Nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 55 - 61)

Một là, tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hóa ở những tiểu vùng có năng suất

và hiệu quả cao. Bố trí hợp lý mùa vụ phòng tránh thiên tai, chuyển sang các vụ có năng suất hoặc các loại cây trồng có hiệu quả hơn; nhân nhanh các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, đồng thời từng bước đẩy nhanh các phương thức áp dụng các biện pháp sinh học hiện đại và công nghệ, hạn chế tiến tới không sử dụng hóa chất, sản xuất ngày càng lớn khối lượng nông phẩm hàng hóa sạch thích ứng cho từng tiểu vùng sinh thái; quy hoạch và phát triển một số tiểu vùng sản xuất một số nông phẩm hàng hóa với khối lượng lớn, phù hợp với thế mạnh và điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng.

Hai là, hình thành phát triển các tiểu vùng chăn nuôi tập trung, phát triển ngành

chăn nuôi các loại động vật đặc sản, đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy - hải sản nước ngọt, nước lợ thế mạnh thiên phú của vùng ĐBSCL, gắn với đổi mới hệ thống giống có năng

suất cao, chất lượng tốt và tăng cường công nghệ chế biến thực phẩm tương xứng với trình độ sản xuất của vùng.

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, phương hướng chung và nhiệm vụ chủ yếu của phát triển nông nghiệp hàng hóa nói chung, ở ĐBSCL nói riêng, có thể nêu ra các phương hướng cụ thể trong việc phát triển nông nghiệp hàng hóa ở ĐBSCL trong thời gian tới.

Thứ nhất, tối ưu hóa cơ cấu sản xuất sản phẩm theo hướng phát huy lợi thế so sánh

và phù hợp với từng vùng sinh thái. Phát triển nông nghiệp theo hướng phát huy những lợi thế (ưu thế) của toàn vùng ĐBSCL. Nghiên cứu đặc điểm về vị trí, tài nguyên thiên nhiên và khí hậu, cho thấy ĐBSCL có các ưu thế sau đây cần phải phát huy.

Ưu thế thứ nhất, là nghề trồng lúa, xét về các mặt diện tích, năng suất và sản lượng

chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước và các vùng khác kể cả vùng đồng bằng sông Hồng: - Về diện tích lúa cả năm lấy năm 1998 làm mốc: ĐBSCL là 3760,6 ngàn ha; chiếm 51,15% (cả nước diện tích lúa là 7362,4 ngàn ha) so với diện tích cả nước và gấp 3,4 lần diện tích trồng lúa cả năm của đồng bằng sông Hồng (diện tích lúa Đồng bằng sông Hồng là 1046,7 ngàn ha).

- Về năng suất lúa cả năm, lấy năm 1998 làm mốc: ĐBSCL đạt 40,7 tạ/ha chiếm 50,51% so với cả nước (cả nước năm 1998 là 29.141,7 ngàn tấn) gấp 2,85 lần so với đồng bằng sông Hồng (sản lượng lúa cả năm đồng bằng sông Hồng là 5364,9 ngàn tấn) [59, 56- 57].

Trong các tỉnh thuộc ĐBSCL, nhiều tỉnh có thế mạnh về trồng lúa, song đáng chú ý nhất là các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang.

Cần nhấn mạnh rằng khi nói về ưu thế của nghề trồng lúa, chúng ta không chỉ xem xét hiện tại mà xem xét cả về triển vọng. Với cách đặt vấn đề như vậy, dải đất hẹp nhiễm mặn ven biển, các vùng đất phèn nhẹ và trung bình, nếu dự án khai thác sông Mê kông hoàn thành cùng với sự tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ và với hệ thống tưới tiêu tốt, có thể đưa diện tích nói trên vào sản xuất nông nghiệp trong tương lai gần.

