Vài nét về hoạt động kinh tế, tài chính tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 78 - 90)

Hà Nội có một số lợi thế để trở thành trung tâm tài chính. Tại đây tập trung nhiều định chế tài chính và là trung tâm giao dịch tiền tệ quy mô lớn nhất nước. Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tài chính đồng bộ và có chất lượng tốt hơn so với các địa phương khác. Dân số chiếm 3.7% cả nước với diện tích tương đương 0.3% cả nước nhưng đóng góp tới 8% GDP năm 2005.

Mức tăng trưởng cao, bình quân 11%/năm kể từ 1991. Năm 2007 tăng GDP đạt 12.07%, công nghiệp tăng 21,4%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%, xuất khẩu tăng 22%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%, thu ngân sách tăng 19,2%, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1.7tỷ USD. Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006, lên 341,7 ngàn tỷ. Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cụ thế, trong giai đoạn 1999-2006, số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép chiếm 16.05% cả nước (Bảng 3.1). Năm 2005, số doanh nghiệp tại Hà Nội chiếm 16.13% cả nước, trong đó, số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 86.85%, mức này thấp hơn một chút so với tỷ lệ bình quân của cả nước (86.97%) (Bảng 3.2).

Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1988-2006

Địa phương

Số dự án

Vốn đăng ký (triệu USD)

Tổng số

Trong đó, vốn pháp định Tổng số Nứơc ngoài Trong đó

góp Việt Nam góp Cả nước 8,266 78,248. 2 34,945.4 29,613.7 5,331.7 Hà Nội 949 12,561.6 5,914.9 4,599.9 1,315.0 Tỷ trọng 11.48% 16.05% 16.93% 15.53% 24.66% (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006)

3.1.1. Hệ thống ngân hàng:

Cuối tháng 8/2006, vốn chủ sở hữu của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trên địa bàn Hà Nội đã đạt gần 29 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 41% tổng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng. Tính hết tháng 12/2006 tổng nguồn vốn huy động thông qua ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội là 231 ngàn tỷ đồng, tăng 32.3% so với 2005, tổng dự nơ cho vay tại các tổ chức trên là ước đến cuối 2006 đạt 116 ngàn tỷ đồng, tăng 26.4% so với 2005 [23].

Bảng 3.2. Số doanh nghiệp vào thời điểm ngày 31/12/2005 Chỉ tiêu

Tổng số

Phân theo quy mô vốn

<5 tỷ 5-10 tỷ 10- 50tỷ 50- 200tỷ 200- 500tỷ >500 tỷ Số DN cả nước 112,952 88,978 9,255 10,017 3,302 895 505 Sô DN cùng quy mô vốn/ tổng số 100% 78.78% 8.19% 8.87% 2.92% 0.79% 0.45%

DN Số DNNN 4,086 450 423 1,405 1,121 429 258 DNNN/tổng số DN (cùng quy mô vốn) 3.62% 0.51% 4.57% 14.03% 33.95% 47.93% 51.09% Số DNNN cùng quy mô vốn/ số DNNN 100% 11.01% 10.35% 34.39% 27.44% 10.50% 6.31% Số DN ngoài NN 105,169 87,811 8,368 7,308 1,388 214 80 DN ngoài NN/ tổng số DN (cùng quy mô vốn) 93.11% 98.69% 90.42% 72.96% 42.04% 23.91% 15.84% DN ngoài NN cùng quy mô vốn/ số DN ngoài NN 100% 83.50% 7.96% 6.95% 1.32% 0.20% 0.08% Số DN tại Hà Nội 18,214 14,373 1,447 1,513 592 173 116 Số DN Hà Nội/ cả nước (cùng quy mô) 16.13% 16.15% 15.63% 15.10% 17.93% 19.33% 22.97% Số DN cùng quy mô/số DN (tại Hà Nội) 100% 78.91% 7.94% 8.31% 3.25% 0.95% 0.64%

Cuối năm 2007, trên địa bàn Hà Nội có 212 sở giao dịch và chi nhánh ngân hàng thương mại với 688 chi nhánh cấp hai, phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, tổng tài sản các Tổ chức tín dụng là 563.000 tỷ đồng, tăng 44% so với 2006, dư nợ tín dụng đạt 183.023 tỷ đồng, tăng 48,9%, khá cao so với mặt bằng chung của toàn hệ thống là 38%. Trong đó, thị phần huy động vốn trên địa bàn Hà Nội, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 10,9% và khối ngân hàng liên doanh chiếm 1,2%.

