Thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 101 - 120)

- Những vấn đề về ngôn ngữ (quốc ngữ, thổ ngữ).

2.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ

nhiều mặt hàng không còn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề đang đặt ra hết sức cần thiết nh-ng cũng phải xem xét tính phù hợp của làng nghề đối với nhu cầu của xã hội hiện đại. Sản phẩm làng nghề giờ đây phần lớn chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực du lịch (l-u niệm cho du khách)

2.4. Thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ Bộ

Vùng đồng bằng Bắc Bộ là chiếc nôi của văn hóa Việt Nam, có điều kiện tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú, c- dân đông đúc, kinh tế khá phát triển và có truyền thống văn hóa với một khối l-ợng di sản khổng lồ. Nghệ thuật dân gian nơi đây (bao gồm Chèo, Múa rối, Quan họ, hát Xẩm, Trống quân, hát Dậm, nhạc khí

dân gian, trò chơi dân gian...) phát triển rộng khắp với số l-ợng nghệ nhân dân

gian vùng đồng bằng Bắc Bộ có thể phác họa theo từng địa ph-ơng (tỉnh, thành phố), cũng có thể phác họa theo từng ngành, từng loại hình riêng biệt.

* Đồng bằng Bắc Bộ - đất chèo

Chèo là một trong những bộ môn nghệ thuật sân khấu dân gian đậm đà bản

sắc dân tộc ra đời sớm nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với quá trình khai phá, mở mang bờ cõi, phát triển nghề trồng lúa n-ớc, một số làn điệu dân ca đ-ợc hình thành, trong đó có Chèo. Cũng có ý kiến cho rằng vùng Hoa L- (Ninh Bình) là đất

tổ của sân khấu Chèo. Chèo mang tính nhân dân sâu sắc và đ-ợc coi là một loại

hình nghệ thuật dân gian gắn với hội hè, đình đám. Từ xa x-a, ng-ời nông dân Bắc Bộ đã coi Chèo là một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của mình. Nền sân khấu truyền thống Trung Quốc có Kinh Kịch, sân khấu truyền thống Nhật Bản có Kịch nô, thì đại diện tiêu biểu của nghệ thuật dân gian Việt Nam chính là Chèo. Hàng trăm làng xã có chiếu chèo, huyện nào, tỉnh thành phố nào cũng có Chèo. Tuy nhiên, các địa ph-ơng nổi tiếng nhất về hát Chèo chính là Thái Bình,

Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Có thể kể ra đây hàng chục làng hát Chèo nổi tiếng x-a nay. Tỉnh Thái Bình có làng Khuốc, làng Sáo Diền (huyện Vũ Th-), làng Hồ Xá (huyện H-ng Hà). Những năm đầu thế kỷ XIX, có lúc có làng Khuốc có đến hơn một chục gánh hát chèo. Trong số trên 150 làn điệu và ca khúc Chèo, các ph-ờng chèo ở Thái Bình đã chiếm khoảng 30 ca khúc và 4 kiểu hát nói. Trong số gần 200 nghệ sĩ chèo là ng-ời Thái Bình trong các đoàn chèo cả n-ớc thì làng Khuốc có đến 50 ng-ời. ở H-ng Yên, một trong những làng chèo nổi tiếng nhất là làng chèo Thiết Trụ (còn gọi là chiếu chèo làng Thiết Trụ). Đội chèo làng Thiết Trụ đ-ợc thành lập từ những năm sáu m-ơi của thế kỷ XX. Tỉnh Nam Định có những làng chèo nổi tiếng nh- làng Đặng Xá, Mỹ Hà (huyện Mỹ Lộc), các làng Bồng Xuyên, Trung Khu, An Lại Hạ, Thụ ích (huyện ý Yên), Phú Vân Nam (huyện Hải Hậu), Hoành Nhị, Kiển Hành, Duyên Thụ (huyện Giao Thủy). Đầu thế kỷ XX, huyện Mỹ Lộc đã có ba làng chèo nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế. Trong bài thơ "M-a Xuân" (1936), nhà thơ Nguyễn Bính đã nhắc đến làng Đặng này:

Bữa ấym-a xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo - "Thôn Đoài hát tối nay”

Nghệ thuật Chèo bao giờ cũng gắn với tên tuổi của những nghệ sĩ, nghệ nhân hoặc các nhà soạn kịch nổi tiếng nh- Cả Tam, Trùm Thịnh, Nguyễn Thị Minh Lý, Hoa Tâm, Năm Ngũ, T- Liên, Mạnh Tuấn, Dịu H-ơng, Xuân Hinh...

