Thị trường hối đoái và chính sách tỷ giá:

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 48 - 51)

2.2.1. Các quy định:

Đơn vị tiền tệ của Hồng Công là Dollar Hồng Công. Đồng tiền này đã được neo vào đồng bảng Anh một thời gian dài trước và sau những năm 1941- 1945. Tuy nhiên, sau đồng bảng Anh, tỷ giá thả nổi Bretton Wood rất dễ thay đổi được áp dụng trên thế giới trở nên không tích hợp đối với sự ổn định của một nền kinh tế nhỏ, mở như Hồng Công. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được

neo chặt vào Dollar Mỹ. Chính quyền đưa ra chính sách này để củng cố lòng tin của nhà đầu tư sau cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính và do chính trị bất

ổn. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 dollar Hồng Công tương ứng một dollar Mỹ.

Quỹ hối đoái là nền tảng cơ bản của cơ chế tỷ giá hối đoái neo vào đồng ngoại tệ khác của Hồng Công. Quỹ này được thành lập năm 1935 theo Sắc lệnh tiền tệ, sau này là Sắc lệnh Qũy Hối đoái (EFO). Mục đích là: “trong các trường hợp mà Bộ trưởng Tài chính thấy là cần tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, để can thiệp vào giá trị của đồng đô la Hồng Công thấy cần phải sử dụng Quỹ Hối đoái để duy trì sự ổn định và sự phù hợp giữa hệ thống hoặc các mục đích không thể dự đoán trước khác”.

Năm 1992, mục đích này được bổ sung như sau: Trong trường hợp Bộ trưởng Tài chính nhận tiền tệ và tài chính tại Hồng Công và duy trì vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Công”.

2.2.2. Cơ quan quản lý:

HKMA là cơ quan trực tiếp quản lý chính sách tỷ giá và quỹ hối đoái. Bộ trưởng Tài chính là người đứng đầu cao nhất, có trách nhiệm trước chính quyền Hồng Công về chính sách tỷ giá và quỹ hối đoái.

2.2.3. Hoạt động thực tiễn:

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998 có thể coi là một ví dụ điển hình về “cần phải sử dụng Quỹ Hối đoái để duy trì sự ổn định và sự phù hợp giữa hệ thống hoặc các mục đích không thể dự đoán trước khác”. Chính quyền Hồng Công để duy trì hệ thống tỷ giá hối đoái neo vào đồng đô la Mỹ đã có những quyết định sáng suốt thông qua những can thiệp mạnh mẽ, với quy mô lớn trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Tháng 8- 10/1997, đồng đô la Hồng Công chịu sức ép phải phá giá rất mạnh do những hoạt động của những nhà đầu cơ. Những nhà đầu cơ này đã thu được lợi nhuận

kếch xù sau khi phá giá tiền tệ ở các nước Đông Á và Hàn Quốc. Chỉ có khi tấn công vào hai thị trường là Hồng Công và Trung Quốc, những nhà đầu cơ này mới gặp phải thất bại.

Việc Trung Quốc phá giá đồng tiền năm 1994 và tăng cường quản lý vốn đã giúp đồng tiền này ít chịu ảnh hưởng của các hoạt động đầu cơ này. Khi đó, việc tấn công được thực hiện tại hai thị trường trên được thông qua việc bán giao ngay và kỳ hạn đồng đô la Hồng Công và thị trường chứng khoán ngắn hạn để tạo sức ép tăng lãi suất. Bằng cách này họ có thể khiến giá trên thị trường chứng khoán sụt giảm và thu lợi. Tất cả các chỉ số chứng khoán đã giảm tới 23% trong thời gian từ 20-23 tháng 10. Và chính quyền Hồng Công phải tăng tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ bằng cách tăng lãi suất vay nóng (overnight) từ một con số lên 300%. Đồng thời chính quyền cũng dùng một lượng lớn dự trữ để mua đồng đô la Hồng Công; tham gia thị trường chứng khoán, mua 5% giá trị thị trường của các cổ phiếu hàng đầu trong chỉ số Hang Seng. Vì thế, những hoạt động đầu cơ đã bị chặn lại và mọi việc dần trở lại bình thường trong vài tuần [29].

Đồng đô la Hồng Công ban đầu được cố định với tỷ giá 7.8 đô la Hồng Công đổi 1 đô la Mỹ. Sau đó được điều chỉnh thành 7.75 HKD đổi 1USD vào 1998-2000. Cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Công (HKMA), đã điều chỉnh cơ chế hoạt động tháng 5/2005 thông qua việc đưa ra tỷ giá bán là 7.75HKD/USD, và tỷ giá mua là 7.80-7.85HKD/USD. Hệ thống tỷ giá hối đoái này đòi hỏi cơ sở tiền tệ phải thay đổi phù hợp với dự trữ ngoại hối. Cuối 5/2005, cơ sở tiền tệ là 280.6 tỷ HKD (tương đương 36.2 tỷ USD) và dự trữ ngoại tệ cho hoạt động hối đoái là 122.4 tỷ USD, đứng thứ 15 trên thế giới, gấp 3 lần số dự trữ tối thiểu theo lý thuyết. Năm 2006, dự trữ ngoại tệ xếp thứ bảy thế giới.

Bảng 2.2: Dự trữ ngoại tệ tại Hồng Công

( Cục Điều tra và Thống kê Hồng Công) Bảng 2.3: Cung tiền qua các năm

Đơn vị: Tỷ HKD Cung tiền Năm 2002 Năm 2006 Năm 2007 M1 Đô la Hồng Công 259.4 387.9 454.4 Ngoại tệ 36.2 103.7 162.4

Tỷ lệ của ngoại tệ trong M1 13.96% 26.73% 63.84%

Tổng cộng 295.7 491.7 616.7

(Nguồn: Cục Điều tra và Thống kê Hồng Công)

Một phần của tài liệu Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội” (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w