Khái niệm cán bộ và cán bộ lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 26 - 28)

Cán bộ được hiểu theo hai nghĩa: Một là, người làm công tác có nghiệp vụ nào đó trong cơ quan nhà nước; chẳng hạn, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị v,v…Hai là, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức phân biệt với người thường, người không có chức vụ; chẳng hạn, cán bộ và chiến sĩ, cán bộ và nhân viên v,v…Đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay, nếu xếp theo tính chất của tổ chức mà cán bộ hoạt động, có thể phân thành năm loại hình: Cán bộ đảng và đoàn thể; cán bộ hoạt động trong bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp); cán bộ kinh tế và quản lý kinh tế; cán bộ khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, xã hội và cán bộ quản lý thuộc các ngành này; cán bộ lực lượng vũ trang. Trong mỗi loại hình lại có thể phân thành các nhóm: Nhóm công chức, viên chức; nhóm chuyên gia; nhóm cán bộ quản lý; nhóm lãnh đạo và chính khách. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu nhóm cán bộ lãnh đạo có mặt trong hầu hết các loại hình cán bộ và cũng chỉ đề cập đến cán bộ lãnh đạo ở địa phương.

Người lãnh đạo là người đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên lực lượng thực hiện; chẳng hạn, lãnh đạo quần chúng…, lãnh đạo hội nghị v,v…Ghép cụm từ cán bộ với lãnh đạo, ta có khái niệm cán bộ lãnh đạo: cán bộ lãnh đạo là những người có chức vụ, giữ trọng trách cao nhất trong một cơ quan, một tổ chức xã hội; có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị, của tổ chức; đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên quần chúng thực hiện. Chẳng hạn, cán bộ lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, Đoàn và đoàn thể xã hội khác là Ban chấp hành, cấp ủy, Bí thư, Phó bí thư, hoặc Chủ tịch, Phó chủ tịch; Cán bộ lãnh đạo trong tổ chức chính quyền xã, huyện, tỉnh là Ban chấp hành đảng bộ cùng cấp và Chủ tịch, các Phó chủ tịch và trưởng, phó các ban, ngành; Cán bộ lãnh đạo trong một trường đào tạo cán bộ là Giám đốc, các Phó giám đốc, Bí thư Đảng ủy, các ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy, Bí thư thanh niên, Chủ tịch công đoàn. Tóm lại, cán bộ lãnh đạo là những cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức.

Sự khác biệt giữa cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý là ở chỗ: mặt nổi trội trong hoạt động của cán bộ lãnh đạo là định hướng, quán xuyến mọi hoạt động của

đơn vị, của tổ chức thông qua, đường lối, chủ trương, chính sách cơ chế, khơi dậy ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm trong hành vi của đối tượng chịu sự lãnh đạo để họ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Còn cán bộ quản lý là người điều hành công việc, chức năng cơ bản của họ là tổ chức và phối hợp thực hiện tốt công việc chuyên môn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)