Khái quát về vùng đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 30 - 41)

Về xác định địa giới đồng bằng Bắc Bộ có nhiều quan niệm khác nhau, có ng-ời gọi là vùng “Châu thổ Bắc Bộ” (bao gồm cả vùng đồng bằng Thanh - Nghệ) lại có ng-ời gọi là vùng “đồng bằng Sông Hồng” (không bao gồm vùng đất trũng của các tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang). Theo quan niệm của Địa ph-ơng học, khi nghiên cứu

về một địa ph-ơng nào ng-ời ta khoanh vùng nơi đó theo quy định địa lý hành chính hiện đại. Nh- vậy, vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng châu thổ phía Bắc của n-ớc ta gồm 11 tỉnh thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải D-ơng, H-ng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình (Niên giám thống kê

2008). Phía Đông Bắc, Tây Bắc của vùng ngăn cách với miền núi, trung du Bắc Bộ

là hai dãy núi vòng cung Đông Triều và dãy núi đá vôi Hòa Bình. Phía nam của vùng này là dãy núi Tam Điệp ngắn cách với Thanh Hóa tỉnh địa đầu của Trung Bộ. Phía đông của vùng là biển Đông, con đ-ờng thông th-ơng quốc tế. Quan niệm về địa lý vùng đồng bằng Bắc Bộ trên đây khác với quan niệm của các tác giả trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (do cố GS. Trần Quốc V-ợng chủ biên) về địa lý Châu thổ Bắc Bộ.

Tuy nhiên, không gian văn hóa của một vùng nào đó không chỉ bó hẹp trong không gian địa lý hành chính của nó mà có thể lan tỏa hoặc chịu ảnh h-ởng của văn hóa các vùng xung quanh. Cụ thể, không gian văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ ít nhiều có quan hệ với cả vùng Thanh - Nghệ, vùng miền núi, trung du Bắc Bộ.

Tổng diện tích đất đai tự nhiên của vùng là 21061,5 nghìn ha, dân số tổng cộng 19.654.800 ng-ời, bình quân 993 ng-ời/km2 (theo Niên giám thống kê 2008). Đặc điểm địa lý, lịch sử, xã hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ đ-ợc xác định nh- sau:

Về vị trí địa lý, đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm con đ-ờng giao l-u quốc tế theo hai trục chính : Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành trung tâm để tiến tới các vùng khác trong n-ớc và Đông Nam á, trong lịch sử, nơi đây là mục tiêu xâm l-ợc đầu tiên của các thế lực ngoại bang muốn bành tr-ớng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam á. Nh-ng cũng chính vị trí này tạo điều kiện cho c- dân có thuận lợi về giao l-u và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Về mặt địa hình, đồng bằng Bắc Bộ là vùng cao thấp không đều, có núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10-15 m, giảm dần đến độ cao mặt biển.

Về khí hậu, đồng bằng Bắc Bộ có khí hậu khác hẳn những đồng bằng khác. Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình d-ới 180C. Hơn nữa, khí hậu tại đây cũng rất thất th-ờng, khắc nghiệt: gió mùa đông bắc buốt lạnh và ẩm thấp, mùa hè nắng nóng và oi bức, hạn hán, lụt bão liên miên. Đồng bằng Bắc Bộ có môi tr-ờng n-ớc khá độc đáo làm nên một đặc điểm tiêu biểu của vùng. Nơi đây có một mạng l-ới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0km/km2 , gồm các dòng sông lớn nh- sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, cùng hệ thống m-ơng máng t-ới tiêu dày đặc. Do ảnh h-ởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và m-a nên thủy văn các dòng sông (nhất là sông Hồng) cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ n-ớc trong, mùa lũ n-ớc chảy lớn, n-ớc đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần n-ớc lên và một lần n-ớc xuống. Chính yếu tố thủy văn nói trên tạo ra sắc thái riêng trong tập quán canh tác, c- trú, tâm lý ứng xử cũng nh- sinh hoạt cộng đồng của dân c- khu vực, tạo nên sắc màu văn hóa lúa n-ớc, vừa có cái chung của văn hóa khu vực, vừa có cái riêng độc đáo.