Về dư nợ cho vay, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng 32,3%, các ngân hàng liên doanh tăng 20%. Về phân chia thị phần dư nợ cho vay ở Hà Nội, khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 14,3%; khối ngân hàng liên doanh chiếm 1,8%. Như vậy, khối này đang dần có một vị trí nhất định trong thị trường tài chính thủ đô. Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại tăng mạnh, tốc độ tăng gần 75%. Với quy định cứ thêm 20 tỷ đồng vốn tăng thêm NH được mở 1 sở giao dịch hoặc chi nhánh, từ 2006 đến nay, các NH mở rộng chi nhánh rất nhanh.Cơ cấu chuyển dịch vốn của các ngân hàng trên địa bàn có bước chuyển đáng kể, từ tập trung cho sản xuất, kinh doanh và cho doanh nghiệp nhà nước đã tập trung sang cho vay tiêu dùng, kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay các dự án khả thi. Do có sự tăng trưởng trên các hoạt động phi tín dụng nên thu phí ước 7.603 tỷ đồng, chiếm 15% tổng thu nhập. Đến 15/01/2008 có 701 đơn vị nhận lương qua tài khoản ngân hang, hiện có 870,000 tài khoản cá nhân, 1.150 máy ATM được lắp đặt [20].

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng cả quy mô và dư nợ dẫn đến một số bất cập. Do tình trạng mở rộng mạng lưới, hiện tượng tranh giành thị phần, tranh giành nguồn nhân lực chất lượng cao dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Cơ cấu chủ yếu là ngắn hạn khoảng 70% tổng dư nợ tại các ngân hàng, trong khi dư

nợ cho vay trung dài hạn chiếm tới 45% trong tổng số dư nợ tín dụng nên có những thời điểm, các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán. Đặc biệt là trong thời gian cuối năm 2007, đầu năm 2008 thì tình trạng trên các trở nên nghiêm trọng, khi tỷ lệ nhập siêu và lạm phát gia tăng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phát triển không bền vững, doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thường là 70-80%. Hiện tại, chủng loại sản phẩm NH tại Việt Nam nói chung và tại địa bàn Hà Nội nói riêng còn nghèo nàn, theo thống kê của NHNN thì khoảng 300 sản phẩm trong khi các nước trên thế giới khoảng 6000 sản phẩm [23].

3.1.2. Thị trường chứng khoán:

Ngày 8.3.2005, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động. Năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường là 140.94 nghìn tỷ đồng với 1,364 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu là 67.25 nghìn tỷ đồng với 612 triệu cổ phiếu và trái phiếu là 73.69 nghìn tỷ đồng với 752 triệu trái phiếu. Quý I-2008, tổng giá trị vốn hoá thị trường là 37.21 nghìn tỷ đồng với 453 triệu đơn vị. Trong đó, cổ phiếu là 15.13 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 234 triệu cổ phiếu) và trái phiếu là 22.08 nghìn tỷ đồng (tương ứng với 219 triệu trái phiếu).Đến thời điểm ngày 11/04/2008, số công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu là 134 công ty [22].

Tuy vậy, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán đang tụt dốc do những biến động của thị trường thế giới: sự sụt giảm của hàng loạt các thị trường lớn, giá dầu mỏ tăng cao, khủng hoảng thị trường thế chấp tại Mỹ và Anh. Không những thế, nền kinh tế trong nước cũng gặp khó khăn: lạm phát tăng cao, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên, có lẽ yếu tố quan trọng khiến giá chứng khoán sụt giảm còn do sự mất cân bằng các yếu tố nội tại của thị trường như: cung nhiều hơn cầu; thiếu các công cụ phái sinh để phòng

