Để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL, cần phải kết hợp chặt chẽ việc thực hiện chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phải kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội (như vấn đề việc làm, phân hóa giàu - nghèo, phát triển y tế, giáo dục, chống tệ nạn xã hội và tội phạm...). Vì vậy, khi hoạch định chính sách kinh tế cho việc đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, cần phải tính đến các chính sách xã hội. Bởi vì, việc tạo ra những yếu tố xã hội, khung cảnh xã hội thích hợp, thuận lợi sẽ có tác động tích cực tới phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Để thực hiện chính sách xã hội ở nông thôn, phải quán triệt quan điểm "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" đi đôi với xóa đói giảm nghèo, người nghèo thì đủ ăn; người đủ ăn thì khá giầu; người khá, giàu thì giầu thêm.
Chính sách xã hội ở nông thôn cần phải nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, chính sách dân số, lao động và việc làm: thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, đi
đôi với việc vận động, giáo dục cần có sự đầu tư và những biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ sinh đẻ ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu thị trường lao động nông thôn, tính quy luật hoạt động của nó, dự báo nguồn lao động, việc làm và thất nghiệp ở nông thôn. Tạo nhiều ngành nghề mới để thu hút lao động, thực hiện phân công lao động trên phạm vi toàn xã hội, giữa các vùng và phân công lao động tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng
Thứ ba, phát huy dân chủ và bảo đảm công bằng xã hội ở nông thôn: quan tâm hơn
nữa những đối tượng thuộc diện chính sách ở nông thôn (các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng); đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (hưu trí, mất sức lao động), đặc biệt là ở vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Trợ giúp xã hội đối với những người có nhiều thiệt thòi, rủi ro trong cuộc sống ở nông thôn, giúp họ có cơ hội và kinh doanh hòa nhập vào cộng đồng. Thực hiện chế độ bảo hiểm tuổi già cho nông dân. Khuyến khích nông dân lập quỹ bảo trợ tuổi già (bằng góp từ một phần thu nhập hàng vụ, hàng năm), quỹ tương trợ, quỹ bảo thọ, các hội từ thiện... với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với từng vùng.
Thứ bốn, xây dựng kết cấu hạ tầng (công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, giao
thông, điện...) để phục vụ yêu cầu của sản xuất, đời sống, giao lưu hàng hóa thuận lợi, làm cho nông thôn trở thành thị trường rộng lớn của công - nông nghiệp. Phát triển các công trình phúc lợi công cộng, cải thiện điều kiện ăn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh của cư dân nông thôn. Cần có những biện pháp mạnh mẽ, tin cậy để nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ và tái mù chữ, nhất là ở miền núi và hải đảo... Phát huy những truyền thống tốt đẹp, tính cộng đồng, bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội... xây dựng nông thôn văn minh, dân chủ, công bằng.
Thứ năm, tạo mọi điều kiện để các hộ nông dân đều có cơ hội tiếp cận nhanh hơn
và rộng hơn với sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường. Đó không chỉ là các biện pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, mà còn cần phải mở rộng hệ thống đào tạo kỹ thuật và hoạt động khuyến nông, khuyến khích các hộ nông dân tham gia các tổ chức, hiệp hội, như nhóm tín dụng, các hội ngành nghề. Phải triệt để khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại, hẹp hòi, đố kỵ, bảo thủ, cầu toàn quá đáng, tạo ra một phong cách dân chủ, kỷ cương, thói quen dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị trường, biết tận dụng lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế, từ đó mà quan tâm hơn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn.
Thực tiễn sản xuất luôn luôn biến động, điều kiện kinh tế - xã hội không ngừng thay đổi, các chính sách của nhà nước đối với sản xuất nông sản hàng hóa cũng phải
thường xuyên bổ sung và hoàn thiện, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông nông sản hàng hóa phát triển.
Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả là phải quan tâm tổ chức thực hiện tốt các chính sách, biến nó thành hiện thực. Đây cũng chính là mặt yếu của ta trong thời gian qua, cần được khắc phục sớm.
