Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 60 - 63)

Nói đến đạo đức, phải nói tới lương tâm, lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể về hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp. Theo Đêmôcrit - nhà triết học Hylạp cổ đại - lương tâm chính là sự tự hổ thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân mình. Sự hổ thẹn giúp cho con người tránh được ý nghĩ, việc làm sai trái, cần phải dạy cho con người biết hổ thẹn, nhất là, hổ thẹn trước bản thân mình.

Thực trạng một số cán bộ lãnh đạo đánh mất lương tâm, khi họ hiểu rằng, những việc làm của họ có hại cho dân, cho nước nhưng vẫn cứ làm. Chẳng hạn, giăng bẫy làm hại đồng chí mình; trù dập ức hiếp dân, ức hiếp những người thuộc quyền lãnh đạo của mình; tìm cách tranh thủ "cuỗm một miếng rồi chuồn" (V.I.Lênin); thậm chí đục khoét cả khi thực hiện chính sách xã hội đối với thương

binh, gia đình liệt sĩ, đền ơn đáp nghĩa… cả tiền đóng góp của các cháu học sinh giúp các bạn vùng bị lũ, lụt. Xét về mặt đạo đức, tham nhũng, tham ô, hối lộ, bao che cho giới tội phạm là tội ác. Biết đó là tội ác mà vẫn làm là người không có l- ương tâm.

Lương tâm nghề nghiệp luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp. Bởi vì, ý thức về nghĩa vụ là nền tảng, là cơ sở để hình thành l- ương tâm nghề nghiệp của con ngời.

Tiền, quyền và tình đã làm một số cán bộ lãnh đạo tha hóa về đạo đức, làm quên đi nghĩa vụ của mình trong thực thi công vụ: không làm đúng, làm đủ chức năng, nhiệm vụ của mình; không tích cực và chịu khó học tập, lười suy nghĩ khiến trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo không đáp ứng được yêu cầu.

Tận tâm với công việc là nghĩa vụ đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, nhưng vẫn còn tình trạng nói thì theo nghị quyết, làm thì không đúng; nói thì có vẻ là quán triệt những quan điểm và nguyên tắc cơ bản của công cuộc đổi mới nhưng không muốn vận dụng vào lĩnh vực hoạt động cụ thể của mình; nói là sáng tạo trong lãnh đạo nhưng thực ra lại bảo thủ, giáo điều; nhân danh cái chung và tích cực với công việc tập thể chỉ khi có lợi cho địa vị và toan tính cá nhân, còn không có lợi thì đùn đẩy, dựa dẫm…

Đạo đức đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải bảo vệ danh dự, uy tín nhưng có đồng chí cán bộ lãnh đạo không có ý thức bảo vệ uy tín của mình hoặc để cho gia đình, vợ con gây ra những vụ, việc tiêu cực bất chấp cả dư luận xã hội. Thậm chí có cán bộ lãnh đạo còn tiếp tay, làm chỗ dựa , hoặc làm ngơ cho các hành vi tiêu cực.

Kết luận chương 2

Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực, điều này được thể hiện ý thức, tâm lý sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đã ngày càng được nâng cao. Tuy vậy ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ lãnh đạo còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ. Đó là những vấn đề bức xúc cần giải quyết

trong việc nâng cao văn hóa pháp lý. Mặt khác, cũng cho thấy từ thực trạng đó, vấn đề đặt ra là cần thiết phải nâng cao văn hóa pháp lý đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới về công tác cán bộ ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hóa pháp lý của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)