Người cán bộ lãnh đạo phải được giáo dục và tự giáo dục tình cảm pháp luật đúng đắn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 78 - 80)

pháp luật đúng đắn

Trong ý thức pháp luật, tâm lý pháp luật là một bộ phận quan trọng, là “nguồn sữa” nuôi sống hệ tư tưởng pháp luật, nó bảo vệ sự tồn tại và phát triển hệ tư tưởng pháp luật. Bởi vì, nếu không có cảm xúc lành mạnh con người không thể và không

bao giờ tìm kiếm được chân lý. Tâm lý pháp luật đúng đắn của người cán bộ lãnh đạo, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện pháp luật, đó là trong việc vận dụng pháp luật để xem xét giải quyết các vụ việc cụ thể. Không có tâm lý pháp luật đúng đắn, người cán bộ lãnh đạo không thể có ý thức pháp luật đầy đủ để thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế cuộc sống.

Cũng là thuộc tính vốn có của tâm lý con người, tâm lý pháp luật của cán bộ lãnh đạo phản ánh trực tiếp, trực diện các hiện tượng pháp lý bên ngoài và biểu hiện dưới các dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của chủ thể đối với hiện tượng đó.

Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, được hình thành dưới ảnh hưởng của giao tiếp với môi trường xung quanh. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của các chủ thể hoạt động xã hội đối với sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm có quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý của cá nhân như nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng, niềm tin…, là yếu tố có quan hệ qua lại với khí chất của con người, và là điều kiện để hình thành năng lực và phẩm chất cá nhân. Vì vậy, nói đến ý thức pháp luật phải đề cập đến tình cảm pháp luật. Tình cảm tích cực pháp luật thường tồn tại dưới các dạng: tình cảm không khoan nhượng đối với hành vi vi phạm pháp luật; tình cảm công bằng và tình cảm trách nhiệm pháp lý.

Với tình cảm không khoan nhượng những hành vi vi phạm pháp luật, người cán bộ lãnh đạo giữ được mình, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của người khác, có ý nghĩa giáo dục rất lớn trong cơ quan và xã hội. Thái độ không khoan nhượng hành vi vi phạm pháp luật là động lực thúc đẩy ý thức đấu tranh chống tiêu cực, là sự khẳng định nhân cách trọng danh dự, trung thực của người cán bộ lãnh đạo. Trạng thái tình cảm này, hình thành do một quá trình rèn luyện, tu dưỡng không mệt mỏi của mỗi cá nhân, trong một môi trường xã hội lành mạnh; lý tưởng, lẽ sống của con người rõ ràng, trong sáng. Tình cảm pháp lý không khoan nhượng với các hành vi vi phạm pháp luật, sẽ không bao giờ "vô cảm" trước hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Với tình cảm đó, người cán bộ lãnh đạo không bao

giờ dung thứ bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là, lại xảy ra trong địa bàn lãnh đạo của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)