2.3.1. Các quy định:
Các quy định trên thị trường tài chính Hồng Công được đưa ra sau các khủng hoảng tài chính do thất bại của thị trường. Mục tiêu của chính quyền là
Dự trữ ngoại tệ Năm 2002 Năm 2006 Năm 2007 Dự trữ ngoại tệ (tỷ USD) 111.9 133.2 152.7 Dự trữ ngoại tệ theo đầu người
(USD) 16,640 19,278 21,930
Số tuần nhập khẩu tương đương 22.6 18.6 19.6 Tỷ lệ tiền trong lưu thông 7.0 6.3 7.0
điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia nhằm tăng cường tính hiệu quả của thị trường tài chính, bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ, để quyết định của nhà đầu tư theo sự hiểu biết và kỹ năng của họ. Vì thế, khi nghiên cứu các quy định trên thị trường này, cần xem xét lịch sử hình thành và phát triển gồm 3 giai đoạn của nó:
2.3.1.1. Thời kỳ sơ khai:
Đó thời kì trước khủng hoảng 1973, trong suốt thời kỳ này, không có các quy định giám sát thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán lúc này được quy định một cách lỏng lẻo theo các điều trong Sắc lệnh Công ty, Sắc lệnh thuế tem và Sắc lệnh kiểm soát thị trường chứng khoán.
Năm 1891 thị trường chứng khoán Hồng Công đầu tiên được thành lập. Năm 1969 thị trường chứng khoán Viễn Đông được thành lập phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ. Một vài thị trường chứng khoán được thành lập đầu những năm 1970 và một vài đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng 1973, khi mà chỉ số Hang Seng đã mất tới hơn 90% giá trị của nó. Các thị trường không có quy định nên không thể phục vụ chính xác nhu cầu của các nhà đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư là nghiệp dư và giá chứng khoán được cầu quyết định căn cứ trên giá trị của chúng.
4/1962, Uỷ ban soạn thảo Luật Công ty đã nhóm họp và xuất bản lần đầu tiên, nhiều nội dung trong đó trở thành luật. Năm 1972, Sắc lệnh (Sửa đổi) Công ty có hiệu lực, nó điều chỉnh hoạt động của các công ty. Đó là văn bản luật đầu tiên của Hồng Công kiểm soát thị trường tài chính. Sắc lệnh Kiểm soát thị trường chứng khoán năm 1973 đã giới hạn số thị trường chứng khoán. Cụ thể là: thị trường chứng khoán Hồng Công (1891), thị trường chứng khoán Viễn Đông (1969), thị trường chứng khoán Kam Ngan (1971) và thị trường chứng khoán
Kowloon (1973). Cũng trong năm đó, Sắc lệnh Hàng hoá trên thị trường chứng khoán được ra đời, nhưng việc kiểm soát vẫn lỏng lẻo.
2.3.1.2. Thời kỳ thứ hai
Sau cuộc khủng hoảng năm 1973, hàng nghìn người bị mất tiền đầu tư. Chính quyền lúc đó phải thực thi các quy định đáng tin cậy để kiểm soát thị trường tài chính. Năm 1974, Sắc lệnh Chứng khoán được ban hành được coi là xương sống cho thị trường tài chính, Uỷ ban chứng khoán đưa ra khung pháp lý cho các hoạt động trên thị trường chứng khoán.
Uỷ ban Chứng khoán tập trung vào sức mạnh kiểm soát. Sắc lệnh chia các chuyên gia trên thị trường thành: người môi giới, chuyên gia tư vấn đầu tư hoặc người đại diện và yêu cầu những đối tượng trên phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán. Sắc lệnh đồng thời cũng thiết lập Quỹ bồi thường chứng khoán để có thể bù đắp một phần tổn thất của khách hàng do lỗi của các công ty chứng khoán. Cũng trong năm đó, Sắc lệnh Bảo vệ nhà đầu tư cũng có hiệu lực. Mục đích của sắc lệnh này là bảo vệ các nhà đầu tư bằng cách đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp cho các nhà đầu tư là chính xác. Sắc lệnh này cấm cung cấp thông tin hoặc quảng cáo sai sự thật.
