- Để tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, nông dân yên tâm sản xuất lâu dài, đầu tư sản xuất theo chiều sâu thì Nhà nước cần khẩn trương tiếp tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, là tài sản có giá trị nhất đối với người nông dân. Trong nền sản xuất hàng hóa, "tấc đất tấc vàng", "đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất" - ruộng đất mang lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với kinh tế hộ nông dân. Song, đất đai đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia trong mỗi thời điểm lịch sử luôn là hữu hạn. Vì thế, nó phản ánh mọi sự biến động về chính trị, kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia. Việc nhà nước cấp giấy phép sử dụng đất đai tạo cơ sở pháp lý cho nông dân, khẳng định 5 quyền năng: quyền sử dụng ruộng đất, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, thừa kế, cho thuê và thế chấp đất đai, sẽ chấm dứt tình trạng đất "vô chủ", hạn chế khắc phục từng bước đi đến chấm dứt các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh.
Mặt khác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn làm cho các hộ nông dân yên tâm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng của sản xuất; đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
Đến đầu năm 1999, các địa phương ở ĐBSCL chỉ mới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 2.332.737 hộ nông dân trong 1.257 xã. Hiện nay ở ĐBSCL còn 461.000 hộ với 395 ngàn ha chưa được cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian tới cần khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân còn lại. Có thể nói, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một động lực, là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng. Song điều quan trọng hơn là sớm cụ thể hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ thực hiện đầy đủ các quyền khi được giao đất: quyền sử dụng đất, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp và quyền định đoạt trong sản xuất.
kinh tế xã hội cao. ĐBSCL đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh chịu sự tác động của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Trong điều kiện đó việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kinh tế hộ nông dân từ đất canh tác từ hiệu quả thấp thành hiệu quả cao; từ đất ruộng thành đất vườn; từ ruộng thành ao nuôi trồng cây, con đặc sản; thậm chí đất sản xuất thành nơi kinh doanh công, thương nghiệp và dịch vụ... thường xuyên xảy ra. Tình hình này thường xuyên diễn ra trên các trực lộ giao thông, dù trái với quy định hiện hành, nhưng trong cơ chế thị trường giá trị và hiệu quả đang là một tất yếu, mà bất cứ một sự cưỡng chế phi kinh tế nào cũng khó thực hiện. Rõ ràng đất đai cũng đang di chuyển theo hướng năng động gắn với quá trình tìm kiếm lợi nhuận cuả kinh tế hộ nông dân. ở đây muốn nói lên trong chính sách ruộng đất của Nhà nước cần có sự cân nhắc hợp tình, hợp lý để hộ nông dân lựa chọn mục đích sử dụng ruộng đất như thế nào cho vừa có lợi cho họ vừa "đảm bảo an toàn lương thực" cho toàn vùng và cho cả nước.
- Vấn đề tích tụ ruộng đất và nông dân không có ruộng.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường, ruộng đất có sự phân hóa theo 2 hướng: hiện tượng tập trung, tích tụ ruộng đất và hiện tượng hộ nông dân không có hoặc thiếu đất sản xuất.
Sự tích tụ đất đai đã và sẽ còn tiếp tục diễn ra. ở đây vấn đề hạn điền phải được quy định một cách vừa hợp lý với tình hình, điều kiện cụ thể các địa phương khác nhau, vừa đảm bảo được tính chất sở hữu nhà nước - quốc gia về đất đai. Những nơi tích tụ đất mà không tạo ra được ưu thế gì hơn so với cá thể nhỏ thì nên hạn chế tích tụ, còn những nơi mà tích tụ tùy điều kiện cụ thể có thể mở rộng mức hạn điền. ở những vùng còn nhiều đất hoang hóa như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên thì cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ để đất đai được đưa vào sử dụng càng nhiều càng tốt. Việc phát triển kinh tế trang trại sẽ góp phần tích cực thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa. Đó là xu hướng chung nhưng điều đó không có nghĩa đất đai được tích tụ lại ở một số ít chủ sử dụng đất.
Vấn đề nông dân không có đất hoặc có ít ruộng đất là một thực tế và có rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình hình là một số nông dân ở ĐBSCL không có đất, hoặc có ít đất
(ở ĐBSCL có đến 135.338 hộ nông dân không có đất và 208.712 hộ thiếu đất sản xuất) [29, 45].
Để khắc phục tình trạng vô sản hóa ở nông thôn ngày càng gia tăng này, theo chúng tôi, cần phải:
+ Nghiên cứu khắc phục việc thế hệ sau phải mua đất ở, đất sản xuất nông nghiệp; phải có cách tạo ra quỹ đất, có thể vừa giao cho nông dân sử dụng ổn định nhất định và dễ luân chuyển.
+ Giúp nông dân nghèo phương pháp làm ăn, giúp họ tìm ra phương án sản xuất và sử dụng đất có hiệu quả như giúp họ phương pháp sản xuất, chọn phương pháp sản xuất có hiệu quả, giúp kinh nghiệm sản xuất, giúp họ vốn và cách họ sử dụng vốn có hiệu quả; giúp họ chuộc lại đất họ đã gán nợ...
+ Phát triển công nghiệp nông thôn, mở mang dịch vụ thương mại ở nông thôn để thu hút lực lượng lao động nông nhàn...
+ Cho phát triển kinh tế trang trại một cách thích hợp để kết hợp được người giầu, người có tài kinh doanh với người lao động nghèo, người giàu giúp đỡ người nghèo.