Xét về môi tr-ờng xã hội ở đồng bằng Bắc Bộ, c- dân nơi đây sống với nghề trồng lúa n-ớc làm nông nghiệp một cách thuần túy. Biển và rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nh-ng từ trong tâm thức, ng-ời nông dân Việt Bắc Bộ là những c- dân “xa rừng nhạt biển” (chữ dùng của GS,TS. Ngô Đức Thịnh). Nói cách khác, nông dân Bắc Bộ là ng-ời nông dân đồng bằng đắp đê, lấn biển, trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Tuy nhiên, trong lịch sử, nghề đánh cá lại không đ-ợc tổ chức theo qui mô lớn, nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực chất chỉ là từ các làng làm nông nghiệp đi ra, th-ờng đánh cá manh mún nhỏ lẻ và làm muối. Ng-ợc lại, Bắc bộ là một châu thổ có nhiều sông ngòi, m-ơng máng, nên dân chài trọng về việc khai thác thủy sản n-ớc ngọt, tận dụng ao, hồ, đầm. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá tôm đ-ợc đ-a lên hàng đầu nh- một câu tục ngữ: “nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền” (Nhất thả cá ao, nhì làm v-ờn, ba làm

ruộng). Dù sao, ph-ơng thức canh tác chính của c- dân đồng bằng sông Hồng vẫn là

trồng lúa n-ớc (chiếm khoảng 82% diện tích trồng trọt cây l-ơng thực). Tuy nhiên, cùng với cây lúa, diện mạo cây trồng ở Bắc Bộ còn nhiều loại cây khác phù hợp với chất đất từng vùng và khí hậu từng mùa. Trong khi đó, đất đai ở Bắc Bộ không

phải là nhiều, mật độ dân c- lại đông. Vì thế, để tận dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, ng-ời nông dân đã làm thêm nghề thủ công trên đồng bằng sông Hồng. Trên thực tế có hàng trăm nghề thủ công, thậm chí có nhiều làng nghề chuyên nghiệp lâu đời với thợ gia truyền, tay nghề cao nh- nghề gốm, nghề dệt, luyện kim, đúc đồng v.v...

Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, là kết quả của các công xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn từ xa x-a. Các v-ơng triều phong kiến đã áp đặt xuống công xã nông thôn ấy hình thức tổ chức hành chính của nó. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt bắc bộ là một tiểu xã hội trồng lúa n-ớc, một xã hội của các tiểu nông - “một biển tiểu nông t- hữu” (Nguyễn Từ Chi). Về mặt sở hữu ruộng đất, suốt thời phong kiến, ruộng công nhiều là đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ. Do vậy, quan hệ giai cấp ở đây “nhạt nhòa” (chữ dùng của Nguyễn Từ Chi) ch-a phá vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ng-ng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc, một tâm lý bình quân, ảo t-ởng về sự “bằng vai, bằng vế” nh- kiểu câu tục ngữ “giàu thì cơm ba bữa, khó thì đỏ lửa ba lần”. Sự gắn bó giữa con ng-ời và con ng-ời trong cộng đồng làng quê, không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng, trên những di sản hữu thể chung nh- đình làng, chùa làng v.v, mà còn là sự gắn bó các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo đức. Đảm bảo cho nh-ng quan hệ này là các h-ơng -ớc, khoán -ớc của làng xã. Các h-ơng -ớc, hay khoán -ớc này là những qui định khá chặt chẽ về mọi ph-ơng diện của làng từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai, từ quy định về sản xuất và bảo vệ môi tr-ờng đến qui định về tổ chức làng xã, ý thức cộng đồng làng xã, vì thế trở thành một sức mạnh tinh thần không thể phủ nhận. Nh-ng cũng vì thế mà cá nhân, vai trò cá nhân bị coi nhẹ. Chính những đặc điểm ấy của làng Việt Bắc Bộ sẽ góp phần tạo ra những nét riêng của vùng văn hóa Bắc Bộ.

