3.3.1. Giái pháp, kiến nghị nhằm lành mạnh hoá hoạt động các định chế tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính:
3.3.1.1. Giái pháp để các định chế tài chính lành mạnh hoá hoạt động:
Các định chế tại tại Hà Nội cũng cần có chính sách thu hút nhân tài. Đây là điều kiện tiên quyết để có các dịch vụ có chất lượng cao. Muốn vậy, có thể tuyển dụng các chuyên gia giỏi, có trình độ, kinh nghiệm, thậm chí là người nước ngoài vào vị trí cấp cao, áp dụng biện pháp kiểm soát theo kiểu phương Tây, cho phép người đứng đầu mỗi định chế có quyền được sa thải những giám
đốc điều hành không hiệu quả. Nâng cao hiệu quả Quản lý thông qua đổi mới cơ chế điều hành, kiểm tra và thẩm quyền ban hành các quyết định nghiệp vụ.
- Ngân hàng thương mại:
Các Ngân hàng cần tăng năng lực tài chính, đặc biệt là vốn chủ sở hữu. Nội dung này cần coi là mục tiêu trong phát triển thị trường tài chính. Trước mắt, cần đạt tỷ lệ an toàn trên vốn là 8% theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng và theo thông lệ quốc tế thông qua phát hành trái phiếu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng tích luỹ. Các ngân hàng cũng có thể mạnh dạn phát hành cổ phiếu dưới dạng cổ phần không tham gia quản lý (như cổ phiếu ưu đãi) để tăng vốn điều lệ. Các ngân hàng, đặc biệt ngân hàng thương mại cổ phần cần thúc đẩy huy động, sát nhập để tăng quy mô và tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập.
Bên cạnh đó, các Ngân hàng cần nhanh chóng thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại nợ, giải quyết những khoản nợ tồn đọng, ngăn chặn nợ xấu phát sinh, nỗ lực thay đổi mục tiêu hoạt động theo hướng Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong đó doanh thu dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu thông qua tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, hình thức huy động vốn, đổi mới công nghệ thanh toán như Internet banking, phone banking... .
- Công ty chứng khoán
Trong điều kiện thị trường suy giảm như hiện nay, các công ty chứng khoán tăng năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ đảm bảo an toàn giao dịch, triển khai các sản phẩm mới, trong đó có các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường thay vì cạnh tranh thông qua giảm phí. Điều này tạo ra sự an toàn và ổn định cho thị trường. .
Cần tăng cường trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, rủi ro và đối tượng được bảo hiểm, giám định giải quyết bồi thường và nhất là tiến tới thương mại điện tử bán hàng qua mạng. Phát triển nhiều sản phẩm mới ngoài những sản phẩm truyền thống như bảo hiểm trách nhiệm (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với sản phẩm). Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua đại lý và môi giới bảo hiểm đi liền với tinh giảm biên chế cán bộ bảo hiểm khai thác trực tiếp. Cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục bán bảo hiểm, giám định tổn thất và bồi thường nhanh gọn chính xác.
3.3.1.2. Kiến nghị nhằm lành mạnh hoá hoạt động của các định chế tài chính
- Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thiết lập và hoàn thiện các quy chuẩn theo thông lệ quốc tế về chỉ số an toàn vốn, cụ thể là Nguyên tắc Basel II. Tích cực triển khai mô hình cung cấp và dự báo thông tin. Phát triển hệ thống thu thập xử lý thông tin tài chính NH dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ an toàn tín dụng, như tăng cường chất lượng dịch vụ của Trung tâm thông tin tín dụng, thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.
Riêng các sản phẩm tín dụng, đa dạng trên cơ sở luật hóa các quan hệ tín dụng, đổi mới thủ tục theo hướng tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
NHNN đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự hình thành mô hình công ty môi giới trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian tới. Căn cứ vào kinh nghiệm ở các nước và đặc điểm kinh tế hiện nay ở Việt Nam thì các công ty
này phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động do NHNN cấp hàng năm. Có thể tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần giữa các ngân hàng thương mại trong nước với một số công ty môi giới nước ngoài. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ. Tổ chức hình thành chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp và sự kiểm soát của NHNN. Đối tượng hoạt động của công ty môi giới sẽ là các luồng vốn ngắn hạn, mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, ngoại tệ. Các công ty này chủ yếu là cung cấp dịch vụ về tiền gửi liên Ngân hàng, giấy tờ có giá, ngoại hối… qua đó mà thu phí môi giới. Ở Hồng Công, vốn điều lệ quy định cho các công ty môi giới tiền tệ khoảng 640.000 USD. Ở Việt Nam, mức vốn điều lệ có lẽ sẽ nhỏ hơn trong bối cảnh thị trường còn nhỏ bé và đang trong quá trình xây dựng.
- Uỷ ban Chứng khoán
Với vai trò là cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán cần đóng vai trò tích cực huy động các nguồn lực từ những thành viên trong Hiệp hội Chứng khoán, phối hợp với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để hình thành và đưa ra cơ chế hoạt động Quỹ bình ổn chứng khoán. Trong đó, tách việc mua để hỗ trợ thị trường và việc kinh doanh mua vào bán ra theo chức năng đầu tư mà SCIC được giao, mức độ công bố thông tin liên quan đến việc mua vào của đơn vị này. Đối với các giao dịch theo tính chất đầu tư thì SCIC vẫn cần tuân thủ quy định về công bố thông tin trong trường hợp giao dịch của cổ đông nội bộ hoặc của cổ đông lớn.
Đồng thời, cần sớm ban hành quy chế người hành nghề chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, bên cạnh quy định trình độ cần lưu ý đạo đức nghề nghiệp nhằm quản lý tốt hơn đội ngũ môi giới, hạn chế những tiêu cực như
trong thời gian gần đây, một nhân viên công ty chứng khoán sử dụng tiền, cổ phiếu trên tài khoản khách hàng cho các giao dịch cá nhân của họ.
- Bộ Tài Chính
Thông qua sử dụng đòn bẩy kinh tế là chính sách thuế, thúc đẩy hình thành: tổ chức tư vấn định giá nợ, các tổ chức làm dịch vụ thu nợ, các công ty mua bán nợ... nhằm thúc đẩy việc xử lý các khoản nợ xấu, giải phóng vốn tồn đọng của các doanh nghiệp. Trong đó, trước tiên, cần đẩy mạnh giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng nhằm lành mạnh hoá hệ thống này.