Nông nghiệp hàng hóa Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 197 5-

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 29 - 35)

Giai đoạn 1975 - 1985, do mới trải qua cuộc chiến tranh kéo dài nên cơ sở hạ tầng

của ĐBSCL hết sức yếu kém: đất đai hoang hóa, nhiễm phèn, nhiễm mặn còn cao, còn nhiều nơi chưa được khai thác cải tạo; đường, lộ, phương tiện giao thông hết sức nghèo nàn, thậm chí có đến trên 70 vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ bị ách tắc hoàn toàn tuyến giao thông đường bộ nối với trung tâm thị trấn, thị xã. Phương tiện đi lại ở khu vực nông thôn này lúc bấy giờ chủ yếu là một số lượng rất ít xuồng ghe máy cũ kỹ; thiết chế nông thôn lỏng lẻo, tâm lý sản xuất kinh doanh của đa số nông dân những năm đầu sau giải phóng còn bị lúng túng, xáo trộn.

Trong giai đoạn này Đảng ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế trong đó phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), trong đường lối phát triển kinh tế, Đảng ta đã đề ra: "Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu sớm bảo đảm đủ lương thực thực phẩm cho toàn xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu" [16].

Song chính hậu quả của cơ chế kinh tế tập trung bao cấp kéo dài đã thể hiện rõ xu hướng quan liêu, đặc biệt trong chính sách cải tạo nông nghiệp nông thôn ở Nam Bộ, chính sách giá cả, chính sách thuế... trở thành trở lực làm cho người nông dân không an tâm đầu tư khai hoang, phục hóa, thâm canh, tăng vụ, dẫn tới diện tích canh tác, năng suất lúa trong thời kỳ này không ổn định, thậm chí bị sụt giảm (năm 1978 diện tích 2.061 nghìn ha bằng 99%, năng suất 1,6 tạ/tấn bằng 80%, sản lượng 3.417 nghìn tấn chỉ bằng 73,2% so năm 1976). Đặc biệt vào những năm 1979 - 1980 hàng loạt hợp tác xã nông nghiệp có nguy cơ tan rã.

Do đặc điểm hạn chế của phương tiện giao thông vận tải đã làm cho chi phí vận chuyển tăng cao, giá thành sản phẩm cao... hầu hết việc trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác thủy sản... chủ yếu được sản xuất ra nhằm mục tiêu tiêu dùng

cho gia đình là chính. Chỉ một số ít địa phương với thế mạnh rất lớn hay có phương tiện giao thông thuận lợi mới có khả năng sản xuất hàng hóa tập trung như: lúa gạo ở (Cần Thơ, An Giang, Long An); trái cây (Tiền Giang, Cửu Long, Bến Tre, Cần Thơ); thịt lợn (Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang); thịt gà, vịt và trứng (Cửu Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang); khai thác thủy, hải sản (An Giang, Cần thơ, Kiên Giang, Minh Hải)... Tất cả nông phẩm thật sự trở thành hàng hóa cung cấp qua thị trường chỉ một phần nhỏ, còn lại chủ yếu mua bán, giao nộp qua hệ thống ngành thương nghiệp hoặc ngành lương thực quốc doanh.

Giai đoạn 1986 - 1988, là giai đoạn khởi đầu của tiến trình đổi mới kinh tế đất

nước. Sản xuất lương thực là một trong những nội dung quan trọng trong 3 chương trình kinh tế lớn do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra. Và do vậy đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đúng mức: cả nước vốn đâu tư xây dựng cơ bản giành cho nông nghiệp trong giai đoạn 1986 - 1990 chiếm 21,9% tổng số vốn đầu tư cho các ngành sản xuất vật chất, riêng thủy lợi chiếm 10,9%. Ngoài ra, trong giai đoạn này nông nghiệp đã được trang bị thêm 1 vạn máy kéo, 1.5000 máy bơm nước các loại; diện tích tưới nước bình quân hàng năm tăng 70 nghìn ha, bằng 113,7% mức bình quân thời kỳ 1981 - 1985; phân bón không chỉ tăng về số lượng mà còn đảm bảo đúng chủng loại phù hợp với các loại đất, loại cây trồng; việc chuyển giao kỹ thuật đã được tiến hành tương đối khẩn trương, đáng chú ý là đã đưa vào gieo trồng hàng loạt các loại giống mới có khả năng kháng sâu bệnh, phù hợp với sinh thái từng vùng, cho năng suất cao...