Năm 1976, Sắc lệnh mua bán chứng khoán có hiệu lực đưa ra các qui định về thiết lập thị trường chứng khoán và kiểm soát các giao dịch trong hợp đồng tương lai. Các sắc lệnh trên đã giúp bình ổn thị trường chứng khoán và thị trường tương lai. Những sắc lệnh đó đã không thể ra đời nếu chính quyền tiếp tục theo đuổi một thị trường tự do, không có sự can thiệp. Trong những năm 1970 và 1980, thị trường tài chính phát triển nhanh. Tuy nhiên, các quy định pháp lý vẫn ra đời sau. Một số sản phẩm mới được tung ra thị trường tài chính cùng với sự
gia tăng tính phức tạp của thị trường. Kết quả là, các quy định phải thích nghi dần với xu thế trên thế giới.
Bốn thị trường chứng khoán tiếp tục hoạt động theo các quy định và thủ tục của mình. Để thống nhất các việc quản lý và kiểm soát chúng, Sắc lệnh thống nhất về thị trường chứng khoán có hiệu lực vào 1980. Sắc lệnh này cũng đồng thời sáp nhập bốn thị trường chứng khoán thành thị trường chứng khoán Hồng Công (SEHK) với các nhà quản lý và người môi giới thuộc các thị trường chứng khoán ban đầu, trong đó duy trì các quyền lợi thương mại của họ trong thị trường chứng khoán mới hình thành. Việc sáp nhập hoàn tất năm 1986. Theo sắc lệnh này, hoạt động giao dịch trên SEHK tuân theo điều hành của Hiệp hội chứng khoán.
Nhìn chung, trước 1987, các quy định thị trường vốn là rất ít, hoạt động của các thị trường chứng khoán chủ yếu là tự điều chỉnh trong điều kiện khung luật Common law. Uỷ ban chứng khoán, Uỷ ban giao dịch chứng khoán và Quỹ bù đắp thị trường chứng khoán được thành lập và ban hành rất nhiều Sắc lệnh nhằm thực hiện điều chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán những năm 1970.
Tháng 10/1987, khủng hoảng thị trường chứng khoán trên toàn cầu và Hồng Công cũng không phải ngoại lệ. Ngay sau khủng hoảng, SEHK đóng cửa bốn ngày, chỉ số Hang Seng đã giảm 2,242 điểm từ đỉnh cao nhất là 3,950 điểm. Chính quyền Hồng Công không có chút quyền hạn để cứu vãn cuộc khủng hoảng. Trong thời gian đó, mọi việc phụ thuộc vào Bộ trưởng tài chính. Thất bại này đã thể hiện những yếu kém của thị trường khi đó. Vì thế, trong năm 1987, chính quyền đã giao cho Uỷ ban kiểm tra chứng khoán thiết lập đề án nâng cấp cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán Hồng Công đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bản báo cáo này có tên là “Báo cáo Davison” được coi là nền tảng của cuộc hiện
đại hoá các quy định thị trường chứng khoán ở Hồng Công trong suốt những năm 1980 đến 1990. Như vậy, trên khía cạnh tích cực, cuộc khủng hoảng này đã giúp chính phủ cải tổ thị trường chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 11/1987, Ban kiểm tra Chứng khoán được thành lập và các quyết định của cơ quan này là cơ sở của khung pháp lý cho thị trường tài chính Hồng Công hiện nay. Năm 1989, Sắc lệnh Uỷ ban chứng khoán và giao dịch tương lai có hiệu lực đưa ra các quy định hiệu quả hơn về kiểm soát hoạt động tài chính. Uỷ ban chứng khoán và giao dịch tương lai (SFC) đưa ra các quy định về kiểm tra, can thiệp, điều tra và thậm chí là điều chỉnh [29].
2.3.1.3. Thị trường hiện đại
Theo đề nghị của Ban Kiểm tra chứng khoán, SFC đã thực hiện tái cấu trúc khung pháp lý của thị trường tài chính. Năm 1991, Sắc lệnh (Giao dịch nội bộ) Chứng khoán có hiệu lực thay thế các điều khoản tương ứng trong Sắc lệnh Chứng khoán năm 1974, sắc lệnh mới dễ hiểu hơn và chi tiết hơn. Sắc lệnh (Công bố lợi ích) Chứng khoán cũng có hiệu lực trong năm quy định về việc công bố thông tin về người sở hữu hơn 10% số cổ phiếu của công ty. Đây là một bước tiến trong việc ngăn chặn những hành vi không trung thực và không đúng trên thị trường tài chính.