biển của vùng. Có thể nói, sau xuất khẩu lúa gạo thì xuất khẩu thủy hải sản đem lại kim ngạch lớn thứ 2 của vùng trong đó nghề nuôi trồng thủy hải sản có tầm quan trọng đối với sự phát triển của nông dân. Nhiều mô hình sử dụng đất nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, nuôi tôm trong rừng ngập mặn, nuôi tôm thuần. Theo quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy hải sản có khoảng 250.000 ha và sản lượng hải sản ĐBSCL chiếm khoảng 50% của cả nước. Trong tương lai cả về diện tích và sản lượng còn có thể tăng cao hơn nhiều khi kết hợp một cách hài hòa giữa lao động trí tuệ của con người và những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với những thể chế, chính sách đúng đắn, thỏa đáng của Chính phủ. Có thể nhận dạng ưu thế này qua các số liệu năm 1998, khi so ĐBSCL với cả nước [59, 138-146]:

- Về sản lượng thủy sản ĐBSCL khoảng 912.606 tấn chiếm khoảng 51,98% so với cả nước.

- Về sản lượng cá biển khai thác ĐBSCL 351.368 tấn chiếm 40,79% so với cả nước.

- Về sản lượng thủy sản nuôi trồng ĐBSCL 261.831 tấn chiếm khoảng 52,59% so với cả nước.

- Về sản lượng cá nuôi 170.311 tấn chiếm 59,07% so với cả nước.

- Về sản lượng tôm nuôi ĐBSCL đạt 44.590 tấn chiếm 79,54% so với cả nước.

Ưu thế thứ ba, sau nghề trồng lúa, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản là phát

triển ngành trồng cây ăn quả tập trung, cây ăn quả hàng hóa cung cấp cho các vùng trong cả nước và cho xuất khẩu. Trái cây ở đây phong phú về chủng loại như cam, quýt, bưởi, soài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, nhãn... có khả năng cung cấp quanh năm cho các thành phố và các vùng trong cả nước. Cây ăn quả ở vùng này có đặc điểm, nhiều loại cho thu hoạch nhiều tháng trong năm, đưa lại thu nhập cao, có thể cho phép nông dân cùng nhau hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn 200 - 250 ngàn ha, thuận lợi cho công nghiệp chế biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xuất khẩu. Cùng với việc trồng cây ăn quả, về lâm nghiệp còn phải kể đến nghề trồng rừng ven biển, rừng ngập mặn, trồng rừng mới trên 150.000 ha đưa diện tích

rừng lên 450 đến 460 ngàn ha chiếm 11,7% diện tích, một tiềm năng trong tầm tay mà con người vùng này có thể vươn tới.

Phát triển vùng nông nghiệp hàng hóa theo hướng hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái.

Về cơ cấu vùng, trong thời gian tới sẽ hình thành ngày càng rõ nét vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phong phú đa dạng được thiên nhiên ưu đãi như:

- Vùng trung tâm đồng bằng với sản phẩm lúa, cây ăn trái và nuôi tôm cá. - Vùng Đồng Tháp Mười với sản phẩm lúa, mía, điều, đay, tràm và nuôi tôm cá. - Vùng bán đảo Cà Mau với sản phẩm lúa, tôm tự nhiên, sò huyết, cua rừng đước... - Vùng Tây sông Hậu với sản phẩm lúa, cây trên cạn, cây ăn trái, mía, dừa, tôm càng xanh, cá bè...

- Vùng Tứ giác Long Xuyên với sản phẩm lúa nổi, rừng tràm, cá nước ngọt.

- Vùng ven biển với sản phẩm của rừng ngập mặn, tôm nước lợ, đánh bắt thủy hải sản có giá trị xuất khẩu cao.

Cần ý thức rằng, những điều kiện tự nhiên của các vùng sinh thái được coi là thuận lợi chỉ mới là khả năng, tính hiện thực của nó lại được quyết định bởi các điều kiện gắn với năng lực kinh tế của chủ thể sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, nông nghiệp hàng hóa phát triển theo hướng kết hợp chuyên môn hóa với

đa dạng hóa sản phẩm.