chống rủi ro; nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kiến thức, đầu tư mang tinh phong trào; thiếu nhà đầu tư có tổ chức, có kinh nghiệm và năng lực tài chính tốt; quy mô thị trường nhỏ, chưa gắn kết được lần phát hành đầu tiên với việc niêm yết, gắn kết giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Đây là những bài toán cho việc quản lý và phát triển Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Giao dịch trái phiếu, cả khu vực chính phủ và doanh nghiệp đã có khởi sắc trong một vài năm gần đây với sự ra đời của hai trung tâm giao dịch chứng khoán là tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy các trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng nội tệ cũng bắt đầu được giao dịch một cách rộng rãi hơn so với trước đây nhưng vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư có tổ chức, do đó, khối lượng giao dịch rất ít. Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa phải là kênh phổ biến, hệ thống ngân hàng vẫn là nguồn cung cấp chiếm 80% vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu phát triển lâu dài. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm tăng chi phí hoạt động cho nền kinh tế.

Nguyên nhân do các doanh nghiệp còn hạn chế về quy mô hoạt động, thiếu hệ thống kế toán - kiểm toán, định mức tín nhiệm nên trái phiếu doanh nghiệp chưa thu hút nhiều nhà đầu tư khi phát hành bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Trái phiếu chính phủ chiếm hơn 80% tổng lượng trái phiếu phát hành, trong khi chính trái phiếu doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định sự sôi động và sức hấp dẫn của thị trường này thì lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tính thanh khoản thấp còn do quy mô của trái phiếu nói chung chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước (8% GDP), tương đương 5 tỷ USD- rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt tính thanh khoản 100-200 tỷ USD [20]. Ngoài ra, hiện nay, lượng trái

phiếu phát hành bằng đồng nội tệ chủ yếu được giao dịch hoặc nắm giữ bởi các định chế tài chính làm cản trở tính thanh khoản và sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này tạo sự đơn điệu trong danh mục đầu tư, giá trái phiếu có mức biến động đáng kể khi các nhà đầu tư này thực hiện bán ra hoặc mua vào.

Cuối cùng, do thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết nên việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại còn hạn chế nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình. Hệ thống thanh toán chưa có sự liên thông giữa các thị trường trong khu vực, dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn khi giao dịch xuyên biên giới và điều này cũng làm cho loại hình chứng khoán này kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Tính đến 31/12/2006 tổng giá trị thị trường phái sinh OTC toàn cầu là 9,695 tỷ USD nhưng tại thị trường Việt Nam, thị trường này vẫn ở mức độ sơ khai dù đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây 5 năm.Phái sinh đang được nghiên cứu để triển khai trong năm nay. Phái sinh trên thị trường hối đoái chưa phát huy tác dụng do tỷ giá hối đoái chưa được thả nổi [23].

Bảng 3.3. Đóng góp của ngành dịch vụ, DNNN, DN ngoài NN vào GDP

Một số chỉ tiêu 2000 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 GDP (tỷ đồng) 441,646 535,762 613,443 715,307 839,211 973,790 Đóng góp của ngành Dịch vụ vào GDP (tỷ đồng) 171,07 0 206,18 2 233,032 271,699 319,003 370,771 Tỷ trọng 38.73% 38.48% 37.99% 37.98% 38.01% 38.08% Đóng góp của Tài chính, tín dụng 8,148 9,763 10,858 12,737 15,072 17,607

vào GDP (tỷ đồng) Tỷ trọng 1.84% 1.82% 1.77% 1.78% 1.80% 1.81% GDP do Kinh tế Nhà nứơc tạo ra (tỷ đồng) 170,141 205,652 239,736 279,704 322,241 363,449 Tỷ trọng 38.52% 38.38% 39.08% 39.10% 38.40% 37.32% GDP do Kinh tế ngoài Nhà nứơc tạo ra (tỷ đồng) 212,879 256,413 284,963 327,347 382,80 4 444,659 Tỷ trọng 48.20% 47.86% 46.45% 45.76% 45.61% 45.66%

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006) 3.1.3. Thực trạng các doanh nghiệp :

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì hiện có 64,483 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, trong đó có 63,993 doanh nghiệp đang hoạt động [19]. Theo Bảng 3.2, số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội chiếm tới 86.85%.Cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn của các doanh nghiệp này là rất hạn chế, đặc biệt là vốn vay ngân hàng. Cho dù khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra 45.66% GDP (Bảng 3.3) và hơn 90% việc làm trong khu vực công nghiệp và gần 70% sản lượng công nghiệp nhưng phần lớn tín dụng và đầu tư của nhà nước lại được giành cho khu vực kinh tế quốc doanh [21].

