Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 78 - 79)

nước ngoài. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ hơn.

3.2.4.3. Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ngư

Khoa học công nghệ rất cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Chính sách khoa học công nghệ cần được chú trọng vào các mặt sau đây;

- Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, bao gồm: chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.

- Tập trung nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

- Đầu tư có trọng điểm cho khoa học ứng dụng nhanh các thành tựu của công nghệ sinh học.

- Tổ chức đào tạo thêm, đào tạo lại cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp. Tổ chức đưa cán bộ khoa học về giúp nông thôn, nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng cán bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với những sáng tạo về khoa học công nghệ, các ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi ở các địa phương khác đến công tác và làm việc tại ĐBSCL.

Song song với hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, hoạt động khuyến nông cũng đóng vai trò quan trọng, có thể xem nó là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng nó vào thực tiễn. Thực chất đó là quá trình dịch vụ thông tin, truyền bá kiến thức và đào tạo dạy nghề cho nông dân giúp

Trong thời gian tới, chính sách khuyến nông, lâm, ngư cần tập trung làm tốt các mặt:

+ Truyền bá những tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản... cả tiếp thị, tiêu thụ.

+ Đa dạng hóa các hoạt động khuyến nông, lâm, ngư: xây dựng mô hình trình diễn, phổ biến kinh nghiệm của điển hình sản xuất giỏi, mở lớp về kỹ thuật canh tác, tổ chức các câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi...

+ Cần dành nguồn vốn thỏa đáng cho chương trình khuyến nông, đồng thời có chính sách thu hút của các ngành ngân hàng, các cơ sở kinh doanh nông sản và các nguồn tài trợ quốc tế tham gia đầu tư vào công tác khuyến nông.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, lâm, ngư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhiệt tình công tác... Có chính sách tiền lương và phụ cấp hợp lý cho cán bộ khuyến nông...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)