Trên nền tảng phong phú và vững chắc của nghệ thuật Chèo dân gian, nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp đ-ơng đại đ-ợc hình thành. Tất cả các tỉnh, thành phố

vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có các đoàn Chèo, duy trì suốt từ những năm kháng

chiến chống Mỹ cứu n-ớc đến nay, với trên 400 diễn viên, nhạc công chuyên nghiệp. Riêng Hà Nội còn có cả Nhà hát chèo thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (ch-a

kể trên địa bàn Hà Nội còn có Nhà hát chèo Trung -ơng thuộc Bộ Văn hóa - Thể

thao và Du lịch và Đoàn chèo Tổng Cục Hậu cần của Quân đội nhân dân Việt

Nam). Có thể coi đây là hoạt động quan trọng để bảo tồn nghệ thuật Chèo truyền thống.

Để bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chèo, những năm qua, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ đều có những việc làm cụ thể, thiết thực. Nhiều địa ph-ơng lập ra các chiếu Chèo, các câu lạc bộ hát Chèo. Thậm chí ở huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) còn có cả một câu lạc bộ hát Chèo (cấp huyện) do Phòng Văn hóa -

Thể thao huyện trực tiếp quản lý với gần 80 ng-ời tham gia. Cũng tại huyện Kim Bảng, còn có gần 10 xã, thị trấn có các Câu lạc bộ hát Chèo, tiêu biểu là Câu lạc bộ hát Chèo xã Đồng Hóa, xã Ngọc Sơn, xã Lê Hồ, Thị trấn Quế. Câu lạc bộ hát Chèo xã

Lê Hồ có tới ba thế hệ tham gia, hầu hết các tiết mục tự biên, tự diễn.

Tại Hải D-ơng, công tác s-u tầm các bộ môn nghệ thuật nh- chèo đ-ợc quan tâm đẩy mạnh và thu đ-ợc nhiều thành tựu. Ngoài đoàn nghệ thuật chèo của tỉnh đ-ợc đầu t- lớn, ở các địa ph-ơng đã khôi phục và xây dựng 191 đội chèo không chuyên.

Hầu hết các lễ hội dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, trong phần "hội" đều có hát Chèo. Trong các hội diễn văn nghệ quần chúng ở các vùng nông thôn,

hát Chèo chiếm một vị trí đáng kể, thậm chí có nơi hát chèo chiếm số l-ợng tiết mục nhiều nhất. Một phong tục mới đã đ-ợc hình thành ở rất nhiều địa ph-ơng: giao l-u văn nghệ tiễn tân binh lên đ-ờng nhập ngũ th-ờng có hát Chèo. Để bảo tồn

và phát huy nghệ thuật Chèo, cùng với việc phổ biến các điệu Chèo cổ, ng-ời ta còn đặt rất nhiều lời mới cho Chèo và sáng tác các hoạt cảnh Chèo, các vở Chèo về cả đề tài lịch sử, truyền thống và đề tài hiện đại. Hầu hết các chiếu chèo, các Câu lạc bộ hát Chèo đều có vài, ba hoạt cảnh Chèo (tạm gọi là tiết mục "tủ"), còn các đoàn nghệ thuật Chèo của các tỉnh, thành phố th-ờng thì một đến hai năm lại dựng đ-ợc

vở mới. Dĩ nhiên, có đoàn một, hai năm không dựng đ-ợc nở mới, ngoài việc không tìm đ-ợc kịch bản hay, còn có việc khó khăn về kinh phí (bởi để dựng một vở mới có thể phải đầu t- từ 150 đến 200 triệu đồng).

Một việc làm khác đáng chú ý là 5 năm trở lại đây, đã có một số đề án đ-a nghệ thuật Chèo vào giảng dạy cho học sinh các tr-ờng tiểu học. Thủ đô Hà Nội là địa ph-ơng đi đầu không chỉ trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, mà còn đi đầu cả n-ớc đối với việc làm này. Đến nay đã có gần 50 tr-ờng tiểu học của thành phố thực hiện việc dạy Chèo cho học sinh. Lực l-ợng tham gia chủ yếu vào công tác giảng dạy là các

nghệ sĩ chèo chuyên nghiệp và một số nghệ nhân.