* Không gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ

Nh- đã trình bày ở trên, Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt, vì thế, cũng là nơi sinh ra các nền văn hóa lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau: Văn hóa Đông Sơn, văn hóa Đại Việt và văn hóa Việt Nam. Từ trung tâm này, văn hóa Việt lan truyền vào Trung Bộ rồi vào Nam Bộ. Trong t- cách ấy, văn hóa châu thổ vùng Bắc Bộ có những nét đặc tr-ng của văn hóa Việt Nam, nh-ng lại có những nét riêng.

Tr-ớc tiên là sự ứng xử với thiên nhiên. Trong hàng ngàn năm lịch sử, ng-ời dân Việt đã chinh phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo đồng bằng nh- ngày nay bằng việc đào m-ơng, đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng đ-ợc tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình là kết quả của sự chế ngự thiên nhiên của ng-ời Việt. Sự khác biệt giữa văn hóa Bắc Bộ và các vùng khác trong cả n-ớc đ-ợc tạo ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này.

Nhà ở của c- dân Việt Bắc Bộ th-ờng là loại nhà không có chái, phát triển vì kèo. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Tụng đã thống kê đ-ợc 10 loại nhà vì kèo khác nhau, sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nh-ng cũng tiếp thu kỹ thuật và sử dụng các vật liệu bền nh- xi măng, sắt thép. Ng-ời nông dân Bắc Bộ th-ờng muốn xây dựng nhà theo kiểu bền chắc, to đẹp, tuy nhiên vẫn hòa hợp với cảnh quan, trồng cây cối quanh nơi c- trú, tạo ra bóng mát cho ngôi nhà.

Văn hóa ẩm thực của c- dân Bắc Bộ giống mô hình bữa ăn của ng-ời Việt trên các vùng đất khác: Cơm + rau + cá, nh-ng thành phần cá ở đây chủ yếu h-ớng tới các loại cá n-ớc ngọt (trong khi đó hải sản là thức ăn chủ yếu ở vùng ven biển, còn các làng ở sâu trong đồng bằng, loại thức ăn này ch-a phải là thức ăn chiếm -u thế). C- dân đô thị, nhất là Hà Nội, ít dùng đồ biển hơn c- dân các đô thị phía Nam nh- Huế, Nha Trang, Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu nơi châu thổ Bắc Bộ, văn hóa ẩm thực nơi đây gia tăng thành phần thịt và mỡ, nhất là mùa đông lạnh, để giữ nhiệt năng cho cơ thể con ng-ời. Tuy nhiên các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với c- dân Trung Bộ, Nam Bộ lại ít xuất hiện trong bữa ăn của ng-ời Việt Bắc Bộ.

Văn hóa y phục của ng-ời dân Bắc Bộ chuộng mầu nâu đ-ợc coi là sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên. Đàn ông th-ờng đi lao động với chiếc quần lá tọa, áo cánh mầu nâu sồng. Đàn bà th-ờng vận chiếc váy thâm, chiếc áo nâu trong công việc đồng áng. Ngày hội hè, lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.

Mặt khác, văn hóa ở châu thổ Bắc Bộ đ-ợc coi là một vùng văn hóa có bề dày lịch sử cũng nh- mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Các di tích khảo cổ, các di sản văn hóa vật thể tồn tại ở khắp các địa ph-ơng. Đền, đình, chùa, miếu... có

mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ trong n-ớc mà cả n-ớc ngoài nh- Hoa L-, phố Hiến, Chùa Dâu, Chùa H-ơng, Chùa Tây Ph-ơng, đình Tây Đằng v.v.