Nếu chỉ chuyên canh cây lương thực thì nông hộ may mắn lắm là đủ ăn chứ không thể thoát nghèo và làm giàu được. Bình quân diện tích đất đai ở ĐBSCL hiện nay rất thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉ khoảng 1.438 m2/người. Do vậy dù có cố gắng quay nhanh vòng sử dụng đất cũng

không thể nâng cao được thu nhập. Hơn nữa nó còn làm cho đất đai bị thoái hóa, bạc màu vì sử dụng nhiều phân hóa học. Theo tổ chức lương nông thế giới (FAO) thì ở nơi nào mà bình quân đất đai trên đầu người thấp hơn 0,4 ha/người, thì ở đó khó có đời sống sung túc. Có đa dạng hóa sản xuất mới có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân, phát triển ngành nghề, nâng cao tay nghề và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, tạo nhiều công

thêm nguồn vốn mở rộng và hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, góp phần giảm tỷ lệ nông dân đi làm thuê, một vấn đề đang nhức nhối hiện nay ở vùng châu thổ này. Đa dạng hóa còn góp phần làm giảm tệ nạn xã hội: rượu, chè, cờ, bạc..., nên đời sống văn hóa nông thôn được cải thiện tốt hơn, tình làng nghĩa xóm ngày càng được củng cố và nâng cao.

Đa dạng hóa sản xuất còn là để tránh được rủi ro của cơ chế thị trường. Nếu chỉ đầu tư một ngành, một mặt hàng sản xuất nào đó, khi thị trường diễn biến bất lợi thì nông dân dễ bị thua thiệt. Ngược lại, nếu thực hiện đa dạng hóa sản xuất sẽ cho phép lấy lợi nhuận mặt hàng này, lĩnh vực này san sẻ cho mặt hàng khác, lĩnh vực khác, nhờ đó giúp cho người sản xuất ở trong trạng thái ổn định. Dưới đây là hướng cụ thể phát triển kết hợp chuyên môn hóa với đa dạng hóa:

* Đối với trồng trọt:

Bên cạnh việc trồng lúa cần khuyến khích nông dân kết hợp trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như rau, đậu..., và đặc biệt là cây ăn quả lâu năm như: xoài, dừa, nhãn, cam, quýt... Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của 1 ha vườn, cao gấp 5,7 lần so với 1 ha trồng lúa. Thu nhập các loại cây trồng này của nông dân nhiều nơi trong vùng đã chiếm từ 15 -10% trong tổng thu nhập. Do vậy cần vận động nông dân cải tạo vườn tạp, chuyển 1 phần đất trồng lúa sang sản xuất rau, đậu và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩu. Tất nhiên, để đa dạng hóa trong ngành trồng trọt phát triển, thì chính quyền và địa phương cần giải quyết nhiều chế độ chính sách. Chẳng hạn như chính sách cho vay vốn thế nào cho hợp lý, chính sách thuế (nhất là đối với những hộ cải tạo vườn tạp), chính sách khoa học kỹ thuật và khuyến nông, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

* Đối với chăn nuôi:

Đa dạng hóa theo hướng đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Đặc biệt là nuôi tôm, cá, cua... và các đặc sản xuất khẩu khác. ở ĐBSCL, nhiều nơi trong vùng chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với điều kiện và tiềm năng vốn có của vùng, trong khi đó thì nguồn thức ăn và điều kiện chăn nuôi khá nhiều thuận lợi. Do vậy, trong cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp nói chung ở nhiều địa phương trong vùng thì thu nhập chăn nuôi mới chiếm dưới 20% tổng giá trị. Trong thời gian tới, những hộ có quy

mô chăn nuôi (lợn, gia cầm...) tương đối lớn so với những hộ khác và mang tính kinh doanh rõ nét, cần nhân rộng các điển hình này trong vùng và cần khuyến khích nông dân phát triển mạnh chăn nuôi.

