Cán bộ lãnh đạo phải có tình cảm pháp luật đúng đắn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 34 - 35)

Tình cảm pháp luật là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa, biến tri thức về giá trị và định hướng giá trị pháp lý thành hành vi pháp luật đúng đắn. Tình cảm vừa thể hiện tâm lý của chủ thể hành vi, vừa là động lực thúc đẩy hành vi pháp luật. Người thực hiện hành vi pháp luật theo các chuẩn mực quy phạm pháp luật, khi đã có sự thấm nhuần về mặt ý thức sẽ nảy sinh cảm xúc về danh sự, nghĩa vụ,

trách nhiệm từ đó theo đuổi chân lý và chính nghĩa; thực hiện hành vi pháp luật đúng đắn. Như vậy, nếu con người không có tình cảm pháp luật chân xác thì không có hành vi pháp luật đúng đắn. Cũng vì thế chúng ta hiểu, vì sao có người về mặt nhận thức rất am hiểu cuộc sống và pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, có những vị có học vị, có vị thế trong xã hội nhưng vẫn vi phạm pháp luật… Tình cảm kết hợp với niềm tin, lý tưởng sẽ đem lại cho hành vi của con người động lực to lớn.

Sự vô cảm trong mỗi con người trước hành vi vi phạm pháp luật cũng đồng nghĩa với sự dung túng, đồng lõa, sự kém hiểu biết về pháp luật dẫn đến để mặc cho những người xung quanh hoặc cấp dưới vi phạm pháp luật; trong lãnh đạo không có quyết sách kịp thời ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, sự vô cảm dẫn đến một số cán bộ lãnh đạo ra các quyết định thiếu tình người, đẩy người vô tội vào vòng lao lý; bao che tội phạm gây rối trật tự, làm hại dân lành, gây hại cho nền kinh tế của đất nước.

Cũng như nhận thức và sự hiểu biết của con người, tình cảm phản ánh hiện thực nhưng mang tính chất và sắc thái chủ thể rất sâu sắc. Phạm vi phản ánh của tình cảm mang tính lựa chọn, chỉ những gì liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoặc động cơ của con người mới tạo ra tình cảm. Chính vì thế, phạm vi phản ánh của tình cảm mang tính lựa chọn hơn so với nhận thức. Tình cảm nói lên thái độ của cá nhân, là thuộc tính bền vững, ổn định của nhân cách. Đối với hành động của con người, tình cảm nảy sinh và biểu hiện trong hành động, thông qua hành động trở thành động lực thúc đẩy hành động của con người. Tình cảm pháp luật biểu thị thái độ của con người đối với yêu cầu của pháp luật trong các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trong cương vị công tác của mình, người cán bộ lãnh đạo phải có tình cảm pháp luật đúng đắn, không thể có tình trạng vô cảm trong những vấn đề có quan hệ với pháp luật mà thực sâu xa là quan hệ con người trong đời sống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay pptx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)