Kết luận
1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng là vấn đề quan trọng không những trong nhận thức lý luận mà còn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, cả trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp hàng hóa sẽ đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm cho đời sống toàn xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa xuất khẩu, làm tăng dự trữ của nhà nước, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân, làm thay đổi phong cách, tạo ra sự khôn ngoan, năng động của người nông dân, góp phần to lớn vào sự ổn định kinh tế - xã hội. Ngoài ra, trên cơ sở phát triển nông nghiệp hàng hóa mà dần dần nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, tạo điều kiện cho phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm cho phân công lao động xã hội trong nông nghiệp sâu sắc hơn, từ đó, rút bớt một lượng lao động đáng kể cho phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn.
2. ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng chuyên canh, đa canh, đa dạng hóa sản phẩm gắn với đặc điểm các vùng sinh thái. Nhưng suốt một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp tuy có sự chuyển biến nhất định, song về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp mang nặng tính chất thuần nông và độc canh lương thực. Tình hình này do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bị kìm hãm bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, người nông dân - chủ thể tích cực và năng động của sản xuất hàng hóa - trên thực tế về kinh tế, không được tự chủ sản xuất và trao đổi nông sản, nên không phát huy được thế mạnh, sức sản xuất bị kìm hãm, sản lượng nông nghiệp tăng chậm...
Chỉ sau đổi mới trở lại đây, sản xuất nông sản hàng hóa mới có một bước tiến đáng kể. Điều này được thể hiện trên nhiều mặt, nhưng nét nổi bật là tỷ suất và khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng tăng lên, góp phần to lớn vào đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia và lương thực xuất khẩu. Thu nhập của dân cư tăng lên, đời sống được cải thiện hơn. Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến cũng dồi dào hơn, bước đầu chúng ta đã tạo được một số mặt hàng nông sản mũi nhọn (gạo, thủy hải sản, xuất khẩu...) đã và đang chiếm lĩnh được thị trường thế giới và khu vực.
Song nhìn chung, nông nghiệp ĐBSCL còn có những hạn chế ở cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp còn yếu kém, đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp còn hạn hẹp, chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao, thị trường và giá cả có những diễn biến phức tạp bất lợi cho nông dân. Nhìn chung nông nghiệp ĐBSCL phát triển chưa ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải đẩy nhanh quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Để đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền nông nghiệp hàng hóa trong những năm tới ở ĐBSCL cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu: phải xây dựng hộ nông dân thật sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa, gắn liền với đổi mới triệt để nội dung và hình thức của kinh tế hợp tác và HTX, nâng cao hiệu quả phục vụ nông nghiệp của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước; nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất ở nông thôn; mở rộng và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở nông thôn và tiếp tục hoàn thiện và chỉ đạo tốt chính sách kinh tế, kích thích phát triển sản xuất nông sản hàng hóa (như chính sách về ruộng đất, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách trợ giá nông sản, chính sách khoa học kỹ thuật công nghệ, nâng cao hiệu quả chính sách xã hội ở nông thôn...). Đó là những vấn đề đặt ra và được giải quyết trong luận án này.
danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện
nay. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999.
[2]. Nguyễn Thanh Bạch, Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Tạp chí Phát triển kinh tế, số 99, 1/1999.
[3]. Mai Văn Bảo, Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ.
[4]. Nguyễn Văn Chiển, Về việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho kinh tế hộ nông dân ở
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 13 (7-1999).
[5]. Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 25 năm sau giải phóng
(1995 - 2000). Tạp chí Nông thôn mới, số 45 (4-2000).
[6]. Nguyễn Sinh Cúc, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam là một đòi hỏi
bức bách hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 14 (7-1998).
[7]. Trần Kim Cúc, Một số luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10-1999.
[8]. Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, biên soạn tháng 4/1998.
[9]. Cục Thống kê tỉnh Cần Thơ, Số liệu kinh tế xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, biên soạn tháng 4/1999.
[10]. Phan Xuân Dũng, Khoa học - công nghệ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số (6-1999).
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1999.
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV),
tháng 3/1979.
[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về đổi mới
[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 2 và lần thứ 5
(khóa VII), năm 1992 và 1993.
[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ
(khóa VII), ngày 25/1/1994.
[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1976.
[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự
thật Hà Nội, 1987.
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự
thật Hà Nội, 1991.
