Hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 40 - 48)

Trước 1948, Hồng Công không công nhận Sắc lệnh đầu tiên về hoạt động hệ thống ngân hàng. Năm 1964, bản sửa đổi được đưa ra các quy định về ngân hàng và phần lớn các nội dung này không thay đổi cho đến năm 1986. Sau những đổ vỡ của hệ thống ngân hàng từ năm 1983 đến 1986, chính phủ thi hành Sắc lệnh ngân hàng mới nhằm đưa ra các quy định trong hệ thống ngân hàng và các công ty tiết kiệm một cách dễ hiểu hơn. Sắc lệnh 1986 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật Ngân hàng Anh Quốc 1979. Năm 1987, Luật Ngân hàng được thực thi ở Anh, nội dung chủ yếu là thể hiện nhu cầu thực hiện “các tập quán tốt nhất” trong lĩnh vực kiểm soát và các quy định ngân hàng được thừa nhận rộng rãi tại Cộng đồng Châu Âu. Nội dung trên cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quy định Ngân hàng ở Hồng Công.

Việc Hồng Công thừa nhận Sắc lệnh Ngân hàng đánh dấu cuộc tìm kiếm của Hồng Công về các tập quán quốc tế tốt nhất được thừa nhận trên lĩnh vực kiểm soát và quy định ngân hàng. Kể từ 1986, Hồng Công thực hiện các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Ví dụ, Bản thoả thuận Vốn Basel (năm 1988) được thực hiện tại Hồng Công từ cuối 1989, với sự áp dụng rộng rãi quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Từ 31/12/1996, HKMA thực hiện khung báo cáo về rủi ro thị trường trong khuôn khổ yêu cầu của Basel.

Sắc lệnh ngân hàng năm 1986 gồm 153 khoản và 15 biểu. Nó được chia thành 21 phần. Sắc lệnh ngân hàng sửa đổi 2005 thực hiện quy định hiệp định mới về Tiêu chuẩn vốn quốc tế, còn gọi là Basel II (6/2004) tại Hồng Công. Sắc lệnh được chia thành 3 phần, trong đó có việc công bố thông tin ra công chúng và tỷ lệ thích hợp về tài sản; đưa ra các cách tiếp cận khác nhau có thể áp dụng để tính toán về chi phí vốn của tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động. Sắc lệnh có hiệu lực từ 1/2007.

Từ tháng 1/2005 đến nay, có hai hệ thống kế toán được áp dụng tại Hồng Công là tiêu chuẩn kế toán Hồng Công 32 và 39, hai hệ thống này cũng được áp dụng cho ngân hàng.

−Quy định cấp phép:

Các loại hình ngân hàng phải được HKMA cấp phép theo Sắc lệnh ngân hàng và trở thành hội viên của Hiệp hội Ngân hàng và tuân theo các quy định của hiệp hội.

Ở Hồng Công, một ngân hàng là tổ chức sở hữu một giấy phép hợp pháp, có hiệu lực, bao gồm:

+ licensed banks (LBs)

+ restricted licence bank (RLBs) + deposit-taking companies (DTCs)

Chỉ có LBs có nghiệp vụ tài khoản vãng lai hoặc tài khoản tiền gửi và được phép nhận tiền gửi không giới hạn giá trị và kỳ hạn từ công chúng. Thông thường, RLBs chỉ bán buôn và tham gia hoạt động thị trường vốn với số tiền không dưới 500,000 HKD. Phần lớn các DTCs đều do các tổ chức liên kết của ngân hàng sở hữu và cung cấp các sản phẩm cụ thể, gồm: tài chính tiêu dùng, tài trợ thương mại, kinh doanh chứng khoán và nhận tiền gửi trong giới hạn không ít hơn HKD100,000 với thời hạn ít nhất 3 tháng.

−Quy định gia nhập thị trường

Một ngân hàng để được cấp phép đầy đủ ở Hồng Công cần:

+ Theo đánh giá của HKMA: có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của Hồng Công (closely associated and identified with Hong Kong).

+ Có tổng số tiền gửi ít nhất là 3 tỷ HKD (USD385,500,000) hoặc tương đương, với tổng tài sản không dưới 4 tỷ HKD (USD514,000,000) hoặc tương đương.

+ Phải là DTCs hoặc RLBs (hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng) không dưới 10 năm.

Ngoài ra, còn có yêu cầu về cơ cấu sở hữu (tuỳ theo dạng ngân hàng có quy định cụ thể), quy định về giám đốc và quản lý cao cấp, kế hoạch hoạt động, hệ thống kiểm soát, tổ chức nội bộ, cụ thể như sau:

Quy định về vốn pháp định theo từng loại hình ngân hàng:

+ Muốn trở thành LBs phải có ít nhất 150 triệu HKD (USD19,280,000) hoặc tương đương.

+ Muốn trở thành DTCs phải có ít nhất 25 triệu HKD (USD3,200,000) hoặc tương đương.

