trình kênh m−ơng hoá n−ớc t−ới và những công trình đắp đê và kiềm chế lũ lụt quan trọng. Những công trình đó đã bị xuống cấp bởi vậy sự thâm nhập mặn là một mối đe doạ nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, ng−ời ta nhận thấy rằng khu vực này không còn tiếp tục cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nh− ở mức tr−ớc đây nếu không quan tâm quản lý và giải quyết những vấn đề xung đột đối kháng về tài nguyên quan trọng. Để bảo vệ tính toàn vẹn của khu vực này, nhiều giải pháp tháy thế đã đ−ợc đề xuất, bao gồm việc gia cố những đê chống lụt và xây dựng một đập ngăn thuỷ triều.
Để thẩm định các giá trị đầu t− trong những cải tạo này, ng−ời ta đã thực hiện việc phân tích chi phí - lợi nhuận. Tuy nhiên, nh− đã trình bày ở Ch−ơng 2, các dịch vụ quan trọng của vùng đầm rất khó định l−ợng, vì chúng thuộc dạng các giá trị phi sử dụng hay giá trị hiện hữu liên quan tới địa điểm. Đặc biệt, giá trị sử dụng cho nghỉ ngơi giải trí rất quan trọng của vùng đầm Broads không phụ thuộc vào thị tr−ờng và bởi vậy trở nên không có giá. Nhiều cách đánh giá khác nhau nhằm suy luận các giá trị nghỉ ngơi giải trí, bao gồm ph−ơng pháp chi phí du lịch và ph−ơng pháp định giá dự phòng. Trong tr−ờng hợp của vùng Broads, một nghiên cứu định giá dự phòng đã đ−ợc thực hiện nhằm xác định mức thuận trả để bảo tồn những lợi ích giải trí này thông qua chiến l−ợc bảo vệ đ−ợc đề xuất. Thêm nữa, một nghiên cứu định giá dự phòng về những giá trị phi sử dụng cũng đ−ợc thực hiện. Vì mục tiêu cuối cùng của phân tích chi phí-lợi nhuận là phải đánh giá các lợi ích thuần tổng thể đầy đủ của việc đầu t− cải tạo khu đất ngập n−ớc, nên nghiên cứu có thể đ−ợc cân nhắc xem xét trên khuôn khổ bao quát của giá trị tổng. Tuy nhiên, chỉ có những −ớc l−ợng cho những giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng đ−ợc chỉ ra ở đây.
Các tác giả của nghiên cứu đã gặp phải vấn đề đáng kể nhằm tránh những khó khăn tiềm ẩn trong việc áp dụng giải pháp định giá dự phòng, nhất là khi đánh giá các giá trị giải trí (Nghiên cứu các giá trị phi sử dụng đ−ợc trình bày riêng sau). Ví dụ, nghiên cứu đã cố gắng kết hợp các kỹ thuật phỏng vấn khác nhau và triệt để tôn trọng bộ các nguyên tắc đ−ợc phát triển gần đây nhằm vào ứng dụng của ph−ơng pháp định giá dự phòng (xem Hộp 3.8). Việc điều tra đ−ợc thực hiện tại chỗ và lấy một số l−ợng mẫu lớn (khoảng 3000). Ng−ời ta cũng rất thận trọng để bảo đảm rằng đ−ợc cung cấp một luồng thông tin ổn định, nhằm tránh những thiên lệch liên quan tới mức trình độ của mỗi cá nhân đ−ợc hỏi. Kết quả là, nghiên cứu về vùng đầm Broads là một ví dụ tốt cho ứng dụng khảo sát trực tiếp hay các kỹ thuật đánh giá đối với một vấn đề vùng đầm.
Bảng 4.3 Ước l−ợng các giá trị sử dụng nghỉ ngơi giải trí cho vùng đầm lầy Norfolk Broads, miền Đông Anglia (1991) * - đơn vị tính theo Bảng Anh thời giá 1991.