Trong giai đoạn này, ĐBSCL có diện tích khai hoang phục hóa bình quân 15 nghìn ha/năm chiếm tỷ lệ cao nhất so với 7 vùng kinh tế; diện tích lúa nổi vụ mùa năng suất thấp được thu hẹp, diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân, Hè Thu được mở rộng. Nếu như năm 1985 diện tích lúa Đông Xuân mới chiếm 20,4% diện tích lúa cả năm thì năm 1990 đã chiếm 29,8%, tương tự diện tích lúa Hè Thu từ 25,8% lên 34,8%, lúa mùa từ 53,7% chỉ còn 27,1%... Với cơ chế quản lý trong nông nghiệp từng bước được đổi mới, từ "khoán 100" đến "khoán 10" đã giải quyết tốt hơn lợi ích của người lao động, do vậy đã khuyến khích nông dân đầu tư thêm lao động, tiền vốn để phát triển sản xuất.

Tổng hợp các yếu tố nỗ lực chủ quan trên cùng với điều kiện thuận lợi đã đưa sản lượng lương thực toàn vùng dao động trên dưới 7 triệu tấn trong suốt những năm 1985 - 1987 vượt lên 7,7 triệu tấn năm 1988 chiếm 40,52% sản lượng cả nước. Góp phần cùng cả nước từng bước thoát khỏi nạn khủng hoảng về lương thực.

Cây ăn trái bước đầu hình thành tiểu vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Một bộ phận nông dân chuyên trồng cây ăn trái đã mạnh dạn loại bỏ vườn cây tạp bao gồm cả những cây trồng lâu năm, chất lượng, năng suất thấp, thay vào đó là vườn cây chuyên canh, giống mới chất lượng, năng suất cao và kháng sâu bệnh như: các vườn chôm chôm, xoài cát, nhãn vải ở Cù Lao An Bình (Cửu Long) vườn nhãn da bò Vĩnh Châu (Sóc Trăng), vườn cam, quýt đường, bưởi Năm Roi Ô Môn (Cần Thơ), vườn sầu riêng Cái Mơn (Bến Tre).

Trong giai đoạn này, chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu nuôi nhỏ, lẻ, nuôi thời vụ... Chăn nuôi lợn, chủ yếu nuôi theo phương thức lấy công làm lời, tận dụng các thức ăn có sẵn như cặn cơm, rau, bèo, chuối cây... chưa quan tâm đến con giống và cách phòng bệnh, hầu hết còn chăn nuôi thả lan chưa chú trọng đến chuồng trại... là căn nguyên dẫn đến nhiều năm liên tiếp đàn heo chỉ trên dưới 2 triệu con không vượt lên được. Chăn nuôi gia cầm, cũng chưa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa ổn định, còn ảnh hưởng truyền thống chăn dắt theo mùa vụ.

Tóm lại, thời kỳ 1975 - 1988 là thời kỳ nền kinh tế nước ta nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp. Trong giai đoạn này để giúp cho kinh tế nông thôn phát triển, Nhà nước đã đầu tư vốn và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Việc khai hoang phục hóa, xây dựng các công trình thủy lợi, đặc biệt là thủy lợi nội đồng ở ĐBSCL được xúc tiến mạnh mẽ. Kết quả là diện tích canh tác, diện tích gieo trồng tăng lên, diện tích ruộng được tưới tiêu khoa học cũng tăng lên. Khu vực kinh tế quốc doanh được xây dựng và phát triển, một loạt các nông, lâm trường được thành lập, kinh tế hợp tác phát triển mạnh mẽ... thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đạt được những thành tựu nhất định, cả về diện tích, năng suất và sản lượng; đưa sản lượng bình quân đầu người về lúa tăng cao. Theo đó, một số ngành nghề khác bước đầu phát triển.

