Cơ chế vận hành của nền kinh tế và trung tâm tài chính Hồng Công:

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 30 - 35)

1.3.2.1. Cơ chế vận hành của nền kinh tế Hồng Công:

Kinh tế Hồng Công là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Để phát triển kinh tế, Hồng Công không có quốc sách thương hiệu, không có chế độ ưu đãi, hỗ trợ ngành nghề, sản phẩm nào. Yếu tố giúp kinh tế phát triển là một bộ máy hành chính hữu hiệu, một hệ thống thuế thấp khuyến khích đầu tư, một khung pháp lý rõ ràng.

Trước đây, dưới những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh, chính quyền Hồng Công nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và khu vực tư nhân [32]. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã đóng một vai trò thụ động theo chủ nghĩa không can thiệp tích cực. Hồng Công thường xuyên được xem, đặc biệt bởi nhà kinh tế Milton Friedman, là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh về mặt thực tiễn [27].

Vai trò của chính quyền là triệt để tránh can thiệp vào đời sống kinh doanh của doanh nghiệp. Chính quyền có trách nhiệm xây dựng một thể chế công trong sạch, hợp lý, cung cấp những dịch vụ công với hiệu suất tốt như là hạ tầng cơ sở vật chất, giáo dục, y tế… nhưng không đề xuất chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh, chính sách hỗ trợ ngành nghề, công nghiệp nào cả. Doanh nhân chỉ cần đăng ký kinh doanh vỏn vẹn trong một trang và được cấp giấy phép ngay. Không có điều kiện vốn, số người đầu tư. Chỉ có một mức thuế thu nhập duy nhất tối đa là 15%. Nhờ vậy, Hồng Công đã phát triển thành công trong một nền

kinh tế thị trường, đạt được những thành quả lớn lao theo định hướng xã hội [28].

Sự phát triển của hệ thống luật thị trường tài chính Hồng Công là sự nối tiếp các khủng hoảng tài chính. Các chính quyền nối tiếp nhau đều nỗ lực để cải cách hay thúc đẩy sự phát triển khung pháp lý tại thị trường này hoặc giảm bớt các hạn chế thông qua các lợi ích kinh tế. Chính quyền Anh thực hiện chính sách không can thiệp vào thị trường cho đến tận những năm 1970. Hầu hết nhà đầu tư của thời kỳ này không phải là người kinh doanh, chính quyền chủ yếu bảo vệ tiền gửi tiết kiệm của họ.

Sau thập kỷ 70, sự can thiệp của chính quyền đều thông qua các biện pháp gián tiếp, qua lợi ích kinh tế. Hệ thống quy định và môi trường luật minh bạch của người Anh là cơ sở cho Hồng Công trở thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế hiện đại [24].

Ngày nay, là một đặc khu của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, dưới chính sách “một nhà nước, hai chế độ”, Hồng Công tiếp tục là một trong những nền kinh tế tự do nhất thế giới [34]. Khi được chuyển giao về Trung Quốc năm 1997, Luật cơ bản (Basic Law) là nền tảng của “một quốc gia, hai chế độ”. Luật cơ bản vẫn đảm bảo tinh thần của Common law và nền kinh tế thị trường tự do, duy trì các quyền lợi của nhà đầu tư như trước thời điểm chuyển giao tới 50 năm. Luật này khẳng định đồng đô la Hồng Công vẫn tiếp tục chuyển đổi tự do, thị trường tài chính vẫn tiếp tục mở, không có sự kiểm soát nào đối với luồng vốn ra và vào Hồng Công. Đồng thời đảm bảo một nền tảng vững chắc và hấp dẫn với các công ty muốn gia tăng nguồn vốn cũng như củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Cụ thể:

Điều 115, Luật Cơ bản quy định: Hồng Công sẽ theo đuổi chính sách tự do thương mại, đảm bảo di chuyển tự do của hàng hoá, hàng hoá vô hình và vốn. Hồng Công cũng sẽ có tài chính độc lập và việc sử dụng quỹ tài chính này cho mục đích của chính Hồng Công.

Còn theo điều 105, quyền cá nhân và người đại diện hợp pháp về sở hữu, sử dụng và thừa kế tài sản vẫn được duy trì ở Hồng Công.

Đối với thị trường tài chính, các quy định tập trung vào nhà cung cấp hơn là các sản phẩm, dịch vụ. Các quy định về trung gian tài chính, sản phẩm và dịch vụ ở Hồng Công là tương đối linh hoạt và tự do hơn là cấm đoán. Trong đó, đưa ra các tiêu chuẩn về hoạt động, giám sát thực hiện các quy định, 4 nội dung cơ bản sau:

− Quy định cạnh tranh

− Quy định tham gia thị trường

− Tính không cân xứng thông tin

− Tính không ổn định hệ thống [25].