Năm 1992, Sắc lệnh (Thanh toán) Chứng khoán và giao dịch tương lai được ban hành. Trước khi có sự ra đời của Sắc lệnh này, các quy định về thị trường tài chính nằm rải rác trong 12 sắc lệnh, kể cả Sắc lệnh công ty. Tiếp đó, theo đề nghị của Ban Kiểm tra chứng khoán, tháng 4/1996, SFC ban hành Bản hướng dẫn về Giao dịch tương lai và Chứng khoán, bao gồm 8 Sắc lệnh trong số 12 Sắc lệnh trên, đồng thời cũng cập nhật một số quy định. Mục đích của Bản hướng dẫn là đưa ra sắc lệnh phù hợp, đơn giản và dễ hiểu. Bản hướng dẫn tuy
nhận được sự ủng hộ của các chủ thể tham gia thị trường tài chính nhưng tới tận 3/2005, nó mới có hiệu lực.
Hồng Công là một trung tâm tài chính và Sắc lệnh Chứng khoán và Giao dịch Tương lai được hình thành với mục đích để duy trì, thúc đẩy sự công bằng, hiệu quả, cạnh tranh, minh bạch và trật tự của thị trường chứng khoán và giao dịch tương lai nhưng chính quyền kéo dài thời gian thực hiện Sắc lệnh Giao dịch Tương lai và Chứng khoán nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng của chính quyền Hồng Công khi đưa ra các quy định trên thị trường chứng khoán là bảo vệ nhà đầu tư nhỏ- những đối tượng thiếu sức mạnh chính trị hay đòn bẩy của thị trường. Bởi một mặt, các quy định rất cần thiết để các nguồn lực trên thị trường được phân bổ một cách hiệu quả nhưng mặt khác, chính các quy định trên lại phục vụ cho lợi ích của các tổ chức tài chính do luôn luôn có mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền và quyền lợi thương mại ở Hồng Công. Các chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực tài chính luôn được chọn làm thành viên của Hội đồng Điều hành trực tiếp hay Hội đồng Lập pháp.
Tháng 3/2002, Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai được đưa ra. Với mục tiêu của chính quyền: “Đặc điểm quốc tế của Hồng Công cần một khung pháp lý hiện đại, linh hoạt cho thị trường chứng khoán và giao dịch tương lai để Hồng Công có thể cạnh tranh hiệu quả”. Văn bản luật mới đưa ra quy định thị trường tối ưu và nỗ lực bảo vệ tốt nhất nhà đầu tư đồng thời tiến hành cải cách thị trường và cạnh tranh có hiệu quả”. Đồng thời là khung pháp lý cho hoạt động chứng khoán, đây là Sắc lệnh dài nhất và đầy đủ nhất trong lịch sử Hồng Công. Tổng cộng có 409 khoản và 10 biểu. Trong đó, có Các quy định về niêm yết tại chương 4 và 6, được chia thành hai phần.
Với mục tiêu là đảm bảo các quy định pháp luật tại Hồng Công luôn cập nhật và đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Các buổi trao đổi thường xuyên được tổ chức với sự tham gia của chính quyền và SFC về việc công bố các quy định và về thị trường chứng khoán.
- Quy định gia nhập thị trường:
Quy định chứng khoán và giao dịch tương lai đưa ra các quy định khác nhau tuỳ theo từng loại hoạt động, bao gồm vốn pháp định tối thiểu từ 5 triệu HKD đến 30 triệu HKD và vốn thanh khoản tối thiểu từ 0.5 triệu HKD đến 15 triệu HKD.
- Quy định về trung gian chứng khoán:
Nội dung trọng tâm của cơ chế quản lý là cấp giấy phép cho các trung gian về các hoạt động nghiệp vụ. Trong đó, SFC đưa ra các quy định đảm bảo sự thích hợp, chính xác về những nhân sự hoạt động trong các trung gian tài chính. Ví dụ: quy định về giới hạn trong hoạt động liên quan tài sản khách hàng như: phải hiểu biết khách hàng, các giới hạn bán sản phẩm và giới hạn hoạt động thị trường”.