+ Muốn trở thành RLBs phải có ít nhất 100 triệu HKD (USD12,850,000) hoặc tương đương.

Hồng Công ngày nay hầu như không có rào cản nào đối với ngân hàng nước ngoài, được hoạt động như ngân hàng địa phương. Nhưng thực tế, các ngân hàng nước ngoài chỉ có thể lập các chi nhánh ở Hồng Công. Có một số quy định về giám đốc điều hành, về số chi nhánh và số toà nhà… trong đó, quan trọng hơn: Cần có tổng tài sản của toàn bộ tổ chức là trên 16 tỷ USD hoặc tương đương và theo đánh giá của HKMA là có vai trò thúc đẩy phát triển Hồng Công như là trung tâm tài chính quốc tế

Sắc lệnh Ngân hàng sửa đổi năm 2005, hiệu lực 1/2007 là việc thực hiện Quy định Basel II. Vì thế, một ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường Hồng Công thông qua việc thành lập chi nhánh hoặc mua lại ngân hàng địa phương

phải thoả mãn 4 tiêu chí: vốn ít nhất đạt 16 tỷ USD, được thành lập ở quốc gia áp dụng Basel về giám sát ngân hàng, được chấp nhận của quốc gia đó về việc thành lập chi nhánh ở Hồng Công, đến từ quốc gia có thoả thuận nhân nhượng lẫn nhau với Hồng Công.

−Quy định về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng + Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng

Ở Hồng Công, kinh doanh dịch vụ ngân hàng được định nghĩa tương đối hẹp, thực tế chỉ gồm: nhận tiền gửi và dịch vụ liên quan tới séc.

Bất kỳ chủ thể nào “kinh doanh dịch vụ ngân hàng” (banking business) đều phải là một tổ chức được phép. Nếu một tổ chức hoạt động liên quan đến dịch vụ truyền thống của ngân hàng như cho vay, thẻ tín dụng nhưng không liên quan đến kinh doanh dịch vụ ngân hàng như trên, thì nó không phải là các tổ chức được cấp phép và chịu sư quản lý của HKMA và Hiệp hội Ngân hàng.

Nhận tiền gửi là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng tại Hồng Công, nó được quy định trong phần III của Sắc lệnh ngân hàng. Tất cả các tổ chức liên quan tới hoạt động ngân hàng hoặc nhận tiền gửi đều phải là các tổ chức được cấp phép. Đó là LBs, RLBs, DTCs, là các tổ chức hoạt động theo Sắc lệnh ngân hàng và dưới sự điều hành của HKMA. Các tổ chức này cũng phải tuân theo các quy định trong các hoạt động liên quan: chứng khoán, bảo hiểm…

+ Séc: Sắc lệnh Hối phiếu điều chỉnh hối phiếu, séc và kỳ phiếu. + Tín dụng:

Tín dụng không được quy định trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng mặc dù ở Hồng Công, tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng. Tín dụng và các sản phẩm tín dụng được cung cấp không chỉ bởi ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng được quản lý bằng nhiều cách. Bao gồm giới hạn cho một khách hàng không được vượt quá 25% vốn pháp định của tổ chức được phép theo khoản 81 của Sắc lệnh ngân hàng. Hoạt động tín dụng Ngân hàng chủ yếu tuân theo các tập quán quốc tế.

Tín dụng từ các tổ chức phi ngân hàng: được điều chỉnh bởi Sắc lệnh Người cho vay tiền (Money Lenders Ordinance), đó là bất kỳ bên nào trong hoạt động kinh doanh cung cấp khoản tiền, thông báo hoặc cam kết sẽ thực hiện giao dịch đó (hoặc các hình thức tương tự). Người thực hiện hoạt động này phải được cấp phép bởi Cơ quan đăng ký người cho vay tiền và tuân theo các quy định trong hoạt động kinh doanh bao gồm lãi suất, yêu cầu thông tin… Tuy nhiên, Sắc lệnh này không áp dụng cho các tổ chức tuân theo Sắc lệnh ngân hàng hoặc các khoản vay của các tổ chức đó.

Nhìn chung, các quy định về hoạt động ngân hàng tại Hồng Công là dễ hiểu và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.2. Cơ quan quản lý:

−Cơ quan quản lý tiền tệ (HKMA)

HKMA được thành lập 1993 và đóng vai trò là ngân hàng trung ương, quản lý Quỹ Hối đoái, điều hành hệ thống ngân hàng. Cơ quan này quản lý chủ yếu dựa trên Sắc lệnh Ngân hàng, Sắc lệnh Quỹ Hối đoái và nhiều Sắc lệnh khác bắt nguồn từ Anh quốc (ví dụ như Sắc lệnh công ty, Sắc lệnh hối phiếu…) và theo Common law.

HKMA là một bộ phận của chính phủ và giúp việc cho Bộ trưởng tài chính. Hay nói cách khác, Bộ trưởng tài chính chịu trách nhiệm quản lý HKMA. Tuy nhiên, HKMA có sự tự chủ cao trong hoạt động của mình.