1.3.2.2. Cơ chế vận hành của trung tâm tài chính Hồng Công:

Quan điểm tự do hoá, không có sự can thiệp của chính phủ cũng được áp dụng trong lĩnh vực tài chính. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả nếu các luồng vốn trong nền kinh tế được tự do vận động theo các tác động của quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính phủ không sử dụng các biện pháp can thiệp mang tính mệnh lệnh, hành chính vào sự vận động của các dòng vốn tài chính để tạo ra những lực cản cho sự vận động đó, nếu có sự can thiệp cũng phải bằng phương pháp kinh tế và thông qua tương tác lợi ích của các lực lượng tham gia thị trường [26][32]. Cụ thể,

− Thứ nhất, tự do hoá lãi suất. Đây là hạt nhân của tự do hoá tài chính trong nước, theo đó, lãi suất phải do thị trường quyết định, tuỳ thuộc vào cung cầu đầu tư, mức tiếp kiệm và thu nhập của nền kinh tế.

− Thứ hai, tự do hoá hoạt động cho vay của các ngân hàng. Nguồn vốn trong nền kinh tế được phân bổ dựa trên lãi suất thị trường và mức độ tin cậy của người đi vay, từ đó, đạt được sự thoả mãn lợi ích của cả NH và người đi vay, thay vì các quyết định hành chính.

− Thứ ba, không có bất kỳ kiểm soát hay quy định nào trong việc chuyển đổi tiền tệ, mua bán bất động sản, tiếp cận với giao dịch hối đoái hoặc chuyển lợi nhuận. Tự do hoá hoạt động ngoại hối, tự do hoá tài khoản vốn tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Hồng Công là nơi các dòng vốn được phép hoạt động tự do nhất trong khu vực.

− Thứ tư, tự do hoá hoạt động các định chế tài chính trên thị trường tài chính. Phạm vi hoạt động của các tổ chức sẽ được mở rộng. Các tổ chức tài chính trong và ngoài nước đều có thể tham gia cung ứng các dịch vụ tài chính trên thị trường. Một môi trường cạnh tranh tự do sẽ mang lại tính hiệu quả cao cho thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chính quyền Hồng Công cho rằng hiệu quả của nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào tính hiệu quả của cạnh tranh, và mỗi chủ thể tham gia thị trường được bình đằng, không có sự ưu tiên đặc biệt nào đối với một chủ thể riêng lẻ. Nếu không có sự bình đẳng và minh bạch, việc đầu tư của số đông sẽ tiềm ẩn rủi ro, trong khi hệ thống tài chính hoạt động phục vụ cho lợi ích của một số ít người. Vì thế, chính quyền Hồng Công luôn đảm bảo tính công bằng (a level playing field) trong thị trường tài chính. Có ba yếu tố chính tạo nên tính công bằng.

Một là, mọi người tham gia đều có điểm xuất phát giống nhau. Ví dụ, mọi LBs đều là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng. Ba ngân hàng hàng đầu của Hồng Công là HSBC, Bank of China và Standard Chartered Bank đều là các thành viên có ảnh hưởng lớn trong Hiệp hội. Tuy vậy, không có sự ưu tiên đặc biệt nào đối với các ngân hàng trên so với các ngân hàng còn lại. Theo quy định hiện hành, Hiệp hội “thường xuyên đưa ra các quy định để kiểm soát hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng bằng cách tham gia tư vấn cho Bộ trưởng tài chính”. Hiệp hội cũng được trao quyền trừng phạt những thành viên nào vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, tinh thần fair play là cần thiết. Cho dù Hồng Công là thị trường tự do nhưng cần bảo vệ những chủ thể không có quyền lực và ảnh hưởng khi các chủ thể này tham gia thị trường. Theo quy định của Quỹ khai báo thu nhập bắt buộc ở Hồng Công (Mandatory Provident Fund) thì thu nhập của người thuê lao động và người lao động đều phải được một tổ chức tài chính quản lý. Khi người thuê lao động không được lợi gì khi sử dụng dịch vụ của một tổ chức tài chính thì họ sẽ cố gắng tiết kiệm chi phí, ví dụ lựa chọn những tổ chức tài chính có chi phí thấp nhất với rất ít dịch vụ. Vì thế, luật pháp đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu đối với các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ cho người thuê lao động bởi người lao động không có cơ hội lựa chọn.

Thứ ba, chính quyền cần có sự phân biệt người được lợi và người bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là sẽ có người thu được lợi nhuận và có những người bị mất mát và chính quyền không nên can thiệp làm biến dạng thị trường [26].

Cục Ngân khố và dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc cải cách các quy định hành chính. Có bốn cơ quan thuộc chính quyền quản lý thị trường tài chính: Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Công (HKMA), Uỷ ban Chứng

khoán và Giao dịch Tương lai (SFC) và Văn phòng Hiệp hội Bảo hiểm (OCI) [25].

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w