* Kết hợp trồng trọt với chăn nuôi:

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp không chỉ đa dạng hóa trong từng ngành trồng trọt hoặc trong từng ngành chăn nuôi (bao gồm nuôi trồng và đánh bắt), mà còn đa dạng hóa trong sự kết hợp giữa 2 ngành này với nhau, tạo nên mô hình có sự lồng ghép với nhau giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi theo kiểu VACR (vườn - ao - chuồng - ruộng) thì mới có hiệu quả. Nhiều nông hộ ở nông trường Cờ Đỏ, Sông Hậu, xã Đông Thành huyện Ô Môn và nhiều nơi khác đã vận dụng rất thành công mô hình này, nhờ vậy, thu nhập và đời sống của họ rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng đó là cách phát triển vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

* Kết hợp lâm nghiệp với chăn nuôi.

ở ĐBSCL tuy lâm nghiệp không phải là thế mạnh như đối với lúa, nhưng có nhiều rừng đước, rừng tràm, rừng ngập mặn. Nhà nước thông qua giao quyền sử dụng rừng lâu dài, có tác dụng làm cho sản phẩm ở đó ngoài gỗ, củi, sản phẩm rừng còn có sản phẩm chăn nuôi thích nghi với từng loại rừng mang tính đặc biệt của vùng. Bằng hướng này, hình thành mô hình làm nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi chim và thủy sản. Sự phát triển loại hình này không chỉ làm tăng thu nhập cho nông dân mà còn tác dụng tăng sản phẩm hàng hóa, bảo vệ môi trường thiên nhiên của con người và động vật trong vùng.

Thứ ba, nông nghiệp sẽ vận động sang mô hình tái sản xuất mở rộng theo chiều

sâu.

Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù là đồng bằng có diện tích đất canh tác lớn nhất

cả nước, song bình quân ruộng đất cho mỗi hộ nông nghiệp khoảng 10.148 m2 (thấp xa so

với mức hạn điền 93 ha) mà Luật đất đai cho phép. Do đó khó có thể phát triển tái sản xuất theo chiều rộng và do đó khó đạt mục tiêu bảo đảm an toàn lương thực khi tốc độ gia tăng dân số còn cao, khi nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi nông nghiệp phải làm tròn vai trò cơ sở quan trọng nhất (tất nhiên không phải duy

động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thông qua hệ thống chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức khuyến nông và hệ thống dịch vụ các yếu tố đầu vào và đầu ra cho nông dân và sự hỗ trợ của nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.

Sự phân tích trên cho thấy sự cần thiết và khả năng chuyển nông nghiệp sang kinh doanh từ mô hình tái sản xuất phát triển theo chiều rộng trước đây sang lấy mô hình tái sản xuất phát triển theo chiều sâu làm chủ yếu. ở đây, lý luận về cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp lạc hậu hơn trong công nghiệp và lý luận về địa tô chênh lệch gắn với đầu tư thâm canh mà C.Mác đã nêu ra trong Bộ Tư bản có ý nghĩa rất quan trọng, cần được tính đến khi chuyển nông nghiệp sang phát triển theo chiều sâu.

Hướng phát triển theo chiều sâu nói trên có thể ứng dụng trước hết cho trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây ăn trái... xuất khẩu là những lĩnh vực có điều kiện về năng lực kinh tế (từ đất đai) đủ để đầu tư thâm canh trên cùng một đơn vị diện tích ruộng đất nhất định, nhằm làm tăng tổng giá trị sản phẩm, giá thành một đơn vị nông phẩm giảm xuống và độ phì nhiêu của đất đai tăng lên. Nói cách khác, phát triển theo chiều sâu là loại hình tái sản xuất phát triển mà mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư có được là nhờ nâng cao chất lượng các cực tăng trưởng gắn với các nguồn lực thuộc yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long pptx (Trang 55 - 61)