Cùng các DSVH vật thể, các DSVH phi vật thể của đồng bằng Bắc Bộ cũng khá đa dạng và phong phú.

Kho tàng ngữ văn truyền miệng Bắc Bộ vô cùng phong phú. Từ thần thoại đến truyền thuyết, từ ca dao đến tục ngữ, từ truyện c-ời đến truyện trạng, mỗi thể loại đều mang nét riêng của Bắc Bộ. Chẳng hạn, truyện trạng ở Bắc Bộ nh- truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ nhiều hơn truyện trạng ở các vùng khác. Có những thể loại văn học dân gian chỉ ở Bắc Bộ mới tồn tại (nh- thần thoại, truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, truyện cổ tích sinh hoạt...). Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét. Đó là hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát ca trù

(hát ả đào), hát chèo, múa rối (rối n-ớc, rối cạn)...

Đáng kể nhất là những sinh hoạt văn hóa tín ng-ỡng của c- dân Việt Bắc Bộ. Mọi tín ng-ỡng của c- dân trồng lúa n-ớc nh- thờ thành hoàng, thờ mẫu, thờ các ông tổ nghề... đều có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ. Các tín ng-ỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con ng-ời và tồn tại trong lễ hội - một loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp. Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc ở các làng nghề theo vòng quay thiên nhiên và mùa vụ. Có thể kể đến hàng trăm, hàng ngàn lễ hội khác nhau của các làng nghề Bắc Bộ, nếu theo qui mô có thể chia thành hội làng, hội vùng, hội của cả n-ớc, nếu theo thời gian có thể chia ra thành lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu. Dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của c- dân nông nghiệp (lễ hội nông nghiệp). Tiến trình lịch sử đã lắng đọng ở đây những lớp văn hóa, khiến cho trên lát cắt đồng đại, khó nhận ra g-ơng mặt ban đầu của lễ hội nông nghiệp. Tuy nhiên, những trò diễn trong các lễ hội vẫn gợi lại các nghi lễ nông nghiệp. Chẳng hạn nh- các lễ thức thờ Mẹ Lúa, cầu m-a, thờ thần mặt trời, các trò diễn mang tính chất phồn thực nh- múa gà phủ, múa các vật biểu tr-ng âm vật, d-ơng vật v.v. Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ giống nh- một bảo tàng văn hóa tổng hợp l-u giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ng-ỡng của c- dân nông nghiệp. Với c-

dân ở làng quê Việt Bắc Bộ, lễ hội là “môi tr-ờng cộng sản văn hóa”, “cộng mệnh” (chữ dùng của Ngô Đức Thịnh) về mặt tâm linh.

Cùng với văn hóa dân gian, vùng châu thổ Bắc Bộ, còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học” (Đinh Gia Khánh). Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng ng-ời có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ. Thời tự chủ, Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị trí một trung tâm giáo dục. Năm 1070, Văn Miếu đ-ợc xây dựng. Năm 1076 đã có Quốc Tử Giám, tr-ờng đại học đầu tiên của n-ớc nhà với chế độ thi cử để kén chọn ng-ời hiền tài, tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo, trong đó xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa. GS. Đinh Gia Khánh nhận xét: “Trong thời kỳ Đại Việt, số ng-ời đi học, thi đỗ ở vùng đồng bằng miền Bắc tính theo tỷ lệ dân số thì cao hơn rất nhiều so với các nơi khác. Trong lịch sử 854 năm (1065 - 1915) khoa cử d-ới các triều vua, cả n-ớc có 56 trạng nguyên thì 52 ng-ời là ở vùng đồng bằng miền Bắc”.

Trong thế kỷ XX, Hà Nội là trung tâm giáo dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng. Hiện nay, theo GS,TS. Ngô Đức Thịnh thì Hà Nội “... là nơi đầu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH doc (Trang 30 - 41)