Mẫu câu hỏi Số ng−ời trả lời Mức thuận trả trung bình đặt giá nhỏ nhất đặt giá lớn nhất Câu hỏi mở 846 67 0 1.250
Câu hỏi đặt giá lặp lại 2.051 75 0 2.500
Câu hỏi hai chọn một 2.070 140 - -
* Các giá trị có thể so sánh với giá US$ sử dụng tỉ giá 0,567 bảng Anh = 1 US$ Điều đặc biệt lý thú là việc sử dụng 3 mẫu câu hỏi khác nhau nhằm suy luận cho những câu trả lời thuộc dạng mức thuận trả để duy trì vùng đầm ở trạng thái hiện tại của nó. Tất cả các mẫu đã sử dụng một mức tăng thuế nh− là ph−ơng tiện để thu nhận những khoản thanh toán giả định. Một kỹ thuật liên quan tới một dạng câu hỏi mở, đơn giản chỉ hỏi các cá nhân rằng anh ta hay chị ta sẽ trả bao nhiêu tiền hàng năm để bảo tồn khu đất ngập n−ớc. Dạng câu hỏi thứ hai sử dụng giải pháp thầu lặp lại, cung cấp cho ng−ời trả lời một loạt các giá trị để lựa chọn và yêu cầu anh ta hay cô ta chọn lấy một. Kỹ thuật thứ ba đ−ợc xem nh− là một dạng câu hỏi hai chọn một bởi nó liên quan tới câu trả lời là có hay không cho một điều đ−ợc xác định tr−ớc, mà có thể thay đổi theo từng ng−ời. Thông tin này sau đó đ−ợc dùng để xác định xác xuất ng−ời trả lời lựa chọn một giá trị nhất định. Câu hỏi hai chọn một đã trở thành một mẫu thông dụng hơn trong thời gian gần đây bởi vì những −u điểm của nó so với những kỹ thuật khác đối với vấn đề về thành kiến16. Các kết quả của ba dạng câu hỏi d−ợc trình bày trong Bảng 4.3.
Việc hoàn thành phân tích chi phí - lợi nhuận hoàn chỉnh để bảo vệ vùng đầm Broads liên quan tới việc đánh giá những giá trị khác của khu đất ngập n−ớc cùng với những giá trị đã đ−ợc xác định nhờ khảo sát CVM tại chỗ. Những giá trị này gồm những giá trị sử dụng trực tiếp khác, có thể cùng một số giá trị sử dụng gián tiếp, và mọi giá trị phi sử dụng liên quan tới khu đất ngập n−ớc. Chỉ những giá trị sau đ−ợc xét thêm ở đây, nh− một cố gắng nhằm đánh giá những giá trị sử dụng này bằng cách sử dụng giải pháp định giá dự phòng trong một nghiên cứu liên quan tới giá trị giải trí đã đ−ợc nói tới ngay ở phần trên.
Việc cố gắng đánh giá những giá trị không sử dụng liên quan tới việc bảo tồn khu đất ngập n−ớc Norfolk Broads, Bateman và cộng sự (1995) đã tiến hành một khảo sát qua đ−ờng th− tín trên toàn n−ớc Anh. Thông tin thu thập đ−ợc bao gồm các số liệu kinh tế xã hội cơ bản và khoảng cách tới vùng đầm.
Thật không may, nghiên cứu không thể phân biệt đ−ợc một cách đầy đủ những ng−ời không sử dụng với những ng−ời đã từng sử dụng, bởi vậy các kết quả phải đ−ợc hiểu một cách thận trọng và có thể không thể thay thế đại diện đầy đủ cho mức thuận trả những giá trị hiện hữu hay giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên, các giá trị nhận đ−ợc mang tính chất chỉ dẫn. Ví dụ, các kết quả chỉ ra một nhân tố suy thoái quan trọng; Nghĩa là các giá trị có thiên h−ớng biến động giảm khi khoảng cách tới vùng đầm của những ng−ời đ−ợc hỏi tăng lên. Với những hộ gia đình sống ở vùng gần khu đầm hơn, ng−ời ta tính đ−ợc Mức thuận trả trung bình là 12.45 bảng (22 US$) mỗi hộ, so với 4.08 bảng (7.2 US$) cho các hộ gia đình sống ở những nơi khác tại Anh. Ng−ời ta tính đ−ợc −ớc tính gộp của Mức thuận trả
16
Miêu tả chi tiết hơn về cácvấn đề thành kiến cố hữu trong ph−ơng pháp định giá dự phòng CVM,Hãy xem Mitchell và Carson (1989)
là 32.5 triệu bảng ( 57.3 triệu US$) và 7.3 triệu bảng ( 12.9 triệu US$) t−ơng ứng cho các hộ gia đình.
