Giải pháp, kiến nghị thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các chủ thể hướng tới xây dựng Hà Nội thành

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 125 - 128)

hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính

3.3.4.1. Giải pháp thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các doanh nghiệp, định chế tài chính nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:

Một trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế không thể xa lạ với các thông lệ, tập quán được công nhận trên toàn cầu. Vì thế, việc các doanh nghiệp, định chế tài chính cần chủ động áp dụng các tập quán, thông lệ quốc tế được coi là những bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành trung tâm tài chính. Trong đó, các ngân hàng thương mại cần bám sát các nội dung trong Basel II để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Từng bước áp dụng hệ thống kiểm toán, kế toán chuẩn mực quốc tế đối với hệ thống NH và các định chế tài chính. Duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng rủi ro, áp dụng tiêu chuẩn phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

Về phía các doanh nghiệp, sự chủ động hội nhập còn ở việc chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp bằng việc thực hiện quản lý theo thông lệ quốc tế với những nhà quản trị công ty giỏi, có thể thu hút nhân tài, đặc biệt là người Việt được học tập, sống và làm việc ở nước ngoài như Mỹ hay châu Âu, những người có thể kết hợp, vận dụng kiến thức hiện đại, kinh nghiệm quản lý quốc tế vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, trong điều kiện hội nhập, cũng phải làm quen và tự hoàn thiện để đáp ứng được với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tài chính, tiến tới tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài: Singapore, Hồng Công…, vận dụng linh hoạt các công cụ tài chính (trái phiếu, cổ phiếu...) để có sự phát triển bền vững, cân bằng

3.3.4.2. Kiến nghị thúc đẩy hội nhập hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính

- Uỷ ban Chứng khoán, Bộ Tài chính:

Trên thị trường chứng khoán, cần phát triển thị trường theo hướng công khai, trung thực và công bằng mới có sức thu hút cung và cầu chứng khoán. Uỷ ban chứng khoán cần phối hợp cấp các ngành đảm bảo sự, tránh sự cô lập trong hoạt động như phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội Chứng khoán đồng thời tăng cường tiếp xúc, hợp tác với các Trung tâm, Sở giao dịch tại các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển. Công tác này vừa giúp Uỷ ban chứng khoán học hỏi kinh nghiệm, vừa có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong niêm yết trên thị trường các nước. Hoạt động giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cần từng bước tiếp cận, kết nối và liên thông với thị trường vốn quốc tế. Đối với trung tâm lưu ký chứng khoán, cần nâng cao năng lực của các trung tâm này hoặc góp phần phát triển một trung tâm lưu ký chung trong khu vực, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư.

Để trở thành một thị trường trái phiếu hiệu quả, TTGDCK Hà Nội có thể kết nối thị trường của mình với các nước trong khu vực để tạo ra một thị trường đủ lớn, nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cần có những biện pháp và hệ thống đánh giá chuẩn hơn để xác định lãi suất phát hành hợp lý. Trái phiếu chính phủ cần đa dạng hóa các kỳ hạn phát hành để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, xây dựng thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu, cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường. Trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương và trái phiếu công trình cần tích cực phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành và bảo lãnh phát hành; tăng khối lượng phát hành thay vì phát hành nhiều đợt với số lượng nhỏ nhằm giảm chi phí phát hành và thu hút nhiều

hơn các nhà đầu tư có tổ chức tham gia. Bên cạnh đó, thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng mức xếp hạng tín nhiệm để trái phiếu chính phủ, sau đó là trái phiếu doanh nghiệp có đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới.

- Ngân hàng Nhà nước:

Động lực của sự phát triển hệ thống định chế tài chính là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua nỗ lực cải cách chính sách và hành động theo hướng tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Theo đó, NHNN cần thiết lập các thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường mở… trong đó khuyến khích các thành phần thị trong và ngoài nước tham gia.

- Chính quyền Hà Nội:

Về phía chính quyền Hà Nội, để hội nhập một cách chủ động cần giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm chắc và áp dụng linh hoạt quy định và thông lệ quốc tế; nhận thức những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập. Chính quyền thành phố cũng cần tích cực tổ chức các khoá học, các buổi hội thảo về những ngành, những thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên việc hỗ trợ cần đảm bảo các quy định, cam kết gia nhập WTO, ví dụ như hỗ trợ đào tạo, thông tin và hỗ trợ theo vùng kinh tế... Hà Nội có thể nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương thông qua thành lập Quỹ Bảo lãnh Tín dụng trực thuộc UBND thành phố, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đảm bảo hoàn vốn và bù đáp chi phí.

Hà Nội cũng cần xây dựng và ban hành Quy định quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn theo Luật Doanh nghiệp, bổ sung các quy chế thu hút vốn

đầu tư trong nước và ngoài nước; thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, tổ chức xúc tiến đầu tư tại một số thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore... ; đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trên các mặt tư vấn chính sách tư vấn pháp luật; hình thành một hành lang pháp lý phát triển góp phần xoá đi những lo ngại về rủi ro trong kinh doanh ở nước ngoài của các nhà đầu tư khi các luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, nhãn mác... Những cải cách này sẽ góp phần hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư liên quan đến các hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Chính quyền Hà Nội cần trong việc cấp thủ tục đầu tư, cần tiếp tục giảm thời gian và các giấy tờ liên quan trên cơ sở vi tính hoá. Áp dụng những tiến bộ công nghệ trong khai, cấp phép và lưu giữ thông tin nhằm tạo ra sự thoải mái, tiện lợi cho nhà đầu tư. Đồng thời, đơn giản hoá thủ tục thuê văn phòng, điện nước là cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nhà đầu tư cần được thông tin kịp thời, đầy đủ bằng ngôn ngữ thuận lợi về những chính sách của chính phủ và của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 125 - 128)