Quan điểm và Yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng THực hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử (kiểm sát áp dụng hình phạt) hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 71 - 72)

hành quyền công tố, Kiểm sát xét xử (kiểm sát áp dụng hình phạt) hiện nay

3.1.1. Quan điểm

Để nâng cao chất lượng công tác THQCT, KSXX hình sự trong đó có kiểm sát áp dụng hình phạt, trong những năm tới theo chúng tôi cần phải tiếp tục quán triệt các quan điểm sau:

- VKSND các cấp phải tiếp tục thực hiện các chủ trương và biện pháp về cải cách tư pháp đã được nêu trong Nghị quyết 08/-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị đối với các vấn đề tăng thẩm quyền của các cơ quan tư pháp cấp quận, huyện; thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa; áp dụng các thủ tục mới trong tố tụng tư pháp như thủ tục rút gọn...

- Trong công tác kiểm sát phải quán triệt đầy đủ quan điểm:

Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội: giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít tội phạm đặc biệt nghiêm trọng... [6, tr.3]. - Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc nhân đạo được quy định trong BLHS 1999; Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội về việc thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS. Thực hiện tốt nguyên tắc xử lý được quy định trong BLHS 1999 là: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội”. Đồng thời “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu

quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra” nhằm thực hiện nhất quán nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta.

- VKS các cấp cần thực hiện tốt các quy định về mối quan hệ giữa chức danh hành chính và chức danh tố tụng theo phương hướng đã được nêu rõ trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị ‘theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho KSV... để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và các quyết định tố tụng của mình”.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng VKSND Tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự. Coi công tác kháng nghị phúc thẩm là một trong những công việc trọng tâm của công tác THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp (trong đó có kiểm sát áp dụng hình phạt) và là chỉ tiêu đánh giá công tác thi đua hàng năm với từng đơn vị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)