Tuy vậy, trong bối cảnh chung của cả nước, mức tăng trưởng của nông nghiệp ở ĐBSCL chưa đủ thỏa mãn nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân dân và cũng không tương xứng với vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nổi cộm nhất là sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư. Do nông nghiệp phát triển chậm, hiệu quả kinh tế thấp, kinh tế hàng hóa kém phát triển, bộ mặt nông thôn chậm được đổi mới. Những mặt yếu kém, hạn chế phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng, do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do những sai lầm chủ quan trong quản lý lãnh đạo nền kinh tế của các cấp chính quyền mà ra.

Một là, về nhận thức Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra phát triển nông nghiệp

nước ta theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhưng chậm nhận thức rõ nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa mà ta phải xây dựng trong thời kỳ quá độ là nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần, có cơ cấu, quy mô, nhịp độ phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và ở từng vùng hay từng tiểu vùng trong một khu vực nói riêng, nên dẫn đến những sai lầm trong chủ trương và hành động như:

- Trong thời gian dài, quan niệm nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa là nền nông nghiệp chỉ có hai hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong khi đó kinh tế hộ của xã viên và nông trường viên ở vùng này cung cấp cho thị trường trên 90% thịt, 100% trứng, 99% các loại rau, 90% hoa quả và 99% sản lượng tôm, cá và nhiều thứ khác.

- Quan niệm sản xuất lớn đồng nhất với quy mô lớn, trình độ kỹ thuật cao, không thấy rằng sản xuất lớn có thể có những quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau, tùy theo trình độ phát triển kinh tế nước ta nói chung và của từng vùng, từng khu vực nói riêng trong thời gian nhất định; không xuất phát từ hiệu quả kinh tế để xác định, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế trong nhiều năm thiên về cơ giới hóa, ít chú ý đến công cụ thường và công cụ cải tiến, tiến hành tập thể hóa máy móc nông nghiệp của hầu hết các hộ nông dân, biến thành các trạm máy canh tác lớn nhưng không phát huy tốt hiệu quả hoạt động của nó. Cảnh con trâu cày bên cạnh đống máy móc hỏng hóc nằm trơ không sửa chữa kịp thời cho mùa vụ là chuyện thường thấy.

- Tuy quan tâm đến phát triển sản xuất lương thực, nhưng chủ trương phát triển lương thực của Đảng ta vẫn trên quan điểm tự cấp, tự túc, chưa đứng trên quan điểm sản xuất hàng hóa, nên địa phương nào cũng đề ra đẩy mạnh sản xuất lương thực, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ở địa phương mình; không thấy được chỉ có thể giải quyết vấn đề lương thực trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của mình về tài nguyên và lao động để đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế thông qua con đường trao đổi với các địa phương khác và xuất nhập khẩu.

- Chủ quan, nóng vội, muốn sớm có nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa nên đã chủ trương tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp trong một thời gian ngắn, làm cho nhiều hợp tác xã, tập đoàn sản xuất sau khi thành lập không phát huy được ưu thế sản xuất của mình so với sản xuất cá thể trước đó.

Hai là, thi hành những chính sách gây hậu quả tiêu cực tới sự phát triển sản xuất

hàng hóa nông nghiệp.

- Chính sách độc quyền thu mua nông sản và bán hàng công nghệ phẩm của Nhà nước dựa trên những ý tưởng tốt đẹp, tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung được nguồn hàng nông phẩm nhằm dễ dàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo cho người sản xuất không phải lo nghĩ tới việc tiêu thụ hàng hóa mà tập trung vào sản xuất. Nhưng mặt khác chính sách đó đã thủ tiêu quyền tự do mua bán, lưu thông hóa của nhân dân và các đơn vị sản xuất, không tạo điều kiện kích thích phát triển sản xuất nông sản phẩm hàng hóa.