* Dân ca Quan họ - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,

ngày 30/9/2009, tại kỳ họp thứ t- ủy ban Liên Chính phủ Công -ớc UNESCO Bảo vệ DSVH phi vật thể, Quan họ của Việt Nam đã đ-ợc công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại. Vì thế, những làn điệu dân ca Quan họ không chỉ là niềm tự hào, là vốn riêng của ng-ời Kinh Bắc, mà còn là niềm kiêu hãnh, là nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam và của nhân loại.

Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian đã có từ lâu đời (thời Lý). Các

nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá Quan họ là đỉnh cao sự phát triển của dân ca trữ tình. Đây là hình thức sinh hoạt văn nghệ của quần chúng rất đ-ợc yêu thích, nghe một lần là có thể nhớ mãi. ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay đâu đâu cũng có thể gặp Quan họ trong các hội hè, đình đám, các sinh hoạt tập thể của đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, Quan họ truyền thống chủ yếu tập trung ở 49 làng - làng Quan họ.

Thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) có 14 làng: Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Hoài Thị, Hoàng Trung, Vân Khám, Bác Uyên, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiêu, Tiêu, Tam Sơn, Hạ Giang.

Huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có 16 làng: Hữu Chấp, Viêm Xá, Đẩu Hàn, Xuân ái, Xuân Đồng, Xuân Viên, Th-ợng Đồng, Thụ Ninh, Đặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Châm Khê, Đào Xá, D-ơng Ô, Ông Mơi, Đông Yên.

Thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) có 14 làng: Cỗ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ô Xá, Xuân Ô, Khả Lễ, Bồ Sơn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất trong kho tàng dân ca Việt Nam. Việc bảo tồn DSVH này đã đ-ợc bắt đầu từ khá sớm. Năm 1928, Chu Ngọc Chi đã xuất bản công trình s-u tầm có nhan đề là "Hát Quan

họ". Năm 1962, Nguyễn Viêm đã ký âm và cho xuất bản 60 bài hát Quan họ . Cũng

năm 1962, Nguyễn Văn Phú, L-u Hữu Ph-ớc, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc đã xuất bản công trình "Dân ca Quan họ Bắc Ninh". Phần phụ lục của công trình này bao gồm hơn 300 bài Quan họ đã đ-ợc s-u tầm và chỉnh lý. Năm 1969, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức đ-ợc thành lập. Sau này có thêm Trung Tâm văn hóa Quan họ.

Theo con số thống kê mới nhất, hiện nay chúng ta đã s-u tầm đ-ợc khoảng 400 làn điệu, gần 1000 lời ca Quan họ. Cái hay, cái đẹp của Quan họ thể hiện trên rất

nhiều ph-ơng diện. Về giọng điệu, trong chùm bài "Hát quan họ" đăng trên báo

"Trung Bắc tân văn" (3/1937), Minh Trúc cho rằng giọng điệu quan họ rất phong

phú với giọng sổng, giọng vặt, giọng bỉ, giọng trên - một loại giọng rất nặng, câu hát ngắn. Phạm Duy trong công trình "Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam" xuất bản ở Sài Gòn năm 1972 cũng cho rằng Quan họ có bốn giọng: giọng sổng, giọng vặt, giọng bãm và giọng bỉ.

Quan họ chủ yếu với hình thức giao duyên nên có gắn với trang phục của liền

anh, liền chị không lẫn vào đâu đ-ợc. Liền anh thì áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá

sen, viền tà, gấu to, dài quá đầu gối. áo chất liệu the, màn đen; quần dài màu trắng, ống rộng; đầu đội khăn xếp. Liền chị thì áo cánh (màu trắng hoặc vàng,

chất liệu sồi se. Liền chị mặt váy sồi, váy lụa, mang dép cong; đầu chít khăn mỏ

quạ. đội nón quai thao; thắt l-ng đeo dây xà tích.

