Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 90 - 100)

Đề nghị Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương có biện pháp chỉ đạo các ngành thành viên ở cấp dưới tăng cường công tác phối hợp liên ngành cũng như trách nhiệm của từng ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân. Một trong những mục đích quan trọng của hình phạt là phòng ngừa chung. Chính vì vậy thông qua việc tuyên truyền kết quả các phiên tòa sẽ giúp cho nhân dân có điều kiện hiểu biết pháp luật, thấy được sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật cũng như ý nghĩa xã hội của hình phạt để tự giác chấp hành pháp luật ...

Liên ngành Tư pháp Trung ương cần có hướng dẫn cụ thể về áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ đối với một số lọai tội phạm có quy định hình phạt này (nhất là đối với các tội phạm thường hay xảy ra) và biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành án có hiệu quả hình phạt này ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử để tránh xảy ra bản án tuyên phạt tiền không có tính khả thi.

Kết luận chương 3

Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Theo đó, vấn đề đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp từ tổ chức đến cơ chế hoạt động, năng lực của cán bộ đã được quán triệt là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhằm xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức được tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, KSXX hình sự nói chung, kiểm sát áp dụng hình phạt nói riêng, và trước những yếu kém, tồn tại trong công tác này của VKSND tỉnh Thái Bình, luận văn đã đưa ra 5 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát áp dụng hình phạt của VKS ở tỉnhThái Bình. Đó là: đổi mới công tác tổ chức và cán bộ; chấn chỉnh nhận thức, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ KSV làm công tác thực hành quyền công tố, KSXX hình sự; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật; rèn luyện đạo đức và lối sống cho cán bộ KSV; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động thực hành quyền công tố, KSXX hình sự và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Trong số những giải pháp này, có giải pháp vừa có tính trước mắt, có giải pháp mang tính lâu dài. Song thực tiễn luôn luôn biến động và thay đổi, do vậy những giải pháp này thực sự có hiệu quả khi chúng thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, luận văn có một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và THQCT, KSXX hình sự (kiểm sát áp dụng hình phạt) trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự nói riêng ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Kết luận

Theo yêu cầu của cải cách tư pháp thì vấn đề đổi mới, cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp từ công tác tổ chức đến cơ chế hoạt động và nâng cao năng lực của cán bộ đã được quán triệt và đặt ra là nhiệm vụ cấp bách nhằm xây dựng một nền tư pháp trong sạch,

vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Yêu cầu của cải cách tư pháp đã đặt ra nhiệm vụ khách quan phải xây dựng mô hình tổng thể của hệ thống các cơ quan tư pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp.

VKSND là cơ quan Nhà nước nằm trong hệ thống các cơ quan tư pháp có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế XHCN. Trong những năm gần đây có khá nhiều các quan điểm khác nhau về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ngành kiểm sát nhân dân nhưng Đảng và Nhà nư- ớc ta vẫn khẳng định VKSND tiếp tục thực hiện chức năng Thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, chức năng của VKSND đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Hiện nay, trước yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta, VKSND tập trung thực hiện tốt chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đây là trọng trách rất vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận nhưng cũng còn có những hạn chế, tồn tại, còn có những cách hiểu chưa thống nhất cả về lý luận và thực tiễn THQCT, KSXX hình sự (trong đó có kiểm sát áp dụng hình phạt) nên cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết, đánh giá một cách khoa học.

Để góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt của VKSND ở tỉnhThái Bình, tác giả luận văn đã sử dụng và kết hợp hài hòa các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học của những người đi trước, cố gắng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề về quyền công tố, THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp (trong đó có kiểm sát áp dụng hình phạt), cơ sở lý luận về chất lượng THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự và thực trạng công tác này của VKSND ở tỉnhThái Bình.

Luận văn đã đi sâu tìm hiểu, phân tích đánh giá đầy đủ thực trạng công tác THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của VKS hai cấp ở tỉnh Thái Bình, nêu ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại của KSV trong công tác này,

đó là những hạn chế trong luận tội, tranh luận, kháng nghị phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án... Bằng những số liệu thực tế, những ví dụ vụ án cụ thể, tác giả đã khái quát những kết quả đạt được và những mặt còn yếu kém, đồng thời tìm ra những nguyên nhân căn bản của những thiếu sót, tồn tại trong công tác THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt trong xét xử các vụ án hình sự của VKS hai cấp ở tỉnh Thái Bình.

Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt trong xét xử các vụ án hình sự và thực trạng công tác này của VKSND ở tỉnh Thái Bình đã cung cấp cho chúng ta những luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng một hệ thống giải pháp phù hợp nhằm giải quyết những hạn chế, tồn tại, phấn đấu nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát áp dụng hình phạt trong xét xử các vụ án hình sự của VKS hai cấp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

Hệ thống những quan điểm và giải pháp mà luận văn đề xuất là kết quả của sự nghiên cứu lý luận, chủ trương cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp. Hơn nữa, đó còn là kết quả nghiên cứu thực tế của luận văn về thực trạng chất lượng THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt trong xét xử các vụ án hình sự của VKSND ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua. Những quan điểm và giải pháp nêu ra vừa có tính định hướng, vừa là những giải pháp cấp bách cần thực hiện, nhằm hướng tới giải quyết tốt hơn những tồn tại nảy sinh trong quá trình THQCT, kiểm sát áp dụng hình phạt của VKS 2 cấp ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới. Trên cơ sở đó thúc đẩy thực hiện thành công sự nghiệp cải cách tư pháp, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh.

danh mục các công trình của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn

1. Phạm Thị Thanh Bình (2002), "Kẻ giết bố mẹ đã bị xử phạt Tử hình", Báo Phụ nữ Việt Nam, (25).

2. Phạm Thị Thanh Bình (2003), “Những biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 10”, Báo Nhân dân thứ 2 ngày 28.9.2003.

