Thị trường phái sinh:

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 70 - 72)

2.5.1. Các quy định:

Số lượng sản phẩm phái sinh tại thị trường Hồng Công rất nhiều, nhưng có một số loại đáng chú ý sau: Trên thị trường hối đoái có: công cụ phái sinh hối đoái, công cụ phái sinh trao tay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, công cụ phái sinh hỗn hợp… ; trên thị trường chứng khoán có: chứng khoán quyền chọn, chứng khoán tương lai, bảo chứng (warrant). Ngoài ra có một số loại phái sinh như: hoán đổi vỡ nợ tín dụng, bảo chứng tài sản ...

Tất cả công cụ phái sinh đều thực hiện theo các hợp đồng cá nhân hợp pháp. Chúng có thể là kết quả của việc thương lượng giữa các đối tác nhưng đều tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được các tập quán toàn cầu được đưa ra bởi Hiệp hội Phái sinh và hoán đổi quốc tế. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlement (BIS). Các quy định tập trung vào việc niêm yết, bán. Trong các tổ chức tài chính, các quy định tập trung vào sự an toàn vốn sau khi xảy ra rủi ro căn cứ vào Hiệp định Basel về an toàn vốn đối với rủi ro thị trường [25].

2.5.2. Hoạt động thực tiễn:

Các công cụ chứng khoán phái sinh được nắm giữ và giao dịch rộng rãi tại Hồng Công. Chúng là các công cụ quản lý rủi ro, an toàn vốn và công cụ bảo vệ

nhà đầu tư. Trong năm 2003-2004, Hồng Công là nhà phát hành công cụ phái sinh đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai thế giới về giá trị thanh toán sau Đức (dù dân số chỉ bằng 1/12 quốc gia này). Doanh số trung bình theo báo cáo hàng ngày của BIS năm 2004 là 1,292 nghìn tỷ USD và trên thị trường OTC là 1,025 nghìn tỷ.

Năm 2004, năm 2005 Hồng Công là thị trường bảo chứng năng động nhất thế giới. Thị trường này tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây. Doanh số trung bình hàng ngày tăng sáu lần so với giai đoạn năm 2002-2005. Năm 2005, doanh số trung bình hàng ngày là 3.5 tỷ HKD, chiếm 19.1% tổng thị trường thế giới. Trong quý đầu năm 2006, doanh số trung bình hàng ngày của bảo chứng ở Hồng Công là 6.1 tỷ HKD (tương đương 780 triệu USD), tăng 75% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 19.6% tổng thị trường thế giới.

Đến cuối 2006, có khoảng 18 nhà phát hành phái sinh ở Hồng Công, hầu hết trong số đó là các ngân hàng đầu tư quốc tế. Số lượng phái sinhđược niêm yết ở thị trường Hồng Công vào năm 2004 là 863, năm 2005 là 1,304 (tăng 51%) và vào thời điểm tháng 2/2006 là 1,391 loại. Có thể so sánh thị trường Hồng Công với một số thị trường lớn: Thị trường phái sinh Úc có số lượng các loại phái sinh được niêm yết nhiều nhất Châu Á. Cuối tháng 2/2008, có 2,915 loại được niêm yết. Trong năm 2005, doanh số trung bình hàng ngày là 19.8 triệu USD, chiếm 0.7% doanh số toàn thị trường. Trong quý đầu năm 2006 thì doanh số trung bình hàng ngày là 28.1triệu và chiếm 0.9% thị trường. Đối với loại phái sinh hoán đổi vỡ nợ tín dụng, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm tới 10% tổng doanh thu toàn thế giới, Hồng Công và Singapore chiếm 4% trong số đó [36]. Như vậy, số lượng phái sinh trên thị trường Hồng Công không phải là

nhiều nhất Châu Á, nhưng Hồng Công là một trong số những nứơc có doanh thu về phái sinh nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w