[19]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Một số Văn kiện của Đảng về phát triển nông thôn. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
[20]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
[21]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về một số vấn
đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
[22]. Lê Khả Đấu, Quản lý, sử dụng đất nông trường quốc doanh - vấn đề và giải pháp.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 250. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999).
[23]. Trần Đức, Sau mấy chuyến đi tìm hiểu những nông trường quốc doanh nông - lâm
nghiệp. Tạp chí Cộng sản, số 10 (5-1999).
[24]. Võ Văn Đức, Nghị quyết 10/BCT khởi nguồn của sự đổi mới kinh tế nông nghiệp.
Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999.
[25]. Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Những giải pháp mở rộng thị trường cây ăn quả. Tạp chí Phát
triển kinh tế, số 105, 7/1999.
[26]. Ngô Đức Hồng, Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Cần Thơ. Luận văn thạc sĩ.
[28]. Lê Mạnh Hùng cùng tập thể, Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng, xu thế và giải
pháp. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996.
[29]. Lê Mạnh Hùng (Chủ biên), Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm (1996 -1998) và dự báo
năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
[30]. Lâm Quang Huyên, Trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của nông nghiệp nước
ta. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 102, 4/1999.
[31]. Nguyễn Đình Hương (chủ biên), Sản xuất và đời sống của hộ nông dân không có
đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sông Cửu Long - thực trạng và giải pháp. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
[32]. Đặng Trọng Khánh, Về vấn đề an toàn lương thực ở nước ta. Tạp chí Cộng sản, số
6 (3-1999).
[33]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 22, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1963.
[34]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1976.
[35]. V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1978.
[36]. Nguyễn Đình Long, Sản xuất nông nghiệp những giải pháp trong thời gian tới. Tạp
chí Kinh tế nông nghiệp, số 12/1999.
[37]. Nguyễn Đình Long và tập thể, Một số giải pháp về phát triển sản xuất và nhập khẩu
nông sản. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số 10/1999.
[38]. Nguyễn Thiện Luân - Bùi Tất Tiếp, Vai trò "Bà đỡ" của doanh nghiệp nhà nước là
động lực phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số
11/1999.
[39]. Bùi Danh Lưu, Tiềm năng đất đai - nguồn nội lực quan trọng. Tạp chí Cộng sản, số
10 (5-1999).
[40]. Các Mác, Góp phần phê phán KTCT. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971.
[41]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10. Nxb Chính trị quốc gia, 1996.
[42]. Lê Huy Ngọ, Đẩy mạnh phát triển một số hàng nông sản xuất khẩu có sức cạnh
[43]. Lê Huy Ngọ, Sản xuất và tiêu thụ nông sản. Tạp chí Kinh tế nông nghiệp, số
12/1999.
[44]. Lê Huy Ngọ, Khoa học - công nghệ phải là động lực mạnh mẽ đưa nông nghiệp,
nông thôn sang bước phát triển mới. Tạp chí Cộng sản, số 3 (2-1999).
[45]. Chu Tuấn Nhạ, Khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số 2
(1-1999).
[46]. Nguyễn Thiện Nhân, Suy nghĩ về con đường của Việt Nam công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nhanh với chi phí thấp. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 101, 3/1999.
[47]. Quang Nhận, Cây lúa Kiên Giang hành trình đi lên 2 triệu tấn. Tạp chí Thông tin
khuyến nông Việt nam, số 2-2000.
[48]. Nguyễn Nhiệm, Đồng bằng sông Cửu Long thiên nhiên và con người. Tạp chí Kinh
tế nông nghiệp, số 4/1998.
[49]. Nguyễn Huy Oánh, Tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nông nghiệp. Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 252, 5/1999.
[50]. Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Tạp chí Cộng sản, số 7 (4-1999).
[51]. Chu Hữu Quý - Nguyễn Kế Tuấn, Chính sách thị trường với phát triển nông nghiệp
và nông thôn. Tạp chí Cộng sản, số 20 (10-1998).
[52]. Lê Cao Thanh, Vấn đề tiêu thụ một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu hiện nay. Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 105, 7/1999.
[53]. Nguyễn Hữu Thảo, Đầu ra cho sản phẩm, những vấn đề cần giải quyết trong lĩnh
vực nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, số