+ Quy định về công ty chứng khoán:
Đối với các công ty chứng khoán, SFC cấp giấy phép và cấp các Code ứng với công ty được cấp phép, đó là Mã hoạt động. Với mỗi một giấy phép, công ty chứng khoán chỉ được thực hiện nghiệp vụ mà họ đăng ký, không phải mọi nghiệp vụ
SFO cũng đưa ra yêu cầu đối với công ty được cấp phép, phải có hai chuyên gia chịu trách nhiệm, đạt tiêu chuẩn thích hợp và phù hợp cho vị trí chuyên môn, đặc điểm và hội nhập tài chính, để giám sát tổng thể hoạt động của công ty. Cả hai phải là đại diện được cấp phép cho công ty.
+ Quy định liên quan đến hoạt động Ngân hàng:
Theo Sắc lệnh ngân hàng, HKMA có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức được cấp phép, bao gồm cả các hoạt động chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động liên quan đến chứng khoán lại do SFC quản lý. Vì thế, tháng 12/2002 HKMA đã ký biên bản ghi nhớ với SFC trong đó đưa ra cơ chế hợp tác và phối hợp hoạt động trong các vấn đề liên quan, mục tiêu chung nhằm tránh những chỗ hổng và trùng lặp trong vai trò và trách nhiệm của hai cơ quan cũng như thúc đẩy sự trao đổi thông tin.
Trước khi Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai ra đời, các tổ chức được cấp phép theo Sắc lệnh ngân hàng được phép hoạt động như là môi giới miễn thuế và không cần phải đáp ứng các quy định của SFC. Nhưng khi Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai ra đời, một người môi giới phải đáp ứng được các tiêu chí thích hợp và phù hợp. Vì thế, một tổ chức được cấp phép hoạt động muốn thực hiện các nghiệp vụ chứng khoán phải đăng ký và gửi tới HKMA để xem xét. HKMA sẽ tư vấn liệu trường hợp đó có thích hợp và phù hợp với các quy định của SFC hay không. Trên cơ sở đề nghị của HKMA, SFC sẽ xem xét cấp phép. SFC cũng có trách nhiệm đưa ra, xuất bản hoặc sửa đổi các điều khoản, quy định, hướng dẫn liên quan đến hoạt động chứng khoán của ngân hàng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra các quyết định mới, SFC phải tham khảo ý kiến của HKMA.
- Quy định về sản phẩm, dịch vụ chứng khoán:
Biểu I của Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai quy định sản phẩm tài chính là tất cả các chứng khoán, hợp đồng tương lai, quyền thu hồi đầu tư hoặc hợp đồng hối đoái.
Yếu tố chính tạo nên lợi thế cho thị trường chứng khoán Hồng Công chính là khả năng thanh khoản. Hồng Công là một trong những thị trường chứng khoán sôi động nhất thế giới với 40% công ty niêm yết là các công ty nước ngoài và 70% trong số đó là các công ty với vốn đầu tư lớn. Khi niêm yết tại HKEx, nhiều công ty của Trung Quốc và các nước trong khu vực đã chứng tỏ được năng lực và được công nhận trên toàn thế giới. Điển hình gần đây là Alibaba.com – công ty thương mại điện tử trực tuyến lớn nhất thế giới sau Google. Công ty này đã thành công và nhận được đánh giá tích cực sau khi niêm yết tại HKEx với số vốn trên 1,5 tỷ USD.
Niêm yết tại Hồng Công tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. Đó là, các hoạt động của doanh nghiệp được công khai, minh bạch hơn, người sở hữu có khả năng quản lý tài chính tốt hơn, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài dễ dàng hơn. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Công còn giúp các công ty có thể định lượng được năng lực hoạt động của mình thông qua các tiêu chuẩn và quy định quốc tế, từ đó có thể hoàn thiện hoạt động. Chẳng hạn, để được niêm yết tại Hồng Công, các doanh nghiệp phải đạt doanh thu 64 triệu USD, lợi nhuận là 6,4 triệu USD trong 3 năm gần nhất và có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 256 triệu USD... Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những chuẩn mực về báo cáo tài chính, công bố thông tin trước và trong thời gian niêm yết.
Tại Hồng Công, quy định niêm yết phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các yêu cầu từ đối với các nhà phát hành ở mức độ cởi mở cao nhất. Các đòi hỏi về quản trị doanh nghiệp nghiêm ngặt được đưa ra nhằm đảm bảo rằng, các nhà đầu tư sẽ có được các thông tin kịp thời và chính xác, đồng thời giúp các công ty nâng cao vị thế và triển vọng tương lai. Các quy định niêm yết được áp dụng cho
tất cả các công ty muốn niêm yết ở SEHK cho dù được thành lập ở Hồng Công