Xây dựng và rèn luyện hành vi pháp luật đúng đắn của người cán bộ lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 80 - 83)

quyết công việc tôn trọng nguyên tắc: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, hợp đạo lý; không vụ lợi, thiên lệch, không ỷ quyền cầu lợi. Người cán bộ lãnh đạo không công bằng sẽ có những biểu hiện như: mềm nắn rắn buông, bắt nạt kẻ yếu, sợ sệt người mạnh, cậy quyền ỷ thế; đối với dân chúng tì nghênh ngang, kiêu ngạo… Tình cảm pháp lý về sự công bằng đòi hỏi phải có sự rèn luyện, có ý thức và bản lĩnh chính trị vững vàng.

Tình cảm trách nhiệm pháp lý, đối với cán bộ lãnh đạo là ý thức được đầy đủ về vị trí, vài trò của mình trước Đảng, trước dân; luôn luôn nghĩ đến công việc, tận tụy với công việc, làm hết khả năng của mình để mang lại kết quả tốt nhất. Người cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm luôn học hỏi, nâng cao năng lực lãnh đạo, khiêm tốn, đoàn kết, bao giờ cũng lấy lợi ích chung của tập thể, của nhân dân chi phối mỗi việc làm của mình.

3.2.3. Xây dựng và rèn luyện hành vi pháp luật đúng đắn của người cán bộ lãnh đạo bộ lãnh đạo

Hành vi pháp luật là hành động có ý thức của con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật; là hành động có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của công dân, cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội được xác định trước bằng các quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong mọi trường hợp các hành vi pháp luật chỉ có thể là hành vi hợp pháp hoặc là hành vi bất hợp pháp.

Khi cá nhân tự đánh giá về hành vi xử sự của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành là yếu tố đặc biệt của tâm lý pháp luật. Tự đánh giá có thể là biểu hiện dưới dạng cảm xúc như xấu hổ, buồn loCảm xúc xấu hổ ở một mức độ nào đó cũng tham gia điều chỉnh hành vi của con người. Trạng thái xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật một cách đúng đắn là biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng cá nhân con người tới ý muốn noi theo những người có hành vi chấp hành tốt pháp luật. Trong một thể chế

xã hội đang phát triển, để có được hành vi ứng xử tích cực pháp luật, trước hết phải có ý thức pháp luật. Đó là phải có sự hiểu biết tối thiểu về các giá trị của pháp luật, phải có lòng tin vào pháp luật, phải có thái độ đúng đắn với pháp luật - nghĩa là, có thái độ đồng tình và ý thức chấp hành pháp luật, không đồng tình và lên án những hành vi vi phạm pháp luật; qua đó, tạo thành thói quen hành động theo pháp luật.

Vì vậy, người cán bộ lãnh đạo là người, hơn ai hết, phải tự đánh giá, tự ý thức được về bản thân mình, về cương vị của mình, không bán rẻ danh dự vì những hư danh và vì những đồng tiền bất chính (như có cán bộ lãnh đạo đã mắc phải). Hơn nữa, người cán bộ lãnh đạo phải là người có lòng tin tuyệt đối vào sự đúng đắn và công minh của pháp luật, bao giờ cũng đứng về phía pháp luật, bảo vệ pháp luật và hiểu rằng, mỗi hành vi pháp luật đúng đắn của mình là một tấm gương cho quần chúng noi theo. ý thức được điều đó, rèn luyện, điều chỉnh hành vi theo chuẩn mực đó, người cán bộ lãnh đạo đã nâng hành vi của mình thành những hành vi văn hóa pháp lý.

