sản xuất nông thôn
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn là một bộ phận của vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân được phân bố, tạo lập và phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp nông thôn, tạo thành điều kiện chung quan trọng cho phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn bao gồm: hệ thống các công trình thủy lợi, thủy nông; hệ thống công trình giao thông vận tải; mạng lưới và thiết bị cung cấp điện; mạng lưới bưu chính viễn thông; những công trình khai thác, xử lý và cấp thoát nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn; cơ sở nghiên cứu thực nghiệm khoa học và chuyển giao kỹ thuật công nghệ, các trạm trại sản xuất và cung cấp giống, dự báo và dịch vụ phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường; mạng lưới ngân hàng, thương mại, dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp, nông dân.
Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn ở ĐBSCL đã được tăng cường một bước và có tác dụng nhất định đối với sản xuất nông, lâm, thủy sản, cải thiện đời sống nông dân và làm thay đổi từng bước bộ mặt nông thôn trong vùng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng của vùng, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn của vùng còn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập, gắn với tính đặc thù của ĐBSCL. Chính vì cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, thiếu thốn nên tiềm năng nông nghiệp của vùng còn lớn, song khai thác sử dụng chưa có hiệu quả cao. Cụ thể, một ha đất nông nghiệp chỉ tạo ra được 700 USD/năm, năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha... trong khi ở ĐBSCL có khả năng đưa năng suất lúa cao hơn nhiều. Giá trị sản phẩm chăn nuôi chưa vượt quá 25% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Rõ ràng là nếu cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng được nâng cao sẽ làm cho các tiềm năng nông nghiệp của vùng sẽ được giải phóng, khai thác đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.
Để phát huy tiềm năng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh phải nâng cao trình độ và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng.
Muốn vậy cần tập trung xử lý tốt các vấn đề sau đây:
Một là, tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, điện... để phục
vụ yêu cầu của sản xuất, đời sống và giao lưu hàng hóa thuận tiện. Bởi vì, ĐBSCL hiện đang thiếu những công trình chống lũ lớn, chống mặn để khắc phục sự xâm nhập của thủy triều. Hệ thống sông, kênh, rạch nhiều năm chưa được nạo vét, thiếu bến, thiếu cảng nên giao thông còn nhiều hạn chế. Cấu trúc và chất lượng đường bộ thấp kém và thiếu đồng
chiều dài đường bộ ở ĐBSCL mới chỉ đạt 5,2% thấp nhất so với các vùng và so với mức bình quân cả nước (cả nước bình quân là 8,5%). Tỷ lệ số xã có điện: 67,3%; có trạm biến thế: 31,9% và tỷ lệ số hộ nông thôn có điện dùng là: 25%. Sự thiếu thốn cơ sở vật chất kỹ thuật đã và đang là một trong những cản trở nông nghiệp, nông thôn phát triển.
Hai là, tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống công nghiệp nông thôn, nhất là công
nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, lúa gạo, trái cây, thủy sản, thịt, gia cầm, gia súc... sự phát triển các ngành nghề công nghiệp chế biến này có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Bởi vì nó vừa là nhân tố thúc đẩy nông nghiệp ĐBSCL phát triển toàn diện, vừa là nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong kinh tế - xã hội nông thôn.
Ba là, tập trung xây dựng một số trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia, quốc tế
đủ khả năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn nông nghiệp và nông thôn đặt ra. Đồng thời sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học hiện có phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, phân công chức năng nhiệm vụ tránh sự phân tán, chồng chéo giữa các viện, các cơ sở nghiên cứu trong toàn vùng.
Bốn là, phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: dịch vụ thủy
lợi, thông tin và chuyển giao công nghệ mới, dịch vụ về điện, giao thông vận tải, dịch vụ cung ứng vật tư cho nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa...
Lý luận và thực tiễn trong nước cùng với kinh nghiệm ở nhiều nước trong khu vực cho thấy sự phát triển nhanh chóng công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn có tác dụng to lớn nhiều mặt: tạo cho hàng hóa có giá trị cao góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng.
Cùng với việc phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp nông thôn là việc xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư rộng khắp từ cơ sở đến các địa phương trong toàn vùng.
Năm là, phát triển hệ thống giáo dục, văn hóa, y tế, hệ thống nước sạch, giao thông
nông thôn... nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nông dân, cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn.
Sáu là, tổ chức đào tạo thêm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông
nghiệp. Mở rộng sự trao đổi, hợp tác khoa học nông nghiệp với nước ngoài.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vùng nông nghiệp cao hay thấp phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phản ánh năng lực kỹ thuật, công nghệ của nông dân. Quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa, kinh tế - xã hội nông thôn đồng thời là quá trình tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất, đời sống ở nông thôn.