Chính sách độc quyền mua bán đã dẫn tới nạn cửa quyền mua bán của hệ thống thương nghiệp, tình trạng ép cấp, ép giá, cậy quyền, ỷ thế, đi cửa sau của nhiều khâu trung gian trong việc mua bán diễn ra khá phổ biến, làm thiệt hại tiền của, công sức, gây phiền hà và làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Gắn liền với chính sách mua bán là chính sách giá cả. Hầu hết giá cả mua và bán đều do Nhà nước thống nhất quy định, có nơi, có lúc giá thu mua nông sản của Nhà nước không bù đủ chi phí sản xuất.

- Chính sách phân phối bình quân trong các hợp tác xã (theo định suất, theo công điểm) đã không quan tâm đến lợi ích người lao động. Một chính sách mà người làm ra nhiều cũng chỉ được hưởng một khẩu phần như người làm ít hoặc không làm, thì làm sao kích thích được người sản xuất ra nhiều lương thực, hàng hóa được.

- Chính sách đầu tư thiên về phân tán dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm, không tập trung vào những cây con, những vùng hoặc tiểu vùng sản xuất có tỷ suất hàng hóa cao... Mặt khác, trong khi nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và tập thể có hạn, nhưng không có chính sách động viên nguồn vốn trong nhân dân nông thôn, trong các thành phần kinh tế còn ẩn chứa một tiềm năng rất mạnh.

Ba là, cơ chế quản lý tập trung, bao cấp kéo dài trở nên quan liêu đã kìm hãm sự

phát triển của sản xuất nông sản hàng hóa.

Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho các nông, lâm trường quốc doanh và các hợp tác xã không thật sự trở thành những đơn vị sản xuất hàng hóa, mất quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mọi hoạt động của họ, từ việc xác định mục tiêu và phương hướng sản xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cho đến tiêu thụ sản phẩm, phân phối thu nhập... đều do Nhà nước quy định, tuy về hình thức vẫn do đơn vị quản lý quyết định, tạo ra sự làm chủ giả tạo.

Cơ chế quản lý đó không làm cho Nhà nước nắm chắc được những cái cần nắm để định hướng cho sự phát triển và buông những cái không cần nắm để các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện quyền tự chủ của mình. Nói một cách khác cơ chế quản lý đó vừa không tăng cường được sự quản lý vĩ mô, vừa hạn chế sự quản lý vi mô; không thiết lập được trật tự, kỷ cương trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tưởng chừng đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ, nhưng thực tế đã vi phạm nguyên tắc đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế quản lý đó đã tạo nên tính thụ động, ỷ lại ngồi chờ cấp trên, chờ Nhà nước giao chỉ tiêu và xét duyệt kế hoạch (vật tư, kỹ thuật, tài chính...) mà không phát huy được tính chủ động, năng động sáng tạo, tự lực tự cường và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nông, lâm trường quốc doanh, hợp tác xã và tập đoàn sản xuất trong việc xây dựng và

Cơ chế quản lý đó duy trì quan hệ bao cấp, các hình thức quan hệ hàng hóa - tiền tệ, cũng như hạch toán kinh tế được sử dụng một cách hình thức, các hoạt động của sản xuất kinh doanh không cần tính toán lỗ lãi, miễn sao hoàn thành được nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước giao.

Cơ chế quản lý đó không phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa và cũng không tạo điều kiện cho nền nông nghiệp đó phát triển, trở thành lực cản của nền nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Cuối những năm 70 kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. Mô hình kinh tế tập thể kiểu cũ đang lung lay. Những điển hình tiên tiến giả tạo trong sản xuất nông nghiệp không còn cuốn hút nông dân như trước nữa, sức sản xuất nông nghiệp bị kìm hãm, sản xuất không phát triển được. Đời sống của nông dân có nhiều khó khăn, nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước không đảm bảo, tình trạng mất an ninh lương thực quốc gia liên tiếp xảy ra.

2.1.3. Thời kỳ 1989 - 1999

2.1.3.1. Phát triển nông nghiệp hàng hóa trong cả nước nói chung, ĐBSCL nói riêng - nhìn dưới góc độ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 29 - 35)