Từ vùng đầm Norfolk Broads ở miền Nam Englord chúng ta chuyển về khu đầm than bùn của miền Bắc Scotland. Hanley và Craig (1991) đã tiến hành đánh giá từng phần các giá trị sử dụng thay thế của đầm than bùn tại vùng “Flow Country” ở miền Bắc Scotland. Khu vực rộng lớn của đất ngập n−ớc phủ than bùn này, rộng 400.000 hecta, có nhiều loại thực vật độc nhất trên thế giới và rất quan trọng là môi tr−ờng sống của chim. Nó đã từng đ−ợc cải tạo bằng việc trồng Thông và Vân sam trong các lô rừng trồng, dẫn tới sự phá vỡ môi tr−ờng sống, phá vỡ chế độ thuỷ văn và chất đất, sự xói mòn và lắng đọng trầm tích gia tăng. Trong việc đánh giá các thoả hiệp đánh đổi, tác giả đã thực hiện phân tích thành phần nhằm so sánh ph−ơng án bảo tồn khu đầm ở tình trạng hiện tại hay cải tạo nó thành những lô rừng trồng. Một yếu tố xem xét quan trọng là vai trò thúc đẩy của Chính phủ trong việc khuyến khích trồng cây.
Các nhà nghiên cứu đã tính đ−ợc lợi ích thuần tổng cộng của việc trồng cây bằng cách xác định các lợi nhuận từ việc khai thác vô độ và việc luân phiên tái trồng rừng. Tổng thu nhập của mỗi lần đốn hết gỗ trên mỗi hecta là 5.921 bảng (10.517 US$) (thời giá năm 1990), và doanh thu này sau đó đ−ợc tổng hợp với các chi phí trồng ban đầu và tái trồng và một tỉ lệ chiết khấu 6%/năm. Vì đây là một phép phân tích kinh tế, liên quan tới việc đánh giá các chi phí và lợi nhuận hoàn chỉnh cho quốc gia, ng−ời ta không tính tới chi phí bao cấp thông qua ch−ơng trình hỗ trợ trồng rừng của Chính phủ. Hiện giá thuần tổng cộng là số âm, ở mức - 895 bảng (1590 US$) trên mỗi hecta, chỉ ra rằng nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ thì sẽ có rất ít mối quan tâm trong việc trồng rừng nh− một hoạt động kinh doanh th−ơng mại, bất kể có những thoả hiệp về môi tr−ờng sinh thái hay không. Kết quả này không bị thay đổi thậm chí kể cả khi đất đai đ−ợc cho không để trồng rừng.
Lợi nhuận âm từ việc trồng rừng đã cho thấy rằng việc bảo tồn vùng triều lên ở trạng thái tự nhiên của nó không nghi ngờ gì là ph−ơng án sử dụng đất đ−ợc
−u tiên. Bởi vậy, có thể lập luận rằng việc đánh giá thêm các lợi ích bảo tồn vùng đầm là không cần thiết. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã tiến hành việc đánh giá ph−ơng án sử dụng là duy trì vùng đất triều lên trong trạng thái tự nhiên hiện tại của nó nhằm củng cố kết luận cho rằng việc bảo tồn đất ngập n−ớc là lựa chọn tối
−u. Để xác định các giá trị liên quan tới lựa chọn bảo tồn, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một điều tra định giá dự phòng.
Điều tra định giá dự phòng nhằm mục đích đánh giá mức thuận trả của các c− dân trong vùng cho việc bảo tồn khu vực đầm bằng cách hỏi liệu họ có sẵn sàng đóng góp một khoản một lần vào quĩ tài chính để bảo tồn khu đầm hay không. Việc đặt những câu hỏi định giá dự phòng theo cách này cho phép nhà nghiên cứu biết đ−ợc dải rộng các giá trị sử dụng và phi sử dụng, trong đó các câu hỏi đ−ợc thể hiện để phân biệt bằng cách hỏi những cá nhân tr−ớc đây họ đã từng tới đó hay ch−a. Trong khi giải pháp này phân biệt những ng−ời đã tới khu đầm tr−ớc đây với những ng−ời ch−a tới, nó không tách biệt các gía trị lựa chọn trong các giá trị phi sử dụng, vì một số ng−ời không sử dụng giá trị khu đầm hiện tại có thể có ý định tới khu đầm trong t−ơng lai. Nếu nh− điều đó là đúng, thì những giá trị nh− vậy cần phải đ−ợc xếp vào loại nh− một giá trị sử dụng và không phải là một giá trị phi sử dụng. Bởi vậy, −ớc tính các giá trị phi sử dụng từ các kết quả điều tra có thể bao gồm một số l−ợng giá trị ch−a biết của giá trị sử dụng (giá trị sử dụng tiềm năng).