+ Đưa ra và giám sát việc thực hiện các chính sách tiền tệ chính thức và đảm bảo sự ổn định của đồng đô la Hồng Công

+ Quản lý Quỹ hối đoái

+ Thúc đẩy sự ổn định và an toàn trong hệ thống ngân hàng Hồng Công + Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính

Các chức năng trên được phân công trong các bộ phận của HKMA: Phát triển ngân hàng, Chính sách ngân hàng, Kiểm soát ngân hàng, Hội đồng tư vấn, Dịch vụ công ty, Đối nội, Nghiên cứu, Quản lý tiền tệ và Cơ sở hạ tầng, Quản lý dự trữ, Chiến lược và rủi ro, Bộ phận kiểm toán nội bộ.

−Hiệp hội Ngân hàng

Là một tổ chức thành lập năm 1897 từ Hiệp hội Ngân hàng hối đoái, là một cơ quan đại diện cho các ngân hàng tại Hồng Công. Chính quyền công nhận sự có mặt của Hiệp hội Ngân hàng tại Sắc lệnh Ngân hàng. Các ngân hàng tại Hồng Công được yêu cầu trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng để có thể kiểm soát thông qua HKMA [25].

2.1.3. Hoạt động thực tiễn:

Về dịch vụ ngân hàng, Hồng Công là trung tâm giao dịch quốc tế xếp thứ 15 trên thế giới, xếp thứ 3 tại châu Á. Đây là một trong những nơi tập trung nhiều ngân hàng nhất thế giới, có 71/100 ngân hàng lớn nhất thế giới có mặt tại đây. Xét trên tiêu chí giá trị giao dịch quốc tế, Hồng Công là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn thứ 9 trên thế giới và lớn thứ hai ở Châu Á sau Nhật Bản. Lĩnh vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc biến Hồng Công là trung tâm đồng tài trợ chính trong khu vực. Cuối 2004, số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for international Settlements (BIS) thì Hồng Công là trung tâm ngân hàng quốc tế lớn thứ hai tính theo giá trị của các lệnh thanh toán. Hồng

Công cũng là thị trường hối đoái lớn thứ ba châu Á tính theo giá trị giao dịch hàng ngày với con số 102 tỷ USD trong tháng 4/2004. Đến cuối 7/2005 thì có 202 ngân hàng được cấp phép hoạt động tại Hồng Công, cùng với 84 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài [36]. So với đầu những năm 1990 thì con số trên giảm đi đáng kể do các cuộc sáp nhập giữa các ngân hàng trên thế giới.

Tháng 12/2007 có 139 LBs, 29 RLBs, 29 DTCs hoạt động. Ngoài ra, còn có 79 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại đây. Tổng giá trị tài sản của các tổ chức này đạt hơn 1,000 tỷ USD [35].

Hồng Công đưa ra hệ thống thanh toán đồng đô la Mỹ vào năm 2000, chấp nhận đồng euro trong thanh toán vào năm 2003 và cũng trong năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã chỉ định ngân hàng Bank of China Hồng Công thực hiện thanh toán đồng Nhân dân tệ. Đây là hệ thống thanh toán Nhân dân tệ đầu tiên ngoài Trung Quốc, bao gồm tiền gửi, đổi tiền, chuyển tiền và phát hành thẻ tín dụng.

Ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chính của các doanh nghiệp Hồng Công. Các ngân hàng cũng cung cấp cho khu vực doanh nghiệp các loại khoản vay có gắn với các công cụ phái sinh.

- Cơ sở hạ tầng

HKMA thiết lập và kiểm soát các hệ thống sau: + Bù trừ liên Ngân hàng Hồng Công

+ Trung tâm tiền tệ thị trường trung ương + Hệ thống thanh toán tổng thời gian thực tế

+ Hệ thống Bù trừ đồng đô la Mỹ, hệ thống Bù trừ đồng Euro, hệ thống Bù trừ đồng nhân dân tệ [25]ư.

Huy động vốn, dư nợ của các loại hình Ngân hàng Năm 2002 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng các loại hình Ngân hàng 224 194 197

LBs 133 131 139 RLBs 46 30 29 DTCs 45 33 29 Huy động từ khách hàng 3,317.5 4,757.4 5,869.2 LBs 3,275.8 4,725.5 5,839.0 RLBs 35.9 26.5 24.8 DTCs 5.9 5.5 5.4

Dư nợ (không bao gồm tài trợ

thương mại) 1,742.9 1,974.0 2,276.7 LBs 1,618.7 1,932.8 2,227.5 RLBs 98.9 22.4 30.1 DTCs 25.3 18.7 19.1 Dư nợ 2,076.3 2,467.8 2,961.9 LBs 1,936.7 2,402.3 2,876.7 RLBs 112.3 41.4 58.5 DTCs 27.3 24.1 26.7

(Nguồn: Cục Thống kê và Điều tra Hồng Công)

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w