3.1.4. Một số hoạt động kinh tế, tài chính khác của cả nước:

3.1.4.1. Thị trường mở:

Đến cuối năm 2006, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thành công 52 phiên đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước với khối lượng trúng thầu 22,075 tỷ đồng,

tổ chức 155 phiên giao dịch thị trường mở. Với tổng khối lượng trúng thầu Ngân hàng Nhà nước mua vào tín phiếu còn thời hạn ngắn là 26.332 tỷ đồng và bán ra tín phiếu thu hút tiền về với doanh số 86.302 tỷ đồng [20].

3.1.4.2. Thị trường hối đoái :

Hiện tại, tình trạng đô la hoá ở Việt Nam là khá sâu sắc. Nếu tỷ lệ tiền gửi bằng đô la trong toàn hệ thống Ngân hàng so với tổng phương tiện thanh toán ở Trung Quốc là 9% và Thái Lan khoảng 1% thì ở Việt Nam là 21%. Đô la hoá khiến một lượng ngoại tệ tiền mặt lưu thông trên thị trường, hình thành nên tỷ giá không chính thức, tác động lên thị trường chính thức, gây nên tình trạng đầu cơ ngoại tệ, tạo ra áp lực phá giá đồng nội tệ. Đô la hoá cũng làm mất đi vai trò là người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc cung ứng tiền và can thiệp thị trường tiền tệ [9].

3.1.4.3. Thị trường tín dụng thuê mua:

Đến tháng 9/2007 có 6 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính trong cả nước. Nhìn chung, thị trường này còn nhỏ bé và ít được các doanh nghiệp Việt Nam biết đến và quan tâm do phí thuê mua còn cao, các quy định pháp luật liên quan chưa đầy đủ, còn nhiều bất cập [21].

3.1.4.4. Thị trường vay thế chấp:

Theo báo cáo Ngân hàng Nhà nước thì cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 10% tổng tài sản ngân hàng, 50% tổng tài sản thế chấp hệ thống ngân hàng là bất động sản (tương đương với GDP Việt Nam) tại thời điểm tháng 5/2008. Trong khi hiện tại thị trường bất động sản đang gặp khó khăn do gánh nặng chống lạm phát thì hệ thống ngân hàng trở nên rất nhạy cảm [20].

Theo Bảng 3.1.1, hiện nay 98,233 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Với các nguồn lực hạn chế thì mua bán sáp nhập là tự lớn lên bằng con đường ngoại sinh. Qua mua bán và sáp nhập, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường thế giới thông qua các thương hiệu có sẵn, rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường. Hoạt động này bắt đầu từ năm 2000. Năm 2005 có 18 vụ, tổng giá trị 61 triệu USD, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245. Trong 6 tháng đầu 2007, cả nước có 46 vụ mua bán và sáp nhập đạt 625 triệu USD [7].

Theo thống kê, năm 2007 có khoảng 50.000 doanh nghiệp ra đời và đa phần trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong số đó, sẽ có tới 50% tổng số phá sản trong năm 2 đầu tiên, 80% tổng số sẽ không tồn tại trong 5 năm tiếp theo [19]. Hơn nữa, hiện tại, mức vốn hoá trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 13-15 tỷ USD, trong đó giá trị thị trường mua bán sáp nhập khoảng 300- 400 triệu USD [7]. Trong tương lai, thị trường mua bán sáp nhập sẽ tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, hoạt động này còn quá mới ở Việt Nam, khiến cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như các công ty tư vấn luật cũng lúng túng. Các quy định hiện có trong Luật Doanh nghiệp mang tính khái lược, chưa đầy đủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công trong các giao dịch mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp không cao. Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn những đường đi khác, như là trở thành đối tác chiến lược, thay vì

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 78 - 90)