Hành vi ứng xử tích cực đối với pháp luật tiến bộ là một dạng của văn hóa ứng xử: ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật. Nghĩa là trong quan hệ pháp luật ứng xử sao cho có văn hóa. Nói cách khác,văn hóa pháp lý biểu hiện trong hành vi ứng xử là việc thực hiện pháp luật được tiến hành một cách tự nguyện. Một xã hội có văn hóa pháp lý là một xã hội mà trong đó pháp luật biến thành một thứ văn hóa ứng xử bình thường, nề nếp, tự nhiên, trong xã hội đó, các chuẩn mực pháp luật được đối xử như giá trị đạo đức. ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật thì ở xã hội nào cũng có. Xã hội nào cũng đều phải thực hiện như vậy. Nhưng ứng xử theo pháp luật, ứng xử bằng pháp luật sao cho có văn hóa thì không phải ở trình độ xã hội nào cũng đạt tới.

Khi việc thực hiện pháp luật chưa trở thành một thứ văn hóa ứng xử thì pháp luật hiện ra trần trụi chỉ là một công cụ cưỡng bức. Lúc đó luật pháp hiện ra như là "lưỡi gươm" khắc nghiệt của lẽ công bằng. Kẻ vi phạm pháp luật nếu có bị xa lưới pháp luật cũng chưa chắc thấy hết tội lỗi của mình. Khẩu có thể buộc phải phục mà

tâm không phục. Người được pháp luật bênh vực cũng chưa chắc nhận ra lẽ công bằng mà luật pháp có trách nhiệm bênh vực.

Khi việc thực hiện pháp luật trở thành một thứ văn hóa ứng xử, nghĩa là khi luật pháp được chấp hành và tuân thủ theo nề nếp một cách tự nhiên như người ta cần cơm ăn, nước uống hàng ngày thì pháp luật hiện ra như là một phương diện của lương tâm thuộc phạm trù đạo đức. Trong trường hợp đó,nếu người bị xâm hại về mặt pháp lý ngay cả khi chưa được pháp luật bênh vực cũng đã nhận ra, về nguyên tắc pháp luật sẽ đứng về phía mình để bảo vệ lẽ công bằng tự nhiên của cộng đồng. Kẻ vi phạm pháp luật nếu chưa bị xa lưới pháp luật cũng đã buộc phải nhận ra tội lỗi của mình, tự ăn năn hối lỗi. Lúc đó, giá trị luật pháp sẽ hiện ra trong mỗi con người và trong cộng đồng như là các giá trị đạo đức và văn hóa.

Khác với đạo đức, tôn giáo hoặc thẩm mỹ, khi quyết định phương thức ứng xử trong đời sống xã hội, người ta có thể tán thành hoặc phản đối, chấp hành hoặc không chấp hành, tuân theo hoặc chống lại,v.v.. Nhưng với pháp luật thì không thể lựa chọn hành vi như vậy được. Với pháp luật chỉ có phục tùng. Nói đến văn hóa ứng xử là nói tới sự tự nguyện, sự tự do trong lựa chọn hành vi. Văn hóa pháp lý với tư cách là một dạng văn hóa ứng xử, nghĩa là nó cũng đòi hỏi người chấp hành luật pháp, phải chấp hành một cách tự do, tự nguyện. Thực hiện sự cưỡng bức một cách tự nguyện. Điều này có vẻ như là mâu thuẫn, nhưng đó lại là một trong những mặt bản chất của văn hóa pháp lý.

Do vậy, xây dựng hành vi tích cực pháp luật của cán bộ lãnh đạo, ngoài việc giáo dục nâng cao ý thức pháp luật phải có một môi trường xã hội công khai, dân chủ; ở đó, lẽ công bằng, sự bình đẳng đều được mọi người tôn trọng; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật của cán bộ lãnh đạo và nhân dân chặt chẽ. Hoạt động trong cơ chế đó, lúc đầu với cảm giác là bắt buộc nhưng khi đã trở thành thói quen, người cán bộ tự giác tuân thủ, mất đi cảm giác bắt buộc lúc đó giá trị văn hóa pháp lý được xác lập. Như vậy, đó không phải là sự lựa chọn hành vi pháp lý của người cán bộ lãnh đạo một cách tùy ý theo địa vị xã hội của mình, mà là năng

lực phân biệt và sự lựa chọn hành vi pháp lý trên cơ sở nhận thức được tính tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 80 - 83)