Chất lượng bản cáo trạng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 27 - 28)

Theo quy định của BLTTHS, sau khi kết thúc việc điều tra nếu thấy đủ căn cứ pháp luật để truy tố thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra kèm theo hồ sơ vụ án đề nghị VKS truy tố. VKS nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu có đủ căn cứ pháp luật để truy tố người phạm tội ra Toà, thì ban hành bản cáo trạng truy tố người phạm tội trước Toà án cùng cấp. Một bản cáo trạng có chất lượng khi hội đủ các yếu tố sau:

- Về nội dung: phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can; những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án... Điều quan trọng là cáo trạng phải xác định được những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, làm rõ những cơ sở để áp dụng tình tiết định tội, định khung. Đặc biệt khi hậu quả của hành vi phạm tội là yếu tố định tội hoặc định khung tăng nặng thì cáo trạng phải xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả phát sinh do chính hành vi đó gây ra. Đối với các vụ án có đồng phạm, cáo trạng phải phân tích chi tiết từng hành vi cụ thể của mỗi bị can, làm cơ sở cho việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự sau này. Khi nêu và phân tích phải viện dẫn chứng cứ thể hiện trong hồ sơ (trích dẫn các bút lục). Không phân tích quá sâu về tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như bản luận tội mà chỉ cần vừa đủ để khẳng định các bị can là có tội và phạm vào tội gì theo điều, khoản, điểm nào của BLHS. Khi xây dựng cáo trạng, KSV không được sao chép lại nội dung Bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra. Việc sao chép lại nội dung bản kết luận điều tra không những không đáp ứng được các yêu cầu của cáo trạng mà là việc làm thiếu nghiêm túc và thiếu trách nhiệm của KSV.

- Về hình thức: Cáo trạng phải được lập theo đúng kỹ thuật xây dựng văn bản. Bố

cục phải lô gíc, văn phong phải trong sáng, đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả. Lý lẽ lập luận phải chặt chẽ, sắc bén, có sức thuyết phục cao. Cáo trạng phải được đánh máy sạch sẽ, rõ ràng, đầy đủ dấu, không tẩy xoá, viết thêm. Người ký cáo trạng phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng VKSND các cấp, Vụ trưởng hoặc Phó vụ trưởng ở VKSND Tối cao).

Tóm lại: Một bản cáo trạng được xây dựng tốt, viện dẫn chứng cứ buộc tội đầy đủ

và thuyết phục sẽ làm cho bị can “tâm phục, khẩu phục”, tạo điều kiện thuận lợi cho KSV THQCT tại phiên toà khi vụ án được đưa ra xét xử.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)