Tình hình tổ chức bộ máy và hoạt động của Viểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 44 - 45)

chức năng trong tỉnh đấu tranh phòng, chống hiệu quả đối với mọi loại tội phạm xảy ra trên địa bàn, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

2.1.2. Tình hình tổ chức bộ máy và hoạt động của Viểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình Thái Bình

Năm 2002, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tổ chức và hoạt động của VKSND. Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung và Luật tổ chức VKSND năm 2002 được ban hành, trong đó quy định: VKSND THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, theo quy định mới của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND, VKS không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuên theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước mà chỉ tập trung làm tốt chức năng THQCT, kiểm sát các hoạt động tư pháp. Ngày 02/01/2002, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Đối với tổ chức và hoạt động của VKSND, Nghị quyết đã nêu rõ:

VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác... [6, tr.02]. Từ một đơn vị còn có những khó khăn nhất định về đội ngũ cán bộ cả số lượng và chất lượng, đến nay lực lượng cán bộ của ngành Kiểm sát Thái Bình đã được củng cố và lớn mạnh. Trước khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 toàn ngành Kiểm sát Thái Bình có 164 cán bộ, KSV, nhưng đến 30/11/2008 tổng số cán bộ đã tăng, hiện có 172 người. Trong đó thuộc biên chế là 158 đồng chí, KSV tỉnh 36 đồng chí, KSV huyện 63 đồng chí, Kiểm tra viên 8 đồng chí, Đảng viên 123 đồng chí, cán bộ nữ 64. Trong số 158 cán bộ công chức trong biên chế, có 4 đồng chí đạt trình độ Thạc sỹ Luật, 124 đồng chí đạt trình độ Đại học Luật, 15 đồng

chí có trình độ Cao đẳng kiểm sát, còn lại là đại học và cao đẳng, trung cấp các chuyên ngành khác. Về lý luận chính trị có 3 đồng chí có trình độ cử nhân, 15 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 52 đồng chí có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Hiện có 1 đồng chí đang theo học Cao học Luật. Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của VKSND tỉnh Thái Bình gồm: 4 đồng chí lãnh đạo VKS tỉnh (1đồng chí Viện trưởng và 3 đồng chí Phó Viện trưởng), 11 phòng chuyên môn và 8 VKS huyện, thành phố. Cả 8 đơn vị VKS cấp huyện, thành phố đều đã được thực hiện tăng thẩm quyền theo quy định của BLTTHS năm 2003 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. (Tham khảo số liệu do phòng tổ chức cán bộ VKS tỉnh Thái Bình cung cấp).

Nhìn lại chặng đường phấn đấu, có thể nói các thế hệ cán bộ ngành Kiểm sát Thái Bình đã vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đại bộ phận cán bộ đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp, nhiều đồng chí đã nêu gương sáng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp luật, được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý, được nhân dân tin cậy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng hình phạt của Viện Kiểm sát nhân dân ở tỉnh Thái Bình pptx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)