Quan họ th-ờng chia ra thành quan họ truyền thống (có ng-ời gọi là quan họ

cổ) và quan họ mới tức là hát quan họ. Quan họ truyền thống hiện còn l-u giữ đ-ợc khá nhiều làn điệu dân ca cổ: La rằng, Đ-ờng bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Cái hờn, Gió mát trăng thanh.... Quan họ truyền thống

có những quy định khắt khe, đòi hỏi liền anh, liền chị phải am t-ờng tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đối giữa liền anh, liền chị vào các dịp lễ hội, đầu xuân. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị gọi là hát hội; hát cả nhóm, cả bọn liền anh

đối đáp cùng cả nhóm, cả bọn liền chị gọi là hát chúc, hát mừng. X-a kia, ng-ời Kinh

Bắc rất thích thú "chơi Quan họ" - tức là Quan họ truyền thống, chứ không phải

"hát Quan họ" nh- bây giờ. "Chơi Quan họ" truyền thống không có khán giả. Ng-ời

trình diễn đồng thời cũng là ng-ời th-ởng thức.

Bên cạnh Quan họ truyền thống là Quan họ mới: hát Quan họ. Hát Quan họ

hiện nay có khán giả, bao gồm cả hát đơn, hát đội, hát đối đáp, hát có múa phụ họa... Quan họ đ-ợc bảo tồn, phát huy không chỉ thông qua việc s-u tầm, xuất bản,

nghiên cứu của các nhà khoa học, các nghệ sĩ dân gian và nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nó đã và đang đ-ợc bảo tồn, nuôi d-ỡng và phát huy bằng chính những sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của ng-ời dân. Có thể thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị của Quan

họ vừa đặc sắc, vừa hiệu quả là qua các lễ hội dân gian. Làng Diềm là nơi thờ thủy tổ Quan họ. Nơi đây phong cảnh hữu tình và đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa gắn với lễ hội. Lễ hội làng Diềm khá bề thế, thu hút đông đảo liền anh, liền chị và du khách thập ph-ơng. Và đ-ơng nhiên, Quan họ vẫn là nội dung hấp

dẫn nhất, cuốn hút nhất, đặc biệt thú vị là cảch hát Quan họ trên hồ tr-ớc cửa đình. Cùng với hội Diềm, là các hội ó, hội Nhồi... làng nào cũng Quan họ trầm bổng, thiết tha.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhất, bề thế nhất trong các lễ hội dân gian gắn với

Quan họ ở Bắc Ninh là hội Lim (thuộc huyện Tiên Du), đ-ợc tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng âm lịch, ngày 13 là ngày chính hội. Về với hội Lim là về với một trời âm thanh náo nức lòng ng-ời, là về giữa một rừng màu sắc với những

áo mới bảy mớ ba, nón ba tằm, nón quai thao, dải yếm lụa sồi, ô lục soạn, áo the, khăn xếp... Đặc sắc nhất trong hội Lim là phần hát hội (tr-ớc đó, trong khi tế lễ có nghi thức hát Quan họ thờ thần). Vì thế có thể nói hát hội là phần căn bản và đặc tr-ng

nhất của hội Lim. Đâu đâu cũng thấy từ hát mời trầu, hất gọi đò, đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng say đắm lòng ng-ời. Quan họ đ-ợc hát trên đồi Lim, trên

hồ... Tại một hồ n-ớc ven cánh đồng làng Lim, trên thuyền rồng, liền anh, liền chị đối đáp giao duyên tình tứ. Tối 12 là đêm hội thi hát Quan họ giữa các làng quan họ quanh vùng. Mỗi làng quan họ dựng một trại trên đồi Lim, trang trí rất đẹp, mỗi làng có một vẻ riêng. Liền anh, liền chị của các làng thả sức phô diễn những nét tinh tế nhất của các làn điệu, với đủ các giọng điệu của Quan họ quê mình.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của Quan họ, không thể không nói đến việc

truyền dạy Quan họ ở cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. ở hầu hết các làng quan họ đều diễn ra công việc này, gần đây càng đ-ợc đẩy mạnh hơn, có sự tham gia tích cực của các nghệ nhân và các nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Tại huyện Tiên Du hiện nay, có nghệ nhân gần trăm tuổi vẫn tham gia truyền dạy Quan họ cho con cháu. Có thể nói đang xuất hiện một làn gió mới thổi tới, tạo ra sức lan tỏa rộng rãi của Quan họ đến với nhiều đối t-ợng không chỉ trên quê

h-ơng Kinh Bắc, mà còn đối với nhiều địa ph-ơng khác trong và ngoài n-ớc. Bởi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 101 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)