Trong số 400 bảng hỏi đã đ−ợc gửi đi, 159 đ−ợc trả lời và 129 câu trong đó có thể sử dụng. Trong 129 câu đó, 78 câu trả lời mức thuận mua d−ơng, 22 trả
lời không có giá trị và có 29 câu trả lời miễn c−ỡng( có nghĩa là, những câu trả lời chỉ ra ở mức độ tuỳ tiện cao hay thấp bày tỏ sự phản kháng đối với quá trình điều tra hay phản đối vấn đề bảng câu hỏi thăm dò). Mức thuận trả trung bình đ−ợc −ớc tính khoảng 16.79 bảng (30US$) mỗi hộ gia đình, nh−ng các giá trị biến động tuỳ thuộc vào liệu ng−ời trả lời đã tới thăm khu đầm hay ch−a. Những ng−ời đã từng tới khu đầm bày tỏ một Mức thuận trả cao hơn, trung bình 24.59 bảng (43.70 US$), trong khi những ng−ời ch−a tới trung bình 12.15 bảng ( 21.6 US$).
Bằng cách ngoại suy mức thuận trả trung bình trên toàn bộ c− dân trong khu vực, và tính toán chỉ số này trên cơ sở mỗi hecta, hiện giá thuần của việc bảo tồn khu vực có thể −ớc tính đ−ợc. Các nhà nghiên cứu tính đ−ợc 327 bảng (589 US$) mỗi hecta, điều này ng−ợc với hiện giá thuần âm - 895 bảng (1590 US$) mỗi hecta tính đ−ợc cho việc cải tạo khu đầm thành những khối rừng trồng. Mặt khác, hiện giá thuần cho cải tạo khu vực để trồng rừng có thể đ−ợc biểu thị bằng một số âm -1222 bảng (2170 US$) cho mỗi hecta, bằng cách cộng hai giá trị, tổng sẽ phản ánh mức lợi nhuận thực của việc chuyển đổi cải tạo vùng ngập n−ớc, bao gồm cả những giá trị bảo tồn bị mất đi.
Hai nghiên cứu của Anh trình bày ở trên chứng minh rằng những giá trị quan trọng gắn liền với việc bảo tồn các vùng đầm lầy ôn đới có giá trị giải trí cao nh−ng tính độc đáo lại khá thấp (ví dụ nh− đất ngập n−ớc Norfolk Broads) hay với giá trị giải trí thấp nh−ng lại có một mức độ độc đáo cao của các thảm động thực vật ( ví dụ nh− vùng Flow Country, Scotland). Các nghiên cứu cũng đã làm nổi bật khả năng sử dụng ph−ơng pháp định giá dự phòng nh− một công cụ đánh giá lợi ích của đất ngập n−ớc, nhất là những nơi mà các lợi ích này khó định l−ợng đ−ợc bằng việc sử dụng những kỹ thuật đánh giá khác. Trong khi các giá trị −ớc tính liên quan tới giá trị sử dụng trực tiếp có vẻ hợp lý, trong cả hai tr−ờng hợp vẫn có những khó khăn trong việc nhận đ−ợc một −ớc tính đáng tin cậy về giá trị phi sử dụng. Những cải tiến trong thiết kế và ứng dụng của các nghiên cứu định giá dự phòng có thể sẽ khắc phục đ−ợc những khó khăn này, nh−ng trong thời gian tr−ớc mắt, vẫn nên thận trọng nếu nh− việc đánh giá những giá trị phi sử dụng vẫn là mục tiêu chính. Tuy nhiên, ph−ơng pháp định giá dự phòng vẫn là ph−ơng pháp duy nhất có thể ít nhất là tính toán về mặt lý thuyết những giá trị nh− vậy.