3. Phạm Thị Thanh Bình (2004), "Bài học cho kẻ bán ma tuý", Báo Phụ nữ Việt Nam,

(103).

4. Phạm Thị Thanh Bình (2004), "Tổng giám đốc các công ty ma và hình phạt 18 năm tù",

Báo Phụ nữ Việt Nam, (72).

5. Phạm Thị Thanh Bình (2004), "Một vụ án hình sự đã bị dân sự hoá", Báo Phụ nữ Việt Nam, (35).

6. Phạm Thị Thanh Bình (2004), "Vật phòng thân đã biến người phòng thân thành người phạm tội", Báo Phụ nữ Việt Nam, (111).

7. Phạm Thị Thanh Bình (2004), "Vật phòng thân ranh giới thiện ác", Báo Bảo vệ pháp luật, (99).

8. Phạm Thị Thanh Bình bút danh Tiến Đức(2004), "Được giảm án, ra tù sớm, phạm tội ngay", Báo Phụ nữ Việt Nam, (134)

9. Phạm Thị Thanh Bình (2004), “Một kỷ niệm buồn trong ngày cưới của bạn thân”, Báo

Phụ nữ Việt Nam, (145)

10. Phạm Thị Thanh Bình (2004), “Các bậc cha mẹ hãy cảnh giác bảo vệ con cái”, Báo

Phụ nữ Việt Nam, (151).

11. Phạm Thị Thanh Bình Nguyễn Thị Sơn (2005), "Bản án cho kẻ giết người man rợ",

Báo Bảo vệ pháp luật, (42).

12. Phạm Thị Thanh Bình (2005), “20 năm tù, cái giá phải trả cho một phút côn đồ”, Báo

Phụ nữ Việt Nam, (12)

13. Phạm Thị Thanh Bình (2002), “Kiểm sát việc giám định Tư pháp bảo đảm việc truy tố xét xử đúng pháp luật”, Tạp chí Kiểm sát, (8), tr 32.

14. Phạm Thị Thanh Bình (2002), “Những điều cần rút kinh nghiệm từ kết quả KSXX giám đốc thẩm vụ án hình sự có kháng nghị của VKS”, Tạp chí Kiểm sát, (09), tr.45.

15. Phạm Thị Thanh Bình (2002), “Vấn đề xác minh lý lịch của bị can”, Tạp chí Kiểm sát

số (08) tr 27, 28.

16. Phạm Thị Thanh Bình (2003), “Một số vấn đề cần chú ý trong việc chuẩn bị một bản Luận tội”, Tạp chí Kiểm sát (06), tr 40- 42.

17. Phạm Thị Thanh Bình (2000), “Xử lý vật chứng, những vấn đề đặt ra trong thực tiễn”,

Tạp chí Kiểm sát (04), tr 39- 40.

18. Phạm Thị Thanh Bình (2003), “Tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật về hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (04), tr 39.

19. Trần Xuân Vỵ - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh chủ nhiệm, Thư ký Phạm Thị Thanh Bình (2002), Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát xử lý vật chứng trong các vụ án hình sự ở tỉnh Thái Bình, Đề tài khoa học.

20. Lê Trung Mưu- Phó Viện trưởng VKSND tỉnh chủ nhiệm, Thư ký Phạm Thị Thanh Bình (2004), Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Đề tài khoa học.

21. Lê Trung Mưu- Phó Viện trưởng VKSND tỉnh chủ nhiệm, Thư ký Phạm Thị Thanh Bình (2005), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực

hành quyền công tố, KSXX các vụ án hình sự ở tỉnh Thái Bình, Đề tài khoa học.

22. Lê Trung Mưu- Phó Viện trưởng VKSND tỉnh chủ nhiệm, Phạm Thị Thanh Bình uỷ viên (2007), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kháng

nghị của VKS đối với các bản án, quyết định hình sự, dân sự ở tỉnh Thái Bình, Đề

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

2. Bình luận khoa học BLTTHS Việt Nam (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành

Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ

Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà

Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ

Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

9. Trần Thị Đông (2008), Chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hà Nam. Luận văn thạc sĩ Luật học,

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

10. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

11. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (1999), “Mục đích của hình phạt”, Tạp chí Luật học, (01).

12. Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Lương (2002), “Bàn về quyền Công tố”, Tạp chí Kiểm sát, (8).

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật tổ chức VKSND

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật hình sự 1999, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Bộ luật hình sựnước Cộng

hòa XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết

51/2001-QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật tổ chức VKSND

năm 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam 1992 (sửa đổi); Luật tổ chức Quốc Hội năm 2001; Luật tổ chức Chính Phủ năm 2001; Luật tổ chức TAND năm 2002; Luật tổ chức VKSND năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Trương Tấn Sang (2008), "Kết luận tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng VKSND Tối cao", Kiểm sát, (1).

22. TS. Trần Đình Thắng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp theo yêu cầu của Nhà

nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nhà

nước và pháp luật - Học Viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

23. Lê Xuân Thân (2004), áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND Việt

Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội,

Hà Nội.

24. Lê Hữu Thể (2005), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng

26. Trịnh Khắc Triệu (2002), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành

quyền công tố tại các phiên tòa hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

27. Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)